Cô gái 9X ở Chư Prông khởi nghiệp từ tiệm bánh online

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Với niềm yêu thích công việc làm bánh, chị Vũ Hồng Hạnh (SN 1993, tổ 3, thị trấn Chư Prông, huyện Chư Prông, tỉnh Gia Lai) đã tự làm, tự quảng bá và bán bánh online. “Tiệm bánh cô Hạnh” trên mạng xã hội là dấu ấn khởi nghiệp đầy sáng tạo của cô gái 9X này.

Chị Vũ Hồng Hạnh làm bánh theo yêu cầu của khách hàng. Ảnh: Trần Dung
Chị Vũ Hồng Hạnh làm bánh theo yêu cầu của khách hàng. Ảnh: Trần Dung

Tốt nghiệp Khoa Y học cổ truyền (Trường Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh) nhưng chị Hạnh không theo được nghề đã học. Sau vài năm thử sức với nhiều công việc khác nhau, năm 2019, chị quyết định ở nhà theo đuổi niềm đam mê làm bánh của mình.

Chị Hạnh kể: “Thời gian đó, phong trào tự học làm bánh nở rộ trên mạng xã hội. Nhiều trang mạng cũng như các group đã chia sẻ kinh nghiệm và kết nối những người cùng chung sở thích. Ở đó, các thành viên hướng dẫn cho nhau công thức, bí quyết để làm bánh. Tôi cũng tham gia nhiều group, tự học hỏi, tự phát triển khả năng làm bánh và rút kinh nghiệm sau nhiều lần thất bại”.

Ban đầu, chị Hạnh làm những chiếc bánh bông lan trứng muối nhỏ xinh đem tặng bạn bè, người thân. Từ những phản hồi tích cực, lại được sự động viên của gia đình, chị quyết định kinh doanh lĩnh vực mà mình yêu thích. Chị nhận ra rằng, nếu muốn mang dấu ấn riêng cho “Tiệm bánh cô Hạnh” thì sản phẩm phải thực sự “sạch” và mang hương vị riêng. Nghĩ là làm, chị tự trồng dâu tây, đậu biếc, cúc mâm xôi… làm gia vị và tạo màu cho bánh.

“Tôi không nhớ là mình đã phải đổ đi bao nhiêu cốt bánh để tạo ra một sản phẩm ưng ý và mất bao đêm thức trắng mày mò tìm ra công thức riêng. Hiện nay, tiệm bánh online của tôi có đủ các loại bánh phục vụ nhu cầu của khách như: mousse dâu tây, mousse chocolate, tiramisu, bánh mì phô mai bơ tỏi, bông lan trứng muối, bánh quy bơ, su kem, bánh ngói hạnh nhân, bánh mì hoa cúc, bánh mì bí đỏ…”-chị Hạnh chia sẻ.

Chị Vũ Hồng Hạnh chăm sóc vườn dâu tây sạch của gia đình để phục vụ việc làm bánh. Ảnh: Trần Dung
Chị Vũ Hồng Hạnh chăm sóc vườn dâu tây sạch của gia đình để phục vụ việc làm bánh. Ảnh: Trần Dung

Cũng giống như các cửa hàng online khác, chị Hạnh chủ yếu sử dụng các trang mạng xã hội như Facebook, Zalo. Ban đầu, chị nhận khoảng 2-3 đơn hàng/ngày. Dần dần, tiếng lành đồn xa, số đơn đặt bánh cũng nhiều lên. Hiện mỗi ngày, tiệm bánh online của chị nhận khoảng 5-10 đơn hàng với giá 50.000-300.000 đồng/đơn. Trong đó, những dòng bánh thiết kế theo yêu cầu giá dao động khoảng 300.000-500.000 đồng/đơn, chưa kể đến các dòng bánh sự kiện như sinh nhật, hội nghị cũng là mặt hàng chủ lực của “Tiệm bánh cô Hạnh”.

Chị Đỗ Thị Hà Phương (thôn Đông Hà, thị trấn Chư Prông) cho biết: “Tôi tình cờ biết tiệm bánh online của Hạnh qua trang Facebook và khá bất ngờ khi thấy những chiếc bánh được trang trí đẹp mắt, ấn tượng. Đặc biệt, bánh của Hạnh đúng hương vị nhà làm, rất ngon và đảm bảo an toàn thực phẩm”.

Từ niềm tin của khách hàng, chị Hạnh không ngừng cố gắng học hỏi và sáng tạo những mẫu bánh mới. Phương châm kinh doanh của chị là phải dùng nguyên liệu tốt nhất để làm bánh và tạo ra sự đột phá về thiết kế mang đậm dấu ấn cá nhân để khách hàng có thể “nhớ mặt đặt tên”.

Theo chị Cao Thị Nghĩa Hiệp-Phó Bí thư Đoàn thị trấn Chư Prông, mô hình khởi nghiệp của chị Hạnh đã mở ra hướng phát triển kinh tế mới đầy sáng tạo và truyền cảm hứng các bạn trẻ vươn lên làm giàu chính đáng.

