Chậm ở mọi khâu!

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Mặc dù công tác đầu tư xây dựng cơ bản (XDCB) ngày càng được quan tâm, ngay từ đầu năm, nhiều văn bản đôn đốc đẩy nhanh tiến độ triển khai thực hiện đầu tư XDCB được UBND tỉnh ban hành, công tác chuẩn bị đầu tư được triển khai khá kịp thời (hầu hết các dự án được phê duyệt trước ngày 31-10 năm trước), song đến nay, cả tiến độ triển khai dự án lẫn tiến độ giải ngân vốn XDCB vẫn chậm.

Trong tổng số 74 công trình, chương trình, dự án khởi công mới năm 2014, hiện mới có 46 công trình đang triển khai thi công, 3 công trình đã hoàn thành đưa vào sử dụng, còn 25 công trình đang trong giai đoạn chuẩn bị thủ tục đầu tư, trong đó có một số công trình trọng điểm của tỉnh, có tổng mức đầu tư lớn nhưng đến nay vẫn chưa phê duyệt kế hoạch đấu thầu, chưa hoàn thành thủ tục chuẩn bị đầu tư.
 

Làm đường giao thông nông thôn. Ảnh: Hà Duy
Làm đường giao thông nông thôn. Ảnh: Hà Duy

Có thể kể tới các công trình như kè suối Hội Phú (có tổng mức đầu tư 240 tỷ đồng, trong đó kế hoạch vốn năm 2014 là 48 tỷ đồng, UBND TP. Pleiku làm chủ đầu tư); Bệnh viện nhi (tổng mức đầu tư 116,9 tỷ đồng, kế hoạch vốn năm nay là 53 tỷ đồng do Sở Y tế làm chủ đầu tư); công trình nước sinh hoạt huyện Đức Cơ (tổng mức đầu tư 49,8 tỷ đồng, kế hoạch vốn năm 2014 giao 17,5 tỷ đồng, chủ đầu tư là UBND huyện Đức Cơ)… Các công trình chuyển tiếp năm 2014 (gồm 101 công trình, dự án) đến nay cũng chỉ mới giải ngân được gần 14% kế hoạch.

Nhìn chung, tình hình giải ngân vốn đầu tư phát triển trên địa bàn đạt rất thấp. Vốn ngân sách địa phương chỉ đạt 14,46% kế hoạch, vốn đầu tư hỗ trợ có mục tiêu chỉ đạt 15,74%, vốn chương trình mục tiêu quốc gia đạt 1,33%, riêng vốn trái phiếu Chính phủ chưa thực hiện giải ngân. Hầu hết các chủ đầu tư thực hiện giải ngân vốn chưa đạt kế hoạch UBND tỉnh giao. Đến nay chỉ có 7/26 chủ đầu tư thực hiện giải ngân đạt trên 30%, còn lại giải ngân rất thấp và một số chủ đầu tư chưa thực hiện giải ngân. Ngoài ra, công tác chuẩn bị đầu tư cũng gặp nhiều vướng mắc. Như việc lập dự án còn chậm trễ và kéo dài, dự án lập không đạt yêu cầu, dự án phải chỉnh sửa do suất đầu tư cao hơn quy định hoặc dự án phải điều chỉnh lại quy hoạch, điều chỉnh lại tổng mức đầu tư…

Sự chậm trễ ở mọi khâu trong quá trình triển khai các dự án là do nhiều nguyên nhân. Thực hiện Nghị định 15/2013/NĐ-CP của Chính phủ, chủ đầu tư phải gửi hồ sơ thiết kế kỹ thuật, thiết kế bản vẽ thi công đến các sở chuyên ngành để thẩm tra theo quy định, do đó đã kéo dài thời gian chuẩn bị thủ tục đầu tư. Thêm nữa, theo Nghị định 207/2013/NĐ-CP, bên nhận thầu phải nộp cho bên giao thầu bảo lãnh tạm ứng hợp đồng với giá trị tương đương khoản tiền tạm ứng, nên các dự án đã triển khai thi công nhưng không tạm ứng vốn mà đợi thanh toán khối lượng hoàn thành, do đó nhiều công trình đã có khối lượng hoàn thành nhưng không tổ chức nghiệm thu thanh toán. Công tác đền bù giải phóng mặt bằng vẫn còn gặp khó khăn, nhất là đối với các dự án ở địa bàn đô thị, giá đất cao, nhiều vật kiến trúc kiên cố, kinh phí đền bù lớn. Đây được coi là những nguyên nhân khách quan khiến công tác đầu tư, giải ngân xây dựng cơ bản có phần chậm.

