Cao tốc Bắc - Nam không nếm "quả đắng" trong việc chỉ định thầu?

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Chiều tối (5/5), tại buổi họp báo thường kỳ của Chính phủ, Thứ trưởng Bộ Giao thông Vận tải (GTVT) Nguyễn Ngọc Đông đã thông tin về việc chỉ định thầu hay tổ chức đấu thầu để lựa chọn nhà thầu dự án cao tốc Bắc - Nam đang được dư luận quan tâm.
Trước những vấn đề được báo chí nêu ra về việc chuyển đổi 8 dự án đầu tư PPP trong đường cao tốc Bắc - Nam sang đầu tư công, năm 2011 Chính phủ phải ra nghị quyết về việc đình hoãn một loạt dự án giao thông. Nếu dự án cao tốc Bắc - Nam tiếp tục thực hiện chỉ định thầu thì có phải là một bước thụt lùi hay không khi mà Nghị quyết 52 của Quốc hội cũng yêu cầu chọn nhà đầu tư và thực tế chúng ta cũng phải nếm những "quả đắng" trong việc chỉ định thầu trong đầu tư BOT? Thứ trưởng Nguyễn Ngọc Đông cho biết: "Đã sơ tuyển xong 8 dự án này".
Thứ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Ngọc Đông. (Ảnh: IT)
Thứ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Ngọc Đông. (Ảnh: IT)
Theo Thứ trưởng Nguyễn Ngọc Đông, trên cơ sở đề xuất của các bộ, ngành, Chính phủ đã có Nghị quyết 41 ngày 9/4/2020 đồng ý thống nhất chủ trương chuyển đổi 8 dự án cao tốc Bắc - Nam sang đầu tư công. Chủ trương đầu tư 8 dự án này đã được Quốc hội thông qua bằng Nghị quyết 52.
Trên cơ sở đó, Thủ tướng đã có chỉ đạo Bộ GTVT triển khai thủ tục để báo cáo các cấp có thẩm quyền. Bộ GTVT đã xúc tiến công tác chuẩn bị dự án, điều chỉnh chủ trương đầu tư và đã có báo cáo với Chính phủ, báo cáo Quốc hội, có tờ trình ngày 4/5 và sẽ qua bước thẩm định trước khi báo cáo Quốc hội xem xét chủ trương chuyển đổi.
Đối với kết quả lựa chọn nhà thầu, Thứ trưởng Nguyễn Ngọc Đông cho hay: "Hiện, Bộ GTVT đang thực hiện Nghị quyết 52 của Quốc hội và cũng đang triển khai các thủ tục liên quan và đạt được kết quả bám sát tiến độ. Cụ thể là đã sơ tuyển xong 8 dự án này, cơ bản là có các nhà đầu tư đăng ký. Trong đó, Bộ GTVT cũng mong các nhà đầu tư đủ năng lực, rồi triển khai tất cả các thiết kế kỹ thuật, duyệt các kỹ thuật, dự toán của đối tác công tư, hồ sơ thầu cũng đang xúc tiến các bước.
Bên cạnh đó là chuẩn bị những nội dung liên quan đến điều chỉnh chủ trương đầu tư để báo cáo Quốc hội trong kỳ họp tới. Trường hợp chuyển sang đầu tư công mà được Quốc hội thông qua, điều chỉnh chủ trương đầu tư thì chúng tôi cũng đã có bước chuẩn bị từ bây giờ. Tất nhiên là chuẩn bị nhưng chưa duyệt, gồm có là những công tác như điều chỉnh dự án đầu tư. Sau này khi cấp có thẩm quyền cho phép thì sẽ quyết định cũng như rà soát lại các thiết kế kỹ thuật vì mỗi hình thức đầu tư có tính toán khác nhau.
"Về việc chỉ định thầu với bài học từ 2011 - 2012, kiến nghị của chúng tôi là thực hiện theo quy định của pháp luật tổ chức đấu thầu, lựa chọn nhà thầu. Tóm lại việc triển khai song song theo hai hình thức, đến khi có nghị quyết mới của Quốc hội thì sẽ có triển khai theo quy định của pháp luật", Thứ trưởng Nguyễn Ngọc Đông khẳng định.
Trước đó, Bộ GTVT đã ban hành quyết định phê duyệt kết quả sơ tuyển lựa chọn nhà đầu tư thực hiện cao tốc Bắc - Nam đoạn Mai Sơn - QL45. Liên danh nhà đầu tư trúng tuyển tại dự án gồm: Liên danh Công ty CP Đầu tư xây dựng Trung Nam - Công ty CP Tập đoàn xây dựng miền Trung - Công ty CP Tập đoàn Đầu tư xây dựng Cường Thịnh Thi - Công ty CP Xây dựng và lắp máy Trung Nam - Công ty CP CMVIETNAM.
Liên danh thứ hai là Công ty CP Tập đoàn Thành Công - Công ty CP Hyundai Thành Công Việt Nam - Công ty CP Tập đoàn CIENCO4.
Được biết, dự án cao tốc Mai Sơn (Ninh Bình) - QL45 (Thanh Hóa) dài 63,37km, phân kỳ đầu tư làm hai giai đoạn. Giai đoạn 1 đầu tư 4 làn xe, chiều rộng nền đường 17m, dự kiến khởi công năm 2020, cơ bản hoàn thành năm 2021. Dự án được thực hiện đầu tư theo hình thức đối tác công tư (PPP), loại hợp đồng BOT với tổng mức đầu tư khoảng 12.918 tỷ đồng, gồm: 3.169 tỷ đồng vốn Nhà nước hỗ trợ bằng vốn trái phiếu Chính phủ, còn lại là vốn chủ sở hữu và vốn huy động của nhà đầu tư.
Theo Thế Anh (Dân Việt)

Có thể bạn quan tâm

Bất động sản Việt Nam sẵn sàng bước vào Kỷ nguyên mới

Bất động sản Việt Nam sẵn sàng bước vào Kỷ nguyên mới

Khép lại một năm với sự phục hồi tích cực nhờ các bước tiến lớn trong việc hoàn thiện hành lang pháp lý, nhiều nhận định cho rằng năm 2024 là một năm bản lề, là nền tảng tạo động lực cho thị trường bất động sản Việt Nam sẵn sàng bước vào Kỷ nguyên mới - Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam.