Cảnh giác với "chiêu" khuyến mại hàng kém chất lượng

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Cuối năm khi nhu cầu tiêu dùng, mua sắm tăng cao cũng là cơ hội vàng cho các mặt hàng kém chất lượng tấn công thị trường. Thị trường nông thôn, vùng sâu, vùng xa nơi đời sống kinh tế và khả năng lựa chọn hàng tiêu dùng của người dân còn hạn chế chính là mảnh đất màu mỡ cho hàng kém chất lượng hoành hành.

1001 chiêu câu khách

 

Một điểm bán quần jean mới mọc lên trên vỉa hè đường Hùng Vương, thị trấn Chư Sê. Ảnh: Lê Hòa
Một điểm bán quần jean mới mọc lên trên vỉa hè đường Hùng Vương, thị trấn Chư Sê. Ảnh: Lê Hòa

Ngay sát cổng chính chợ phía Nam thị trấn Chư Sê (huyện Chư Sê), một tốp bán mặt hàng chăn, ga, gối, nệm được dựng lên. Hàng hóa được bày bán trên mấy tấm bạt sơ sài nhưng đội ngũ nhân viên bán hàng mặc đồng phục quần đen, áo sơ mi trắng nhìn khá chuyên nghiệp. Điểm thu hút nhất của cửa hàng di động này chính là tấm pa nô ghi nội dung chương trình khuyến mại “giảm giá 300 ngàn đồng/nệm và nhiều phần quà hấp dẫn khi mua sản phẩm” kèm chiếc loa ngoài trời, công suất khá lớn liên tục phát ra nội dung chương trình khuyến mại giảm giá của nhãn hàng nệm T.P.

Cụ thể, khách hàng sẽ được giảm giá 300 ngàn đồng/sản phẩm nệm T.P cho tất cả các kích thước 1,2 mét x 2 mét, 1,4 mét x 2 mét và 1,6 mét x 2 mét. “Nệm T.P 1,6 mét x 2 mét giá gốc 1,65 triệu đồng giảm còn 1,35 triệu đồng. Ngoài ra, khách hàng sẽ còn được tặng thêm một bộ màn cao cấp, vỏ và ruột gối hơi cao cấp, vỏ và ruột gối ôm cao cấp…”-đó là nội dung chương trình khuyến mại được phát ra từ hệ thống loa rao. Khách hàng khi mua sẽ có xe đưa hàng về giao tận nơi.

Chương trình cũng đưa ra lời giải thích khá hợp lý cho chương trình khuyến mại hấp dẫn: Xả hàng tồn cuối năm và không quên kèm lời “trấn an”: Hàng tồn chất lượng được bảo quản kỹ lưỡng. Trong thời điểm cận Tết, nông dân vừa thu hoạch xong cà phê và nhất là thời tiết lạnh khiến không ít người đã chi tiền để rước các sản phẩm này về nhà.

 

Quần áo trẻ em khá hút khách. Ảnh: Lê Hòa
Quần áo trẻ em khá hút khách. Ảnh: Lê Hòa

Tại các tuyến đường chính quanh khu vực chợ Chư Sê, Công viên Kpa Klơng… của thị trấn Chư Sê, tầm 4 giờ chiều trở về tối, la liệt các “siêu thị mặt đất” được mọc lên tại các điểm đông người đi lại. Nào giày dép, quần áo trẻ em, người lớn, túi xách, mũ… với mức giá rẻ bất ngờ: quần áo bộ trẻ em 50-70 ngàn đồng/bộ, quần jean nam-nữ giá 160-190 ngàn đồng/chiếc; giày dép, túi xách 100-200 ngàn đồng/bộ, đôi… “Em chỉ bán hàng Việt Nam và Thái Lan thôi chị ạ, chứ không bán hàng Tàu”-chị bán hàng ngay khu vực ngã ba Hùng Vương-Hoàng Văn Thụ (thị trấn Chư Sê), nhanh nhảu PR.

Bên cạnh mức giá rẻ thì màu sắc bắt mắt và kiểu dáng trẻ trung là những “vũ khí” để loại hàng vỉa hè này thu hút người tiêu dùng. Không những thế, các sản phẩm vỉa hè thường hướng đến mặt hàng dành cho người tiêu dùng trẻ-nhóm đối tượng thích mua sắm và mạnh dạn rút hầu bao.