“Dù còn mới mẻ nhưng mô hình khởi nghiệp của chị Vũ Hồng Hạnh khá hiệu quả. Thời gian tới, chúng tôi tiếp tục phối hợp với các ban ngành, đoàn thể tập huấn, khơi dậy tinh thần khởi nghiệp cho thanh niên trên địa bàn; giúp đoàn viên chia sẻ kinh nghiệm, học hỏi những mô hình phù hợp với điều kiện của mình để vận dụng thực hiện”-Phó Bí thư Đoàn thị trấn Chư Prông thông tin.


TRẦN DUNG

Có thể bạn quan tâm

Khấm khá nhờ... rắn độc

Khấm khá nhờ... rắn độc

Nghe tin anh Phan Thanh Bình - ngụ huyện Mỹ Tú, tỉnh Sóc Trăng - quyết định nuôi và kinh doanh rắn hổ mang, nhiều người quen biết đã can ngăn vì lo ngại loài này có nọc độc nguy hiểm nhưng anh vẫn thản nhiên.
Nay H’Juh khởi nghiệp từ ẩm thực Jrai

Nay H’Juh khởi nghiệp từ ẩm thực Jrai

(GLO)- Lớn lên bên căn bếp của bà ngoại, chị Nay H’Juh (làng Ốp, phường Hoa Lư, TP. Pleiku, tỉnh Gia Lai) yêu vô cùng những món ăn của người Jrai. Năm 30 tuổi, chị mạnh dạn khởi nghiệp từ ẩm thực truyền thống của dân tộc.
“Thủ lĩnh” Đoàn làm kinh tế giỏi

“Thủ lĩnh” Đoàn làm kinh tế giỏi

(GLO)- Với nhiệt huyết tuổi trẻ và tinh thần dám nghĩ dám làm, nhiều “thủ lĩnh” Đoàn ở huyện Chư Sê (tỉnh Gia Lai) đã đầu tư phát triển các mô hình trồng trọt, chăn nuôi mang lại hiệu quả kinh tế cao.

Nơi hình thành và chia sẻ ý tưởng khởi nghiệp

Nơi hình thành và chia sẻ ý tưởng khởi nghiệp

(GLO)- Sau khi thành lập, Câu lạc bộ (CLB) Khởi nghiệp trẻ và sáng tạo Pleiku đã tổ chức nhiều hoạt động liên quan đến khởi nghiệp sáng tạo. Tại đây, những ước mơ khởi nghiệp, những ý tưởng kinh doanh đã được chia sẻ một cách cởi mở, sôi nổi.

“Vua sáng chế” Phạm Văn Bình

“Vua sáng chế” Phạm Văn Bình

(GLO)- Dù mới học lớp 5 và chưa từng qua trường lớp đào tạo nào về cơ khí nhưng ông Phạm Văn Bình (SN 1978, thôn Hưng Hà, xã Phú Cần, huyện Krông Pa, tỉnh Gia Lai) đã sáng chế nhiều máy nông nghiệp giúp người nông dân giảm chi phí nhân công, tăng năng suất lao động.
Khởi nghiệp từ tiền mừng cưới

Khởi nghiệp từ tiền mừng cưới

Đôi bạn trẻ ở Đắk Nông đã dồn hết tiền mừng cưới cho công cuộc khởi nghiệp với nấm đông trùng hạ thảo. Trải qua bao khó khăn, cặp đôi đã chứng minh đam mê sẽ không viển vông nếu có kiến thức và “đồng vợ, đồng chồng”.
Người phụ nữ mang hoa sen đến Mỹ khởi nghiệp

Người phụ nữ mang hoa sen đến Mỹ khởi nghiệp

“Hoa sen là biểu tượng cho vẻ đẹp thuần khiết trong văn hóa Á Đông. Lā SEN hay “Là Sen” được xây dựng và phát triển dựa trên nét văn hóa truyền thống ấy”, chị Nguyễn Thị Kim Loan mở đầu cuộc trò chuyện về hành trình khởi nghiệp trên đất Mỹ.
Người trẻ trở về

Người trẻ trở về

(GLO)- Gần đây, có một sự dịch chuyển từ ít đến nhiều, từ âm thầm đến sôi nổi đang diễn ra tại Gia Lai, đó là “làn sóng trở về” của những người trẻ.
Vợ chồng “khoa bảng”

Vợ chồng “khoa bảng”

(GLO)- Là tôi đang nói đến vợ chồng chị Nguyễn Thị Cẩm Vân và anh Nguyễn Văn Long. Chị là Tiến sĩ chuyên ngành Kế toán, giảng viên Khoa Kinh tế, Trường Đại học Lâm nghiệp-Phân hiệu tại Gia Lai.
15 tuổi thực tập tại tờ báo của ĐH Harvard

15 tuổi thực tập tại tờ báo của ĐH Harvard

Không bằng lòng với những gì đạt được, mỗi bạn trẻ đã thực hiện những ước mơ, khát vọng của mình với những nỗ lực không mệt mỏi ngoài năng lực thiên bẩm để 'bản đồ' thế giới trong từng lĩnh vực đều có tên Việt Nam.