Kỳ lạ ngọn lửa cháy suốt 4.000 năm, chưa từng bị dập tắt

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Ngọn lửa này đã cháy 4.000 năm và không hề dừng lại, ngay cả mưa, tuyết, gió cũng chưa từng làm nó dập tắt.

Ngọn lửa vẫn tồn tại qua hàng nghìn năm. Ảnh: Attravel
Ngọn lửa vẫn tồn tại qua hàng nghìn năm. Ảnh: Attravel



Azerbaijan, đất nước nằm ở ngã tư Đông Âu và Tây Á, được mệnh danh là "Vùng đất của lửa” nhờ các đám cháy xảy ra tự nhiên và cháy liên tục trên bán đảo Absheron, nổi tiếng nhất là vùng núi Yanar Dag.

Hiện tượng này xuất hiện do một tác dụng phụ của trữ lượng khí đốt tự nhiên dồi dào ở quốc gia này, đôi khi bị rò rỉ ra bề mặt. Yanar Dag là một trong những nơi xảy ra vụ hỏa hoạn tự phát vừa thu hút vừa khiến khách du lịch kinh ngạc khi đến Azerbaijan.

Nhà thám hiểm người Venice, ông Marco Polo, đã viết về những hiện tượng bí ẩn khi ông đi qua đất nước này vào thế kỷ 13. Những thương nhân đi qua Con đường tơ lụa cũng mang theo tin tức về ngọn lửa khi họ đi đến các vùng đất khác. Đó là lý do tại sao đất nước này còn được nhắc đến với cái tên “Vùng đất lửa”

Tôn giáo cổ đại

Những đám cháy như vậy đã từng rất dồi dào ở Azerbaijan, nhưng vì chúng dẫn đến việc giảm áp suất khí dưới lòng đất, cản trở việc khai thác khí thương mại, nên hầu hết đã bị dập tắt.

Yanar Dag là một trong số ít những minh chứng còn sót lại của ngọn lửa vĩnh cửu, và có lẽ là ngọn lửa ấn tượng nhất.

Có một thời gian, những ngọn lửa đóng một vai trò quan trọng trong tôn giáo Zoroastrian cổ đại được thành lập ở Iran và phát triển mạnh mẽ ở Azerbaijan trong thiên niên kỷ thứ nhất trước Công nguyên. Đối với người Zoroastrian, lửa là mối liên kết giữa con người và thế giới siêu nhiên, và là phương tiện để có thể đạt được sự thấu hiểu và trí tuệ tâm linh.

Rahila, một hướng dẫn viên du lịch ở đây cho biết: “Trải nghiệm ấn tượng nhất là vào ban đêm, hoặc vào mùa đông. Khi tuyết rơi, những bông tuyết tan trong không khí mà không bao giờ chạm đất.”

Đền lửa Ateshgah

Để có cái nhìn sâu sắc hơn về lịch sử thờ phượng lửa của Azerbaijan, du khách nên đi về phía đông của Baku đến Đền Lửa Ateshgah.


 

Đền Ateshgah (Azerbaijan). Ảnh: Saqr Travel
Đền Ateshgah (Azerbaijan). Ảnh: Saqr Travel



Nghi thức thờ thần lửa tại địa phương này có niên đại từ thế kỷ thứ 10 trở về trước. Cái tên Ateshgah xuất phát từ tiếng Ba Tư có nghĩa là "ngôi nhà lửa" và trung tâm của khu phức hợp là một ngôi đền thờ trên đỉnh mái vòm, được xây dựng trên một lỗ thông khí tự nhiên.

Ngôi đền gắn liền với chủ nghĩa Zoroastrian, nhưng đây là nơi thờ cúng của người theo đạo Hindu mà sử tích cụ thể đã được họ ghi lại chi tiết hơn.

Tuy nhiên, ngôi đền đã không còn được sử dụng làm nơi thờ cúng từ cuối thế kỷ 19, vào thời điểm các mỏ dầu xung quanh phát triển.

Khu phức hợp đã trở thành viện bảo tàng vào năm 1975, được đề cử là Di sản Thế giới của Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên Hiệp Quốc (UNESCO) năm 1998 và hàng năm chào đón khoảng 15.000 khách du lịch viếng thăm.

Thảo My (LĐO)

Có thể bạn quan tâm

Yêu t'rưng như yêu tâm hồn xứ sở

Yêu t'rưng như yêu tâm hồn xứ sở

(GLO)- 

Tròn 70 năm kể từ khi cố Nghệ sĩ Ưu tú Nay Pharr (làng Ơi H'Briu, xã Chư Mố, huyện Ia Pa, tỉnh Gia Lai) mang chiếc đàn t'rưng giới thiệu đến đông đảo công chúng trong và ngoài nước, loại nhạc cụ độc đáo ấy đã được quảng bá không ngừng.

Vang mãi tiếng chiêng làng Châu

Vang mãi tiếng chiêng làng Châu

(GLO)- Bao thế hệ người Bahnar ở làng Châu (xã Chư Krêy, huyện Kông Chro, tỉnh Gia Lai) vẫn gắn bó với cồng chiêng bởi đó là nguồn cội, là bản sắc văn hóa của dân tộc. Chính sự tiếp nối, trao truyền giữa các thế hệ đã đưa thanh âm cồng chiêng của ngôi làng này vang vọng mãi.
Nồng nàn hương vị rượu cần

Nồng nàn hương vị rượu cần

(GLO)- Trong đời sống văn hóa, tinh thần của bà con các dân tộc thiểu số Tây Nguyên nói chung, người Jrai vùng Ia Pa nói riêng, rượu cần (rượu ghè) là một loại thức uống quý, không thể thiếu trong các buổi sinh hoạt cộng đồng hoặc của từng gia đình, dòng họ.
Phát huy giá trị di tích lịch sử-văn hóa Plei Ơi

Phát huy giá trị di tích lịch sử-văn hóa Plei Ơi

(GLO)- Nhằm phát huy giá trị Khu di tích lịch sử-văn hóa cấp quốc gia Plei Ơi, huyện Phú Thiện (tỉnh Gia Lai) đã chú trọng đầu tư tôn tạo cũng như tổ chức nhiều hoạt động văn hóa, thể thao, về nguồn nhằm xây dựng sản phẩm du lịch đặc thù tại địa phương.