Chàng trai Việt đầu tiên đến Bắc cực cắm cờ Tổ quốc

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Hoàng Lê Giang đã trở thành người chiến thắng với cú nước rút thần tốc. Giang sẽ là người Việt Nam đầu tiên cắm cờ đỏ sao vàng ở Bắc cực.
 

Hoàng Lê Giang ở thung lũng Markha, nằm trong dãy núi Himalaya. Ảnh: NVCC
Hoàng Lê Giang ở thung lũng Markha, nằm trong dãy núi Himalaya. Ảnh: NVCC


Theo thống kê trên trang web của Hãng Fjällräven Polar, Hoàng Lê Giang, chàng trai trong bài viết trên Báo Thanh Niên “Hãy bầu chọn cho chàng trai có giấc mơ cắm cờ Việt Nam ở Bắc cực” đã trở thành người chiến thắng ở bảng 10.


Sức mạnh của cộng đồng

Theo kết quả tính đến 16 giờ chiều ngày 15-12 (giờ Việt Nam), giờ kết thúc bầu chọn, Hoàng Lê Giang được 113.883 lượt bầu, vượt xa người đứng thứ hai Kertu Jukkum (87.150). Ban tổ chức sẽ dành 1 ngày để kiểm tra lại các lượt bầu chọn xem có hợp lệ hay không, sau đó sẽ gửi email tuyên bố chiến thắng. Tuy nhiên, với khoảng cách an toàn này, 99% Giang đã chiến thắng trong cuộc đua tranh giành suất đến với Bắc cực.

 

Hoàng Lê Giang trên đường đi lên hồ Gosaikunda, dãy núi Himalaya. Ảnh: NVCC
Hoàng Lê Giang trên đường đi lên hồ Gosaikunda, dãy núi Himalaya. Ảnh: NVCC


Đây là một cuộc nước rút hết sức ngoạn mục và nhanh chóng, với sự hỗ trợ hết sức nhiệt tình của cộng đồng mạng tại Việt Nam. Tính đến sáng ngày 11-12, chỉ mới có hơn 34.000 người vào trang web bầu chọn thì chỉ 4 ngày sau, con số này đã tăng lên 3,4 lần. Song song đó là sự bám đuổi cực kỳ quyết liệt của đối thủ chính Kertu Jukkum (Estonia). Kertu là một ngôi sao thể thao, trưởng phòng PR và MC của Đài truyền hình.

Chưa kể, vào giai đoạn nước rút, chính cựu Tổng thống của nước này đã lên truyền hình để kêu gọi bầu chọn cho Kertu. Có thời điểm, khi Giang đang vượt xa Kertu với khoảng 10.000 lượt bầu chọn, chỉ sau một đêm, khoảng cách này chỉ còn lại 2.000 lượt.

Tuy nhiên, khi câu chuyện được lan tỏa, sức mạnh của cộng đồng mạng tại Việt Nam được phát huy một cách mạnh mẽ. Rất nhiều facebooker có lượng người theo dõi lớn đã chia sẻ câu chuyện của Giang, đường link, kêu gọi bầu chọn. Nhiều nhóm trên facebook cũng được sử dụng để kêu gọi thành viên. Nhiều thầy cô cũng lên mạng để kêu gọi học trò bầu chọn cho Giang. Nhưng mạnh mẽ nhất là sự chia sẻ từ những cá nhân không quen biết trên facebook. Họ chỉ biết câu chuyện của Giang và chỉ có thế đã không ngần ngại bầu chọn và kêu gọi bạn bè vào trang web.

Trong thời điểm vừa qua, chỉ tính mỗi bài viết của Giang đã có hàng ngàn người thích và chừng đó lượt chia sẻ. Họ dõi theo Giang, cập nhật tình hình từng phút về cuộc đua này.

Đinh Hằng, một facebooker nổi tiếng về du lịch, khi chia sẻ và kêu gọi đã nói lý do của mình và rất nhiều người khác: “Cuộc sống công bằng theo kiểu như vậy. Cái gì mình cho đi rồi cũng sẽ quay lại với mình theo một cách nào đó, nhất là khi bạn cho đi sự tử tế. Mình giúp người khác thực hiện giấc mơ của họ, thì sẽ có ai đó đưa một tay ra giúp thực hiện giấc mơ của mình”.

