Chàng trai 9X truyền tải 'Truyện Kiều' qua bài Tarot

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News

Với mong muốn mang những giá trị văn hóa tốt đẹp của dân tộc đến gần hơn với các bạn trẻ, chàng trai 9X đã truyền tải nội dung Truyện Kiều qua bài Tarot.

 Võ Nam Du trong một sự kiện - ẢNH: NVCC
Võ Nam Du trong một sự kiện - ẢNH: NVCC


Võ Nam Du (24 tuổi, quê Bến Tre), từng là một học sinh chuyên sử nhưng lại theo đuổi ngành truyền thông. Đến năm 3 đại học, Du nhận ra mình cần làm một việc gì đó để vừa theo đuổi đam mê lịch sử, và mang nó đến gần với người trẻ hơn. Thế là tháng 1.2018, Nam Du cùng những người bạn của mình sáng lập ra Sử Talk. Sử Talk được hoạt động theo hình thức tổ chức sự kiện, mời chuyên gia đến để nói chuyện về lịch sử.

Học Kiều 6 tháng liên tục

Trong một lần tình cờ đọc được bài viết của nhà nghiên cứu Nhật Chiêu “Triết lý Tarot và Truyện Kiều: Từ ngây thơ đến giới”, tình yêu dành cho những giá trị văn hóa trong Nam Du trổi dậy mạnh mẽ hơn bao giờ hết. Chàng trai 9X đã bỏ nhiều thời gian học hỏi nhiều tài liệu và tìm đến nhà nghiên cứu Nhật Chiêu “tầm sư học đạo”, quyết tâm mang công trình nghiên cứu từ trên giấy trở thành sản phẩm thực tế.


 

 
Những nhân vật, câu thơ trong truyện Kiều được thể hiện qua bài Tarot Kiều - ẢNH: Nguyễn Điền
Những nhân vật, câu thơ trong truyện Kiều được thể hiện qua bài Tarot Kiều - ẢNH: Nguyễn Điền



“Nhờ những buổi tầm sư học đạo thầy Nhật Chiêu mà mình hiểu hơn về Truyện Kiều, về tiếng Việt của thế kỷ 18, tất nhiên thầy là người gợi mở nhưng bản thân mình phải cố gắng rất nhiều. Mỗi ngày cố gắng hiểu một đoạn, học Kiều như vậy trong 6 tháng liên tục, cộng với 2 tháng tìm hiểu về bài Tarot…”.

Theo Nam Du, bài Tarot là cẩm nang chứa đựng triết lý về con người chứ không đơn giản là trò chơi hay công cụ bói toán. Việc kể Truyện Kiều thông qua Tarot sẽ đưa Truyện Kiều đến gần hơn với người trẻ. “Đây là công trình nghiên cứu tâm huyết của thầy Nhật Chiêu, thầy đã dày công kết hợp giới thiệu triết lý Tarot trong sự đối chiếu với Truyện Kiều, đây là một cách tiếp cận vô cùng độc đáo. Nhiệm vụ của mình là làm sao để công trình nghiên cứu ấy cho người trẻ có thể dễ dàng đón nhận. Thầy Nhật Chiêu là cố vấn chuyên môn, một bạn nữa là họa sĩ Tú Ngô là người vẽ và mình đóng vai trò kết nối, chuyển các phân đoạn trong truyện Kiều thành hình ảnh minh họa, viết sách hướng dẫn…” Nam Du chia sẻ.

Tarot Kiều là sản phẩm của văn hóa dân gian phương tây kết hợp với văn hóa Việt Nam. Đây là một sản phẩm hoàn toàn mới, có điểm thuận lợi là nó thừa hưởng hào quang mà Truyện Kiều đã xây dựng nên và tất nhiên cũng rất nhiều áp lực vì phải làm sao cho giới chuyên môn là những người có hiểu biết sâu về Tarot chấp nhận. Trong tương lai, Nam Du còn mong muốn mang Tarot Kiều đến với bạn bè quốc tế.

 


Theo nhà nghiên cứu Nhật Chiêu, bài Tarot có thể được xem là kinh dịch của phương Tây, là một hệ thống hình ảnh mang tính tượng trưng, ban đầu là một trò chơi, sau đó được người ta sử dụng như một công cụ bói toán để khám phá, suy tư về cuộc đời, thế giới tâm hồn của con người. Hiện nay, Tarot đang rất phổ biến trên thế giới, nhưng ở Việt Nam còn chưa nhiều người biết đến, nhất là biết đến Tarot với tư cách là một cẩm nang chứa đựng triết lý về con người và cuộc đời chứ không phải đơn thuần chỉ là một trò chơi hay công cụ bói toán.