Thực tế cho thấy, mặc dù thủ tục đầu tư đã được hoàn thiện theo hướng phân cấp mạnh cho địa phương và chủ đầu tư, song thực tế, thời gian từ khi triển khai lập dự án, phê duyệt dự án, tổ chức đấu thầu, lựa chọn nhà thầu đến tổ chức thi công, thanh-quyết toán vẫn mất nhiều thời gian. Bên cạnh đó, việc các nhà thầu thi công chậm trễ là do năng lực tài chính và kỹ thuật, đội ngũ công nhân, cán bộ kỹ thuật, máy móc thiết bị không đáp ứng được yêu cầu. Một số nhà thầu tuy có năng lực song do triển khai nhiều công trình nên không tránh khỏi chậm trễ. Cũng không thể không nhắc tới sự hạn chế về năng lực của lực lượng tư vấn khiến chất lượng khảo sát, tư vấn lập dự án chưa đảm bảo, nhiều dự án phải điều chỉnh, bổ sung trong quá trình thực hiện. Ngoài ra, việc tham mưu, điều hành của các phòng ban chuyên môn ở các địa phương cũng còn nhiều lúng túng.

Chính một số chủ đầu tư và Ban Quản lý dự án cũng tự nhận thấy mình thiếu kinh nghiệm và chưa phát huy hết vai trò trách nhiệm của mình trong quản lý, triển khai các dự án. Điều đáng nói nữa là việc chỉ đạo, xử lý của chủ đầu tư với các nhà thầu chưa kiên quyết, nhất là việc xử lý các nhà thầu thi công chậm tiến độ theo cam kết. Cộng với sự phối hợp chưa kịp thời, thiếu đồng bộ giữa chủ đầu tư và nhà thầu về lập các thủ tục hồ sơ thanh toán, giải ngân vốn dẫn đến chậm trễ, gây ứ đọng vốn.

Nguyên nhân gây chậm tiến độ đầu tư cũng như giải ngân vốn đã được xác định, tuy nhiên đây như những căn bệnh… kinh niên mà năm nào cũng mắc. Bởi vậy, muốn “chữa” dứt điểm hoàn toàn không dễ. Trước mắt, phải nâng cao trách nhiệm của chủ đầu tư, kể cả việc phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về kết quả lựa chọn nhà thầu của mình. Đồng thời phải kiên quyết xử lý các nhà thầu kém năng lực làm chậm tiến độ dự án, công trình theo kế hoạch.

Hà Duy

Có thể bạn quan tâm

Sản phẩm bò một nắng Mười Đức (huyện Krông Pa) đạt chứng nhận OCOP 3 sao. Ảnh: N.D

Chương trình OCOP: Động lực phát triển kinh tế nông thôn

(GLO)- Sau 5 năm thực hiện Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP), nhiều loại nông-lâm-thủy sản đặc trưng của tỉnh được đầu tư khai thác, chế biến thành sản phẩm OCOP, đáp ứng nhu cầu thị trường. Đây là động lực để thúc đẩy phát triển kinh tế nông thôn của tỉnh.

Dự án trụ sở HĐND-UBND TP. Pleiku đang được đơn vị thi công gấp rút hoàn thành các hạng mục còn lại. Ảnh: Q.T

Pleiku tăng tốc giải ngân vốn đầu tư công

(GLO)- Ủy ban nhân dân TP. Pleiku (tỉnh Gia Lai) đang tập trung chỉ đạo các cơ quan, đơn vị và các xã, phường quyết liệt triển khai các giải pháp đẩy nhanh tiến độ thi công, giải ngân vốn các công trình xây dựng cơ bản trên địa bàn. Thành phố quyết tâm đạt tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công trên 95% theo kế hoạch.

Nhà máy chế biến nông sản Olam của Chi nhánh Công ty TNHH Olam Việt Nam tại Gia Lai. Ảnh: H.D

Gia Lai đa dạng hình thức thu hút đầu tư FDI

(GLO)- Gia Lai đang đa dạng hóa các hình thức thu hút đầu tư, trong đó có các dự án đầu tư nước ngoài (FDI). Đây là cơ sở để các dự án FDI trên địa bàn tỉnh sẽ tăng cả về số lượng và chất lượng trong thời gian tới.

Sản phẩm được trao giải thưởng Mai An Tiêm của HTX Nông nghiệp và Dịch vụ Nam Yang. ở xã Nam Yang, huyện Đak Đoa. *Ảnh: Hoàng Cư

Gia Lai có 3 sản phẩm được trao giải thưởng Mai An Tiêm

(GLO)- Chủ tịch Liên minh Hợp tác xã Việt Nam Cao Xuân Thu Vân mới ký quyết định công nhận danh hiệu sản phẩm tiêu biểu của Hợp tác xã năm 2024 và trao giải thưởng Mai An Tiêm lần thứ nhất. Toàn quốc có 100 sản phẩm thì Gia Lai có 3 sản phẩm được công nhận danh hiệu sản phẩm tiêu biểu của Hợp tác xã năm 2024 và trao giải thưởng Mai An Tiêm

Nhiều hội viên nông hội mong muốn được tiếp cận nguồn vốn vay để phát triển sản xuất, kinh doanh. Ảnh: H.D

Tăng khả năng tiếp cận vốn cho nông hội

(GLO)- Mô hình nông hội trên địa bàn tỉnh Gia Lai đã góp phần giúp nông dân chuyển dần từ tư duy sản xuất nông nghiệp sang tư duy kinh tế nông nghiệp, đẩy mạnh ứng dụng khoa học kỹ thuật tiên tiến vào sản xuất, nâng giá trị các sản phẩm.