Bức tượng đôi tình nhân giao hợp cổ nhất thế giới

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Bức tượng 11.000 năm tuổi được cho là tác phẩm lâu đời nhất mô tả đôi tình nhân trong tư thế quan hệ.
 

 
Tượng
Tượng "Đôi tình nhân Ain Sakhri" đang được trưng bày ở Bảo tàng Anh. Ảnh: St Luke's Primary School.



Tượng điêu khắc bằng đá calcite "Đôi tình nhân Ain Sakhri" được tìm thấy trong hang động cùng tên gần Bethlehem, Palestine, theo Huffington Post. Tác phẩm cao 102 milimet có niên đại ước tính khoảng 9.000 năm trước Công nguyên.

Theo Bảo tàng Anh, nơi đang trưng bày hiện vật, một người vô danh đã nhặt viên sỏi trôi nổi dọc con sông nhỏ chảy qua Bethlehem, sử dụng tay để chạm trổ viên đá cho đến khi tạo thành đường nét của hai người đang ôm nhau.

Nghệ sĩ đương đại người Anh Marc Quinn tỏ ra đặc biệt hứng thú với tác phẩm. "Đối với tôi, điều khó tin ở bức tượng điêu khắc này là khi bạn xoay tượng và quan sát nó theo những hướng khác nhau, nó thay đổi hoàn toàn. Nhìn từ một mặt bên, bạn thấy cái ôm thắm thiết của hai hình bóng. Từ mặt bên kia, nó có hình giống dương vật. Từ mặt khác nữa, nó trông như âm đạo. Quan sát từ mặt còn lại, nó na ná bộ ngực. Tác phẩm dường như đặc tả hành động giao hợp qua nhiều góc độ", Quinn nói.

Bức tượng có nguồn gốc từ hang động phía đông nam Jerusalem. Người phát hiện bức tượng tại một bảo tàng nhỏ ở Palestine là nhà ngoại giao người Pháp René Neuville. Giới nghiên cứu cho rằng tác phẩm được tạo ra trong hang động của người Natufian, tộc người chuyên trồng trọt và lưu trữ thức ăn. Quinn đặt giả thuyết sự dồi dào về lương thực khiến người trong tộc có nhiều thời gian rãnh rỗi để sáng tạo nghệ thuật.

Một khả năng khác là người Natufian đạt nhiều thành tựu trong chăn nuôi và nhân giống cừu, dê. Họ trở nên chú trọng hơn đến duy trì nòi giống. Bức tượng đôi khi được cho là mô tả cảnh sinh sản, có thể lấy cảm hứng từ nghi thức gây giống.

Phương Hoa (VNE)

Có thể bạn quan tâm

Nồng nàn hương vị rượu cần

Nồng nàn hương vị rượu cần

(GLO)- Trong đời sống văn hóa, tinh thần của bà con các dân tộc thiểu số Tây Nguyên nói chung, người Jrai vùng Ia Pa nói riêng, rượu cần (rượu ghè) là một loại thức uống quý, không thể thiếu trong các buổi sinh hoạt cộng đồng hoặc của từng gia đình, dòng họ.
Phát huy giá trị di tích lịch sử-văn hóa Plei Ơi

Phát huy giá trị di tích lịch sử-văn hóa Plei Ơi

(GLO)- Nhằm phát huy giá trị Khu di tích lịch sử-văn hóa cấp quốc gia Plei Ơi, huyện Phú Thiện (tỉnh Gia Lai) đã chú trọng đầu tư tôn tạo cũng như tổ chức nhiều hoạt động văn hóa, thể thao, về nguồn nhằm xây dựng sản phẩm du lịch đặc thù tại địa phương.
Dự án bảo tồn, phục dựng lễ mừng lúa mới của người Jrai ở Ia Yok: Lan tỏa giá trị văn hóa truyền thống

Dự án bảo tồn, phục dựng lễ mừng lúa mới của người Jrai ở Ia Yok: Lan tỏa giá trị văn hóa truyền thống

(GLO)- Nhằm góp phần bảo tồn và phát huy nét đẹp văn hóa của dân tộc mình, em Võ Siu Hoài An (lớp 12C1) cùng Lê Quốc Huy (lớp 10C1, Trường THPT Phạm Văn Đồng, huyện Ia Grai, tỉnh Gia Lai) triển khai Dự án “Bảo tồn và phục dựng lễ mừng lúa mới của đồng bào Jrai tại làng Bồ, xã Ia Yok”.