Nhà nghiên cứu Nhật Chiêu cho biết việc vận dụng những tác phẩm văn học lớn trên thế giới để làm ra những bộ Tarot là chuyện hết sức bình thường góp phần tạo dựng đời sống tinh thần phong phú hơn. Dùng Truyện Kiều để tạo ra Tarot Kiều rất phù hợp vì nó là một tác phẩm tương đối ngắn gọn nhưng có tính khái quát sâu rộng cao về nhân sinh, về tư tưởng, tình cảm,…mà những tác phẩm khác còn nhiều hạn chế.

“Khi thực hiện công việc này theo sự góp ý giảng giải của tôi thì tôi thấy các bạn trẻ thực hiện khá tốt, không có những điểm bất ổn gượng gạo thường thấy ở những bộ Tarot thường thấy. Các bạn theo dõi rất sát sao bài viết của tôi cùng với tinh thần học hỏi một cách nghiêm túc, tôi tin Tarot Kiều sẽ là một sản phẩm mang vẻ đẹp linh hồn của Việt Nam được người trẻ đón nhận” nhà nghiên cứu Nhật Chiêu cho biết.


Theo NGUYỄN ĐIỀN (TNO)

Có thể bạn quan tâm

Những tiến sĩ trẻ và khát vọng đổi thay - Bài 4: Xây dựng cộng đồng nhà khoa học trẻ tài năng

Những tiến sĩ trẻ và khát vọng đổi thay - Bài 4: Xây dựng cộng đồng nhà khoa học trẻ tài năng

Dành trọn đam mê trong phòng thí nghiệm, chắt chiu trong từng thí nghiệm, TS. Phạm Thanh Tuấn Anh, SN 1992, Phó trưởng phòng Phòng thí nghiệm Vật liệu Kỹ thuật cao, Trường ĐH Khoa học tự nhiên (ĐHQG HCM), đã gặt hái nhiều thành tựu trong lĩnh vực công nghệ vật liệu mới.

Người đưa hương rượu cần truyền thống bay xa

Người đưa hương rượu cần truyền thống bay xa

(GLO)- Sau 3 năm gắn bó với nghề, chị Nay Ly Cơ (tổ 4, phường Đoàn Kết, thị xã Ayun Pa, tỉnh Gia Lai) đã thành công với việc làm rượu cần truyền thống của người Jrai. Không những vậy, chị còn tích cực quảng bá để hương rượu cần có cơ hội được bay xa.

Làm giàu nhờ 'thay đổi số phận' một loại bánh

Làm giàu nhờ 'thay đổi số phận' một loại bánh

Từ những chiếc bánh ép Huế bình dân, Ngô Văn Quốc (22 tuổi, quê P.Thuận An, TP.Huế, Thừa Thiên-Huế) đã cho ra đời sản phẩm đóng gói đẹp mắt, mang thương hiệu của Huế, bày bán tại các trung tâm thương mại, cửa hàng sân bay... khắp cả nước.

Chị Nguyễn Thị Thu Trang tranh tài tại chung kết toàn quốc cuộc thi phụ nữ khởi nghiệp

Chị Nguyễn Thị Thu Trang tranh tài tại chung kết toàn quốc cuộc thi phụ nữ khởi nghiệp

(GLO)- Chiều 10-10, chị Nguyễn Thị Thu Trang-Giám đốc Công ty TNHH Dược thảo LiLa (xã Tân An, huyện Đak Pơ, tỉnh Gia Lai) thi thuyết trình chung kết toàn quốc Cuộc thi “Phụ nữ khởi nghiệp sáng tạo và chuyển đổi xanh” do Trung ương Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam tổ chức tại Hà Nội.

Hỗ trợ phụ nữ khởi nghiệp và chuyển đổi xanh

Hỗ trợ phụ nữ khởi nghiệp và chuyển đổi xanh

(GLO)- Hỗ trợ phụ nữ khởi nghiệp, kết nối tiêu thụ sản phẩm trên sàn thương mại điện tử, hướng dẫn cách livestream bán hàng… là chuỗi hoạt động do Trung tâm Phụ nữ và Phát triển thuộc Trung ương Hội Liên hiệp phụ nữ (LHPN) Việt Nam phối hợp với Hội LHPN tỉnh tổ chức cuối tuần qua tại TP. Pleiku.