Chặn nguy cơ đứt gãy chuỗi lao động

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Theo Tổng cục Thống kê, tỷ lệ thất nghiệp và thiếu việc làm trong độ tuổi lao động quý 3 là 3,72%, mức cao nhất kể từ quý 1-2020. Trong bối cảnh đó, một nghịch lý bất thường đang diễn ra: khi hoạt động sản xuất - kinh doanh ở TPHCM và vùng kinh tế trọng điểm Nam bộ đang dần mở lại thì làn sóng người lao động di chuyển khỏi các tỉnh thành phố lớn lại dâng cao.

Hệ lụy tất yếu là thiếu hụt lao động, khiến doanh nghiệp khó phục hồi năng lực sản xuất, trong khi, việc thu hút lao động trở lại làm việc là một thách thức không nhỏ khi chỉ còn vài tháng nữa là đến tết dương lịch, tết nguyên đán. Doanh nghiệp sẽ khó tuyển dụng mới bù đắp được số lao động đã và đang về quê. Hơn nữa, lực lượng lao động cũ chủ yếu là người đã thạo việc, trong khi người mới, nếu có tuyển được, thường qua đào tạo 6 tháng đến 1 năm.

Nguy cơ đứt gãy chuỗi lao động cũng nguy hiểm không kém nguy cơ đứt gãy chuỗi cung ứng nguyên nhiên vật liệu cho sản xuất. Để ứng phó với tình trạng này, nhiều địa phương cũng đã phối hợp với doanh nghiệp có các chính sách thu hút, đãi ngộ như đẩy nhanh tốc độ tiêm vaccine, tăng lương, thưởng và các chính sách hỗ trợ khác…

Trong khi cần thêm thời gian để thấy được kết quả của những giải pháp tình thế nêu trên, chúng ta có thể phải chấp nhận một mức tăng trưởng khiêm tốn và kiên trì xây dựng, củng cố thị trường lao động gắn với tái cơ cấu nền kinh tế, tạo đà phát triển bền vững.

Cần lưu ý, quy mô, cơ cấu và chất lượng nhân lực có kỹ năng hiện nay chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội. Lao động qua đào tạo không đạt mục tiêu giai đoạn 2016-2020. Trong khi đó, với xu hướng hội nhập quốc tế, tham gia các hiệp định thương mại tự do (FTA) thế hệ mới, tỷ lệ lao động qua đào tạo có bằng cấp, chứng chỉ là rất quan trọng.

Muốn phát triển thị trường lao động Việt Nam theo hướng hiện đại để nắm bắt các cơ hội mới từ các FTA này, Việt Nam cần sớm hoàn thiện khuôn khổ pháp luật, thể chế và chính sách thị trường lao động dựa trên các nguyên tắc công bằng, bình đẳng, minh bạch; quan tâm tạo việc làm, đào tạo nghề, nâng cao khả năng thương lượng về việc làm của người lao động và tổ chức đại diện của họ với người sử dụng lao động, kết nối cung - cầu để tối ưu hóa sử dụng nguồn lực lao động…

Đặc biệt, vai trò kiến tạo của Nhà nước là hết sức quan trọng để thị trường lao động mới được định hình và phát triển trong cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư. Trong đó, Nhà nước, thông qua các chính sách, sẽ kiến tạo kết nối cung - cầu trên thị trường lao động, khuyến khích tạo việc làm trong khu vực công và tư; kích thích người lao động tìm kiếm và chuyển đổi việc làm phù hợp với năng lực, sở trường; chính sách về tiền lương, điều kiện làm việc giúp tạo ra sự hấp dẫn trên thị trường lao động, thúc đẩy tăng năng suất…

Một yêu cầu nữa, các cơ quan chức năng phải mạnh tay ngăn chặn các hành vi lợi dụng kẽ hở pháp luật để kinh doanh phi đạo đức, ngăn chặn các hành vi vi phạm pháp luật, trốn tránh nghĩa vụ trong quan hệ lao động (như né đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế cho người lao động...), bảo đảm đền bù cho người lao động trong trường hợp tai nạn lao động phù hợp với quy định của pháp luật, bảo đảm các chính sách lao động và an sinh xã hội để thị trường lao động vận hành linh hoạt.

 

Theo ANH THƯ (SGGPO)
 

Có thể bạn quan tâm

Không phải lời xin lỗi nào cũng được tha thứ

Không phải lời xin lỗi nào cũng được tha thứ

(GLO)- Có những lời xin lỗi khiến người ta cảm động, song cũng có những lời xin lỗi mãi mãi không nhận được sự chia sẻ. Trường hợp của MC Bích Hồng-gương mặt từng quen thuộc trên sóng SCTV-là một ví dụ rõ ràng. Lời xin lỗi cô đưa ra không mang lại cảm thông mà chỉ khoét sâu thêm nỗi thất vọng.

Vì việc chọn người

Vì việc chọn người

Phát biểu bế mạc Hội nghị lần thứ 11 BCH Trung ương Đảng khóa XIII, Tổng Bí thư Tô Lâm đã nhấn mạnh đề nghị phải lấy tiêu chuẩn cao nhất là vì yêu cầu công việc, sau đó mới đến các tiêu chí khác, liên quan đến vấn đề sắp xếp nhân sự khi sáp nhập, hợp nhất và nhân sự Đại hội đảng bộ các cấp.

Chuyển đổi công việc sau tinh giản

Chuyển đổi công việc sau tinh giản

Theo Bộ Nội vụ, quy mô công chức, viên chức dự kiến giảm 20%, tương đương 100.528 người (không tính viên chức y tế và giáo dục). Chủ trương tinh giản biên chế nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả bộ máy nhà nước là đúng đắn. 

Phát triển Quỹ nhà ở quốc gia

Phát triển Quỹ nhà ở quốc gia

Quỹ phát triển nhà ở quốc gia được Tổng Bí thư Tô Lâm đề cập hồi đầu năm nay, nhằm phát triển nhà giá rẻ tại các đô thị lớn. Ngay sau đó, Bộ Xây dựng đã vào cuộc triển khai nghiên cứu, rà soát các quy định pháp luật để thực hiện.

Con đường tất yếu

Con đường tất yếu

Vài năm trở lại đây, các sản phẩm văn hóa - nghệ thuật Việt đã được khai thác với tinh thần mới: vừa trân trọng truyền thống, vừa dấn thân khai phá cái mới.

Xóa mù về trí tuệ nhân tạo

Xóa mù về trí tuệ nhân tạo

(GLO)- Tổng Bí thư Tô Lâm khẳng định: Phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số là lựa chọn bắt buộc, là con đường duy nhất để đưa đất nước phát triển và nâng cao đời sống người dân.

Chứng khoán lạnh và nóng

Chứng khoán lạnh và nóng

Lên cao vút, xuống mất hút; lúc lên thì không ai bán, lúc xuống lại chẳng ai mua... là tình trạng thị trường chứng khoán trong nước mấy phiên vừa qua. Chuyện này cũng chẳng có gì mới nhưng chỉ lúc xong rồi, rất nhiều người mới nhận ra mình đã phản ứng "quá nóng" ở thời điểm cần có một cái đầu lạnh.