“Của rẻ là của ôi”

 

“Thiên đường” các loại giày dép vỉa hè. Ảnh: Lê Hòa
“Thiên đường” các loại giày dép vỉa hè. Ảnh: Lê Hòa

Đem thắc mắc về chương trình khuyến mại nệm hấp dẫn hỏi một chủ cửa hàng kinh doanh chăn, ga, gối, nệm khá lâu năm và có tiếng trên địa bàn TP. Pleiku, chị chia sẻ rằng, các loại nệm, chăn, gối… được bán dạo hay bán theo kiểu sạp di động tại vùng sâu, vùng xa hầu hết là hàng gia công và thậm chí là hàng Trung Quốc. Giá của chúng chỉ vài chục ngàn đồng (gối, màn, ga trải) đến vài trăm ngàn đồng (nệm, chăn). Khách hàng mua được tặng kèm theo nhiều sản phẩm, tưởng rằng đươc tặng nhưng thực chất là… bỏ tiền mua nguyên bộ với giá đắt. “Họ nói thời hạn bảo hành là 2 năm, thậm chí 5-10 năm nhưng chỉ một vài tháng sau khi dùng, chất lượng nệm, gối sẽ giảm ngay. Nhưng tới khi ấy, người tiêu dùng biết tìm ai mà bắt đền? Lần theo địa chỉ họ ghi trên nệm thì cũng mướt mùa xuân cũng chẳng thể ra”-vị chủ hệ thống phân phối nệm này, cho biết. Chị còn cho biết thêm, cùng là nệm mút hay nệm bông ép nhưng các mặt hàng kém chất lượng này sẽ rất xốp, mềm và nhẹ chứ không chắc chắn như hàng xịn. Khi ấn tay nhẹ đã lún sâu và rất lâu sau mới trở lại vị trí ban đầu…
 

Thống kê trên địa bàn tỉnh cho thấy, trong năm 2014, ngành chức năng tỉnh đã xử lý 17 vụ vi phạm liên quan đến sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, hàng kém chất lượng. Tổng số tiên nộp ngân sách nhà nước là 155,5 triệu đồng. So với các năm trước, tình hình sản xuất, buôn bán hàng giả, xâm phạm sở hữu trí tuệ, hàng kém chất lượng tăng cả về số vụ vi phạm và quy mô, mức độ vi phạm.

Với mặt hàng quần jean đổ đống được bán với giá 160-190 ngàn đồng/chiếc cho cả nam và nữ thì hầu hết đều là hàng không tem mác hoặc được gắn những cái mác đình đám: D&G, Jean,… Tuy nhiên, từ màu sắc đến chất liệu đều cho cảm giác hàng “dởm” bởi cầm chiếc quần jean thấy thô cứng, đường may cẩu thả, nhăn nheo. Thật khó ai biết chúng thực chất là hàng gì và chất lượng tới đâu khi được gắn những chiếc mác lập lờ, không một thông tin liên quan đến nhà sản xuất chịu trách nhiệm về sản phẩm… Và không chỉ ở các khu trung tâm, thị trấn, thị tứ, hàng kém chất lượng còn thường được các tay buôn chở bằng xe máy đi bán dạo tới tận khắp các buôn làng sâu xa nhất. Phổ biến là các loại mặt hàng tiêu dùng như: nệm, bếp gas, xoong nồi, đồ điện tử, quần áo…

Trao đổi với chúng tôi liên quan đến vấn đề trên, ông Lê Huy Vinh-Chi cục phó Chi cục Quản lý Thị trường tỉnh, cho biết: Công tác quản lý đối với các loại hình bán dạo, sạp tự phát vỉa hè là vô cùng khó khăn. “Chỉ thoáng thấy dáng lực lượng chức năng họ sẽ thu dọn và bỏ chạy ngay. Nếu cố truy đuổi đôi khi dễ dẫn đến tình huống nguy hiểm. Hơn nữa, họ hầu hết cũng chỉ là kinh doanh nhỏ lẻ, vốn ít mới chọn làm như thế. Nếu bắt và xử phạt họ đôi khi cũng tréo ngoe”-ông Vinh, nói.

“Nhằm quản lý tốt các hoạt động của thị trường, đặc biệt là trong dịp Tết Nguyên đán, các đội địa bàn đã được quán triệt tăng cường tối đa công tác kiểm tra, kiểm soát. Điều đáng mừng là hiện nay, nhận thức và kỹ năng mua sắm của người dân đã được nâng lên nhiều. Họ đã biết lựa chọn những sản phẩm có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng, tem mác đầy đủ, còn hạn sử dụng… Đây là yếu tố quan trọng nhất giúp suy yếu sức mạnh của hàng kém chất lượng”-ông Vinh cho biết thêm.

Lê Hòa

Có thể bạn quan tâm

Chủ tịch Hội đồng Dân tộc của Quốc hội trao quà Tết cho công nhân lao động khó khăn tỉnh Gia Lai

Chủ tịch Hội đồng Dân tộc của Quốc hội trao quà Tết cho công nhân lao động khó khăn tỉnh Gia Lai

(GLO)- Chiều 12-1, tại Hội trường 19-5 huyện Chư Prông (tỉnh Gia Lai), đồng chí Y Thanh Hà Niê Kđăm-Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ tịch Hội đồng Dân tộc của Quốc hội đã về thăm và trao quà Tết cho 100 công nhân, lao động có hoàn cảnh khó khăn đang làm việc tại 2 huyện Chư Prông, Đức Cơ và Công ty Quang Đức.
Krông Pa tổ chức Xuân đoàn kết-Tết yêu thương

