Ai Cập phát hiện một lăng mộ cổ thuộc Vương triều Ptolemy

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Một nhóm chuyên gia khảo cổ Ai Cập ngày 1-7 đã phát hiện một lăng mộ chứa một quan tài lớn màu đen bằng đá hoa cương có niên đại từ thời Vương triều Ptolemy tại thành phố ven biển Alexandria, miền Bắc Ai Cập. 
Ảnh minh họa. (Nguồn: Newindianexpress)
Ảnh minh họa. (Nguồn: Newindianexpress)
Chủ tịch Hội đồng Khảo cổ Tối cao Ai Cập (SCA) Mostafa Waziri cho biết quan tài đen bằng đá hoa cương nói trên là một trong những quan tài lớn nhất được tìm thấy tại Alexandria, với chiều dài 265cm, chiều cao 185cm và chiều rộng 165cm. 
Hiện các chuyên gia khảo cổ vẫn chưa xác định được nhân vật chôn cất trong lăng mộ này. 
Ngoài chiếc quan tài, nhóm khảo cổ còn tìm thấy một bức tượng bán thân bằng thạch cao của một người đàn ông đã bị hư hại và đây có thể là chủ nhân của lăng mộ. 
Nhóm khảo cổ có được những phát hiện trên tại thời điểm tiến hành lắp đặt các thiết bị cảm biến ở một khu đất thuộc sở hữu tư nhân ở thị trấn Sidi Gaber của thành phố Alexandria trước khi người chủ khởi công đào móng công trình. 
Thành phố Alexandria mang tên gọi này sau khi Đại đế Alexander kế nghiệp Vua cha là Quốc vương Macedonia và tiến hành một chiến dịch quân sự lâu dài chống Đế chế Ba Tư vào năm 334 trước Công nguyên. Sau khi giành chiến thắng, Đại đế Alexander đã tự xưng vương tại Ai Cập. 
Trải dài khoảng 32km dọc theo bờ Địa Trung Hải, Alexandria được xem là viên ngọc của vùng biển này. Dù không sở hữu các kim tự tháp hay lăng mộ của bất kỳ Phraon nào, nhưng nơi đây vẫn trở thành điểm tham quan thu hút đông đảo khách du lịch mỗi năm. 
Hồi tháng 11 năm ngoái, Hội đồng Khảo cổ Tối cao Ai Cập thông bão đã phát hiện 3 con tàu đắm có niên đại từ thời La Mã dưới đáy biển cũng tại thành phố ven biển miền Bắc này.
Theo TTXVN/Vietnam+

Có thể bạn quan tâm

Yêu t'rưng như yêu tâm hồn xứ sở

Yêu t'rưng như yêu tâm hồn xứ sở

(GLO)- 

Tròn 70 năm kể từ khi cố Nghệ sĩ Ưu tú Nay Pharr (làng Ơi H'Briu, xã Chư Mố, huyện Ia Pa, tỉnh Gia Lai) mang chiếc đàn t'rưng giới thiệu đến đông đảo công chúng trong và ngoài nước, loại nhạc cụ độc đáo ấy đã được quảng bá không ngừng.

Vang mãi tiếng chiêng làng Châu

Vang mãi tiếng chiêng làng Châu

(GLO)- Bao thế hệ người Bahnar ở làng Châu (xã Chư Krêy, huyện Kông Chro, tỉnh Gia Lai) vẫn gắn bó với cồng chiêng bởi đó là nguồn cội, là bản sắc văn hóa của dân tộc. Chính sự tiếp nối, trao truyền giữa các thế hệ đã đưa thanh âm cồng chiêng của ngôi làng này vang vọng mãi.
Nồng nàn hương vị rượu cần

Nồng nàn hương vị rượu cần

(GLO)- Trong đời sống văn hóa, tinh thần của bà con các dân tộc thiểu số Tây Nguyên nói chung, người Jrai vùng Ia Pa nói riêng, rượu cần (rượu ghè) là một loại thức uống quý, không thể thiếu trong các buổi sinh hoạt cộng đồng hoặc của từng gia đình, dòng họ.
Phát huy giá trị di tích lịch sử-văn hóa Plei Ơi

Phát huy giá trị di tích lịch sử-văn hóa Plei Ơi

(GLO)- Nhằm phát huy giá trị Khu di tích lịch sử-văn hóa cấp quốc gia Plei Ơi, huyện Phú Thiện (tỉnh Gia Lai) đã chú trọng đầu tư tôn tạo cũng như tổ chức nhiều hoạt động văn hóa, thể thao, về nguồn nhằm xây dựng sản phẩm du lịch đặc thù tại địa phương.