 

 Hoàng Lê Giang trên đường đi lên hồ Gosaikunda, dãy núi Himalaya. Ảnh: NVCC
Hoàng Lê Giang trên đường đi lên hồ Gosaikunda, dãy núi Himalaya. Ảnh: NVCC


Chia sẻ về kết quả này, Hoàng Lê Giang cho biết mình cảm thấy rất cảm kích trước sự giúp đỡ của mọi người. Từ khi chỉ có 300-400 lượt bầu chọn, nhiều người đã theo dõi và đúng nghĩa là sống với Giang. Họ cùng kiểm tra kết quả, báo cho Giang khi đối thủ vượt lên… Một số Ban giám đốc công ty còn kêu gọi cả công ty bình chọn. Một số bạn khác còn đưa bài viết qua các diễn đàn. Giang cho biết mình không ngờ được hỗ trợ nhiều đến như vậy. Trước khi thi, Giang chỉ nghĩ có mười mấy ngàn lượt bầu chọn, trong khi đến nay hơn cả trăm ngàn.

Hiện tại, Giang vẫn tích cực tập luyện với cường độ 15 giờ/tuần để luôn có đủ sức khỏe tham gia những hành trình của mình. Tuy nhiên, để chuẩn bị tốt nhất cho chuyến đi đặc biệt đến Bắc cực, Giang cho biết đến tháng 2 năm sau, anh sẽ đến Alaska để làm quen với khí hậu lạnh, làm quen với việc vận động xem có vấn đề gì trong việc hít thở hay không. Vì chạy bộ dưới thời tiết -10 hay -15 độ C đòi hỏi rất nhiều sự thích của cơ thể.

“Trong thời gian vừa qua, có nhiều bạn có hỏi mình về kinh nghiệm leo núi để các bạn bắt đầu tham gia tập luyện. Mình hi vọng sau đợt này, bộ môn này sẽ phát triển mạnh hơn ở Việt Nam. Lâu nay chúng ta thường tự ti về thể trạng của người Việt nhưng thật ra ai cũng có thể tham gia leo núi được. Giang là người bị bệnh về tim mà vẫn leo núi, thì nhiều người khác cũng làm được. Quan trọng là kiên trì tập luyện để đạt được ước mơ của mình”-Giang nói.

Trước Giang, đã có hai người gốc Việt đặt chân đến Bắc cực. Tuy nhiên, cả hai người này đều sinh sống tại Mỹ và Canada. Giang là người đầu tiên ở Việt Nam đặt chân đến vùng đất huyền thoại này.

Theo Thanhnien

Hành trình đến Bắc cực

Fjällräven Polar là hành trình khám phá Bắc cực do một hãng chuyên sản xuất dụng cụ leo núi, du lịch khám phá tổ chức. Hành trình này đã được tổ chức từ lâu trước đó chỉ dành cho người chuyên nghiệp. Chỉ 3 năm gần đây, hành trình mới được mở rộng cho tất cả mọi người. Năm nay, hành trình 300 km đến Bắc cực sẽ bắt đầu từ tháng 4-2017.

Chỉ có một điều khó khăn, đó là hành trình tuyệt vời này chỉ dành cho 20 người, chọn ra từ 10 bảng. Vì thế, 2 suất cho mỗi bảng là một cuộc cạnh tranh khốc liệt. Ở mỗi bảng, 2 người được chọn ra sẽ là một người có lượng bầu chọn trên trang web nhiều nhất và một người được chọn lựa ngẫu nhiên. Tuy nhiên, 9/10 bảng dành riêng cho đại diện các nước có truyền thống du lịch mạo hiểm như Thụy Điển, Phần Lan, Mỹ, Hàn Quốc… Sự cạnh tranh ở đây chỉ là trong một quốc gia với nhau. Nhưng bảng cuối cùng, với đại diện tất cả các nước còn lại thì thật sự khốc liệt.


