Cấp phép bay chở công dân Việt Nam về nước, không yêu cầu bất kỳ văn bản xét duyệt nhân sự

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Bộ GTVT đồng ý với đề xuất của Cục Hàng không cho phép triển khai ngay việc thông báo và cấp phép bay cho các hãng hàng không chở công dân Việt Nam về nước trên các chuyến bay thường lệ, không thường lệ mà không yêu cầu bất kỳ văn bản xét duyệt nhân sự.

Sau khi Thủ tướng Phạm Minh Chính chỉ đạo nhanh chóng đưa công dân còn mắc kẹt ở nước ngoài về nước ngay trong dịp Tết nguyên đán Nhâm Dần 2022, ngay trong ngày 31-1, Bộ Giao thông vận tải (GTVT) đã triển khai chỉ đạo.

 

Công dân Việt Nam nhập cảnh tại sân bay Nội Bài - Ảnh: Dương Ngọc
Công dân Việt Nam nhập cảnh tại sân bay Nội Bài. Ảnh: Dương Ngọc


Thứ trưởng Bộ GTVT Lê Anh Tuấn đã ký văn bản đồng ý về chủ trương đề xuất của Cục Hàng không tại văn bản số 429/CHK-VTHK.

Bộ GTVT yêu cầu Cục Hàng không chủ động phối hợp chặt chẽ với các cơ quan, đơn vị của các Bộ, ngành và địa phương liên quan khẩn trương cấp phép cho hãng hàng không chở công dân Việt Nam về nước, nhất là từ các địa bàn hiện vẫn còn nhiều công dân ta đang "mắc kẹt", báo cáo Bộ GTVT kết quả thực hiện.

Trước đó, cùng ngày 31-1, tại văn bản số 429/CHK-VTHK gửi Bộ GTVT, Phó Cục trưởng Cục Hàng không Đinh Việt Sơn cho biết triển khai ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Phạm Minh Chính tại văn bản số 777/VPCP-QHQT ngày 31-1-2022 của Văn phòng Chính phủ về việc triển khai đưa công dân Việt Nam ở nước ngoài về nước, trong đó "Bộ GTVT khẩn trương cấp phép cho hãng hàng không nước ngoài chở công dân Việt Nam về nước", Cục báo cáo Bộ GTVT nội dung cần triển khai và xin ý kiến chỉ đạo.

Trước đó, việc hỗ trợ công dân Việt Nam được về nước đã được Cục Hàng không báo cáo Bộ GTVT tại công văn số 425/CHK-VTHK ngày 28-1-2022. Theo đó, Cục đề xuất Bộ báo cáo Thủ tướng Chính phủ "dỡ bỏ hoàn toàn các hạn chế về nhập cảnh đối với công dân Việt Nam khi về nước, không giới hạn loại hình hàng không, hàng hải...), hình thức vận chuyển (thường lệ, không thường lệ).

Nhằm triển khai cụ thể chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, tiếp theo đề xuất tại công văn 425/CHK-VTHK nêu trên, Cục Hàng không kiến nghị Bộ GTVT cho phép triển khai ngay việc thông báo và cấp phép bay cho các hãng hàng không chở công dân Việt Nam về nước trên các chuyến bay thường lệ, không thường lệ mà không yêu cầu bất kỳ văn bản xét duyệt nhân sự". Các yêu cầu về kiểm soát y tế vẫn tuân thủ các hướng dẫn của Bộ Y tế nêu tại công văn số 10688/BYT-MT ngày 16-12-2021.

Trước đó, ngày 31-1, Văn phòng Chính phủ có văn bản số 777/VPCP-QHQT truyền đạt ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Phạm Minh Chính về việc nhanh chóng đưa công dân còn mắc kẹt ở nước ngoài về nước ngay trong dịp Tết nguyên đán Nhâm Dần 2022.

Trên cơ sở đề xuất của Bộ Ngoại giao trước tình hình còn nhiều công dân Việt Nam ở nước ngoài bị mắc kẹt do các chuyến bay thương mại chưa được khôi phục hoàn toàn ở các nước, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chỉ đạo nhanh chóng đưa công dân còn mắc kẹt ở nước ngoài về nước ngay trong dịp Tết nguyên đán Nhâm Dần 2022.

Theo báo cáo của Bộ Ngoại giao, hiện nay, còn khá nhiều công dân Việt Nam đang bị mắc kẹt ở các nước, đặc biệt là tại khu vực Trung Đông - châu Phi, có khoảng hơn 600 công dân đang bị mắc kẹt, không thể về nước. Trong đó tại Ả Rập Saudi có khoảng 200 người; Angola có 150 người; Các tiểu vương quốc Ả Rập thống nhất (UAE) có 85 người và rải rác tại các quốc gia khác trong khu vực.

