Cảnh sát giao thông cũng như người dân đừng lơ là Nghị định 100

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News

Ngày đầu nghỉ Tết Dương lịch 23 người thương vong vì tai nạn giao thông, trong đó có 11 người chết, 12 người bị thương.

 

 Nghị định 100 hạn chế tai nạn giao thông năm 2020 Ảnh P.Tuấn
Nghị định 100 hạn chế tai nạn giao thông năm 2020 Ảnh P.Tuấn


Mới một ngày đã có 11 người chết, và khó để ngăn chặn được tai nạn khi người dân quá coi thường pháp luật giao thông. Hết đợt nghỉ Tết Dương lịch, con số chắc sẽ tăng ít nhất gấp ba lần so với ngày đầu năm.

Theo thống kê của Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia, năm 2020, đường bộ xảy ra 8.177 vụ tai nạn giao thông, làm chết 6.575 người, bị thương 4.354 người. So với cùng kỳ năm trước giảm 844 vụ, giảm 883 người chết, giảm 700 người bị thương.

Giảm được gần 900 người chết là điều quá đáng mừng, nhưng cần phân tích yếu tố nào tác động làm giảm tai nạn giao thông năm 2020.

Có phải vì năm 2020, Nghị định 100 có hiệu lực, người dân có ý thức hơn, đã uống rượu bia là không lái xe?

Có phải vì năm 2020, đại dịch Covid-19 đã cầm chân nhiều người, phải giãn cách xã hội và hạn chế đi lại?

Trong hai yếu tố trên, Nghị định 100 là căn bản, việc không lái xe sau khi uống rượu bia đã hình thành phần nào trong ý thức của người dân, quy định của pháp luật đã đi vào đời sống, dù chưa phải hoàn toàn.

Nhưng có một thực tế, từ khi bùng phát đại dịch Covid-19, cả nước tập trung vào phòng chống dịch, nên "quên" Nghị định 100, cảnh sát giao thông ít "ra quân" xử phạt người uống bia rượu lái xe như giai đoạn đầu.

Người dân thường hay "nhờn" luật, nếu thấy cảnh sát giao thông không thường xuyên đo nồng độ rượu bia và xử phạt, thì rất dễ trở lại thói quen cũ. Còn nếu như cảnh sát giao thông xử phạt gắt gao, báo chí đưa tin các trường hợp bị xử phạt hằng ngày, thì các ma men sợ bị mất tiền mà thối lui.

Ví dụ như trong dịp Tết Dương lịch, được nghỉ 3 ngày, nhiều người ăn chơi nhảy múa, tiệc tùng linh đình, sẽ có không ít người uống rượu bia lái xe. Thử hỏi, lực lượng chức năng cả nước xử phạt được bao nhiêu trường hợp?

Từ nay đến Tết Nguyên đán, sẽ còn nhiều liên hoan tổng kết, lễ lạt, khởi công động thổ, tiệc tất niên, và nguy cơ tai nạn giao thông tăng cao là quá rõ. Đề nghị cảnh sát giao thông tập trung xử phạt để ngăn chặn thói quen say xỉn lái xe, hạn chế tai nạn.

Xin đưa ra một so sánh, đại dịch Covid-19 kinh khủng như thế, nhưng cho đến nay, Việt Nam có 35 ca tử vong, còn cũng thời gian tương đương một năm, lại có 6.575 người chết vì tai nạn giao thông đường bộ.

Vậy thì, hãy ngăn chặn tai nạn giao thông, và xin đừng lơ là Nghị định 100.

 

https://laodong.vn/su-kien-binh-luan/canh-sat-giao-thong-cung-nhu-nguoi-dan-dung-lo-la-nghi-dinh-100-867246.ldo

Theo Lê Thanh Phong (LĐO)

Có thể bạn quan tâm

Nâng chuẩn an toàn giao thông

Nâng chuẩn an toàn giao thông

Mới đây, Việt Nam đã tổ chức lễ tưởng niệm nạn nhân tử vong do tai nạn giao thông năm 2024. Theo số liệu thống kê được thông tin tại buổi lễ, từ tháng 1 - 10, cả nước xảy ra 19.711 vụ tai nạn giao thông, làm chết 9.061 người, bị thương 14.685.

Giá trị của liên hoan

Giá trị của liên hoan

Liên hoan Cải lương toàn quốc năm 2024 tổ chức tại TP Cần Thơ vừa khép lại. Bên cạnh những hồ hởi, vui vẻ, nhiều nỗi niềm của sân khấu cải lương truyền thống cũng đã bộc lộ trong mùa liên hoan năm nay.

'Lớp học đảo ngược' với ChatGPT

'Lớp học đảo ngược' với ChatGPT

Chẳng còn gì ngạc nhiên khi nghe chuyện học trò sử dụng ChatGPT và có thể là nhiều hỗ trợ AI khác nữa để "xử đẹp" các bài tập môn này môn kia. Nhưng cũng chẳng có lý do gì để đặt ra chuyện cấm dùng những hỗ trợ đó.

Cái gì mới mà hay thì phải làm!

Cái gì mới mà hay thì phải làm!

Trong báo cáo của Chính phủ trình Quốc hội tại kỳ họp thứ 8, Thủ tướng Chính phủ đã nhấn mạnh: đổi mới mạnh mẽ tư duy, cách nghĩ, cách làm như lời Chủ tịch Hồ Chí Minh từng căn dặn Cái gì cũ mà xấu thì phải bỏ. Cái gì cũ mà không xấu, nhưng phiền phức thì phải sửa đổi cho hợp lý.

Thích ứng với sụt lún

Tp Hồ Chí Minh cần thích ứng với sụt lún

Những nghiên cứu về tình trạng sụt lún công bố gần đây cho thấy nguy cơ 'chìm dần' của TP.HCM không thể xem thường, đặc biệt là tốc độ lún nền đất cao gấp khoảng hai lần mực nước biển dâng (khoảng 1 cm/năm). Đáng lo ngại hơn, sụt lún chưa có dấu hiệu dừng lại.