Điều quan trọng hành trình muốn hướng tới là việc bảo vệ môi trường.

Có thể bạn quan tâm

70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ - bài 14: Đại thủy nông Nậm Rốm - biểu tượng của thanh niên

70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ - bài 14: Đại thủy nông Nậm Rốm - biểu tượng của thanh niên

Cánh đồng Mường Thanh được dòng sông Nậm Rốm tưới tắm bồi đắp hàng nghìn năm. Nhưng cánh đồng Mường Thanh thực sự gieo trồng có hiệu quả tăng đột biến là nhờ vào Đại công trình thủy nông Nậm Rốm. Đó là công trình hình thành từ bàn tay, khối óc của lớp thanh niên xung phong (TNXP) hơn 60 năm trước.
70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài 13: Mường Thanh - Kho lúa giữa trời

70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài 13: Mường Thanh - Kho lúa giữa trời

Đứng ở Tượng đài Chiến thắng Điện Biên Phủ trên Đồi D1, phóng tầm mắt về phía tây là một màu xanh trải dài bất tận của cánh đồng Mường Thanh. Từ trận địa đầy bom đạn, hầm hào, Mường Thanh trở thành vựa lúa lớn nhất Điện Biên, tạo ra những hạt gạo vang danh cả nước…
Phong vị Sài Gòn

Phong vị Sài Gòn

Có những người xa Sài Gòn hàng chục năm, hỏi rằng Sài Gòn những nét xưa có còn? Sài Gòn thế kỷ 21 có gì hay? Trong khi ấy, có những người xa Sài Gòn chỉ ít năm thôi cũng đã hỏi thành phố có gì mới?
Mật danh B29

Mật danh B29

Cuối tháng 10/2020, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã long trọng tổ chức buổi gặp mặt các đồng chí cán bộ thuộc Quỹ đặc biệt (Tiền thân là Quỹ ngoại tệ đặc biệt) chi viện chiến trường miền Nam, gọi tắt là Quỹ hoặc Ban B29.
Gia Lai căng mình ngăn lửa, giữ rừng

Gia Lai căng mình ngăn lửa, giữ rừng

(GLO)- Giữa tiết trời nóng nực hơn 40℃, trên những ngọn núi, triền đồi, lực lượng bảo vệ rừng Gia Lai vẫn kiên nhẫn sải bước tuần tra. Khó khăn của thực tại là động lực để họ vượt lên nhằm ngăn ngừa "bà hỏa", giữ màu xanh của rừng cho mai sau.

Khát vọng phồn vinh

Khát vọng phồn vinh

Đất nước ta đã bước qua cánh cửa đói nghèo nhưng sự thịnh vượng của dân tộc vẫn còn ở phía trước, rất cần sự chung tay góp sức của mọi con dân nước Việt, nhất là thế hệ trẻ.
Đi trong hầm xuyên núi Đặng Thùy Trâm

Đi trong hầm xuyên núi Đặng Thùy Trâm

“Rừng khuya im lặng như tờ, không một tiếng chim kêu, không một tiếng lá rụng hay một ngọn gió nào đó khẽ rung cành cây…”, tôi đọc đoạn nhật ký của bác sĩ Đặng Thùy Trâm trước giờ vào khu vực núi Chúa, nơi đang thi công hầm xuyên núi thuộc dự án cao tốc Quảng Ngãi - Hoài Nhơn.
Sống ở TP.HCM: 'Cắt tóc trời' kiêu hãnh tháng năm, yêu nghề đến lạ

Sống ở TP.HCM: 'Cắt tóc trời' kiêu hãnh tháng năm, yêu nghề đến lạ

Ở TP.HCM, có những người dành hơn nửa đời để làm đẹp khuôn mặt, mái đầu cho thiên hạ. Không biển hiệu, không tiện nghi hiện đại và chỉ với chiếc ghế bành sờn da, chiếc gương cũ và bộ đồ nghề, nhiều năm qua những người thợ cắt tóc vỉa hè đã góp phần làm nên một nét văn hóa rất đặc trưng của TP.HCM.