Trên cơ sở đề xuất của Bộ Ngoại giao, phù hợp với chủ trương của Chính phủ nêu tại Nghị quyết 128/NQ-CP, Thủ tướng Chính phủ đã yêu cầu Bộ Giao thông Vận tải khẩn trương cấp phép cho các hãng hàng không nước ngoài chở công dân Việt Nam về nước, trong đó có các địa bàn còn nhiều công dân "mắc kẹt" và nhanh chóng ban hành hướng dẫn cụ thể để thống nhất triển khai; các Bộ, cơ quan liên quan phối hợp chặt chẽ trong việc tiếp nhận công dân Việt Nam về nước; các địa phương có công dân nhập cảnh chủ động phối hợp thực hiện các biện pháp theo dõi y tế, bảo đảm kiểm soát hiệu quả dịch bệnh nhằm đáp ứng mong mỏi của các công dân Việt Nam ở nước ngoài đang có nhu cầu về nước trong dịp Tết Nguyên đán Nhâm Dần 2022.

Hiện nay, Bộ Ngoại giao đã chỉ đạo các cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài tiếp tục theo dõi sát sao, nắm chắc tình hình công dân Việt Nam tại địa bàn để kịp thời hỗ trợ, tạo điều kiện cho các công dân về nước dịp Tết Nguyên đán trên các chuyến bay chở khách của các hãng hàng không nước ngoài; tiếp tục thực hiện tốt các biện pháp bảo hộ công dân và các vấn đề gấp liên quan.

Theo Dương Ngọc (NLĐO)

Có thể bạn quan tâm

Gia Lai: Không ban hành văn bản quy phạm pháp luật đối với 4 loại giấy tờ về sở hữu đất và nhà ở

Gia Lai: Không ban hành văn bản quy phạm pháp luật đối với 4 loại giấy tờ về sở hữu đất và nhà ở

(GLO)- Ủy ban nhân dân tỉnh Gia Lai vừa thống nhất không ban hành văn bản quy phạm pháp luật theo quy định tại điểm n khoản 1 Điều 137 Luật Đất đai năm 2024 đối với 4 loại giấy tờ do UBND TP. Pleiku và Văn phòng Đăng ký đất đai chi nhánh thành phố đề xuất.

Quy định mới về đầu tư điểm dừng xe, đỗ xe trên đường cao tốc

Quy định mới về đầu tư điểm dừng xe, đỗ xe trên đường cao tốc

(GLO)- Sở Giao thông-Vận tải (GT-VT) tỉnh Gia Lai vừa có công văn gửi các sở, ngành, địa phương và đơn vị có liên quan, phổ biến Thông tư số 58/2024/TT-BGTVT ngày 15-11-2024 của Bộ GT-VT quy định về đầu tư điểm dừng xe, đỗ xe và vị trí, quy mô trạm dừng nghỉ, điểm dừng xe, đỗ xe trên đường cao tốc.

Nhiều dự án trùm mền hàng thập kỷ sắp được 'hồi sinh'

Nhiều dự án trùm mền hàng thập kỷ sắp được 'hồi sinh'

Ngày 3.12, UBND TP.HCM đã phân công cho Chủ tịch, 5 Phó chủ tịch theo dõi, chỉ đạo giải quyết cụ thể từng dự án tồn đọng, dừng thi công để khẩn trương triển khai, hoàn thành, đưa vào sử dụng chống lãng phí, thất thoát. Điều này hứa hẹn sẽ giúp cho các dự án trùm mền nhiều năm trời có cơ hội hồi sinh trở lại.

Bộ Xây dựng đề xuất phát hành trái phiếu 100.000 tỷ đồng cho vay ưu đãi nhà ở xã hội. Ảnh nguồn doanhnghieptiepthi.vn

Đề xuất phát hành 100.000 tỷ đồng trái phiếu cho vay mua nhà ở xã hội

(GLO)- Bộ Xây dựng đang xin ý kiến các bộ, ngành về dự thảo Nghị quyết về nguồn vốn ưu đãi cho phát triển nhà ở xã hội quy mô khoảng 100.000 tỷ đồng từ phát hành trái phiếu Chính phủ. Đây là lần đầu tiên Bộ Xây dựng đề xuất áp dụng gói nhà ở xã hội bằng phát hành trái phiếu.