Krông Pa tổ chức Xuân đoàn kết-Tết yêu thương

(GLO)- Sáng 12-1, Hội Liên hiệp phụ nữ (LHPN) huyện Krông Pa (tỉnh Gia Lai) tổ chức chương trình “Xuân đoàn kết-Tết yêu thương“ nhằm tạo khí thế vui tươi, đầm ấm nhân dịp Tết Quý Mão 2023 và chia sẻ khó khăn với hội viên phụ nữ nghèo trên địa bàn.
Làm giàu nhờ ý chí và nghị lực

Làm giàu nhờ ý chí và nghị lực

(GLO)- Đó là anh Cao Thanh Bình, dân tộc Chứt, ở làng Mơ Nú (xã Ia Kênh, TP. Pleiku, tỉnh Gia Lai). Từ người làm thuê, 20 năm sau, anh trở nên giàu có. Không chỉ nỗ lực làm giàu cho bản thân, anh còn góp phần lan tỏa hình ảnh sống tích cực, tham gia giải quyết việc làm tại địa phương.
Trao quà Tết của Thường trực Ban Bí thư cho công nhân lao động có hoàn cảnh khó khăn ở Gia Lai

Trao quà Tết của Thường trực Ban Bí thư cho công nhân lao động có hoàn cảnh khó khăn ở Gia Lai

(GLO)- Sáng 10-1, tại Nhà Văn hóa Lao động tỉnh Gia Lai, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) tỉnh tổ chức Chương trình trao quà Tết Quý Mão 2023 của Thường trực Ban Bí thư Trung ương Đảng, Tổng LĐLĐ Việt Nam đến 200 công nhân lao động có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn tỉnh và trao tặng kinh phí hỗ trợ 22 nhà “Mái ấm Công đoàn“ cho đoàn viên khó khăn về nhà ở.
SOS Gia Lai sẵn sàng hỗ trợ người dân

SOS Gia Lai sẵn sàng hỗ trợ người dân

(GLO)- Sau 2 năm hoạt động, Câu lạc bộ (CLB) Hỗ trợ giao thông SOS Gia Lai đã được công nhận là CLB trực thuộc Hội Chữ thập đỏ tỉnh. Đây là sự động viên, khích lệ kịp thời và tiếp thêm nguồn động lực để các thành viên tiếp tục chung tay hỗ trợ cộng đồng.
Phố núi ngày đầu năm

Phố núi ngày đầu năm

(GLO)- Phố núi Pleiku bước vào ngày đầu tiên của năm mới 2023 trong tiết trời trong lành, thoáng đãng. Không khí đông đúc, tất bật của những ngày thường dường như được thay bằng bức tranh yên bình với hình ảnh người người vui xuân và kỳ vọng vào những điều tốt đẹp. Phóng viên Báo Gia Lai điện tử đã ghi lại những khoảnh khắc này trong ngày đầu năm.
Liên đoàn Lao động tỉnh Gia Lai tổng kết, trao giải 2 cuộc thi "Đường về nhà" và tìm hiểu chính sách pháp luật

Liên đoàn Lao động tỉnh Gia Lai tổng kết, trao giải 2 cuộc thi "Đường về nhà" và tìm hiểu chính sách pháp luật

(GLO)- Sáng 28-12, Liên đoàn Lao động tỉnh Gia Lai tổ chức tổng kết và trao giải 2 cuộc thi sáng tác video, clip truyền thông “Đường về nhà“ và cuộc thi viết “Tìm hiểu chính sách pháp luật trong cán bộ, đoàn viên, công nhân viên chức-lao động (CNVC-LĐ) toàn tỉnh“ năm 2022.
Gia Lai tiến hành giám sát việc huy động, quản lý và sử dụng các nguồn lực phục vụ công tác phòng-chống dịch Covid-19

Gia Lai tiến hành giám sát việc huy động, quản lý và sử dụng các nguồn lực phục vụ công tác phòng-chống dịch Covid-19

(GLO)- Ngày 27-12, Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Gia Lai tiến hành giám sát việc huy động, quản lý và sử dụng các nguồn lực phục vụ công tác phòng, chống dịch Covid-19; việc thực hiện chính sách, pháp luật về y tế cơ sở, y tế dự phòng tại thị xã An Khê. Bà Siu Hương-Tỉnh ủy viên, Phó Trưởng đoàn chuyên trách Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh làm trưởng đoàn giám sát.
Tặng quà cho 100 học sinh có hoàn cảnh khó khăn tại huyện Đức Cơ

Tặng quà cho 100 học sinh có hoàn cảnh khó khăn tại huyện Đức Cơ

(GLO)- Chiều 22-12, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh Gia Lai phối hợp cùng Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật TP. Hồ Chí Minh tổ chức tặng quà cho các em học sinh người dân tộc thiểu số có hoàn cảnh khó khăn tại trường Tiểu học Võ Văn Kiệt (xã Ia Dơk, huyện Đức Cơ, tỉnh Gia Lai).
Gia Lai quy định về quay vòng vốn hỗ trợ cộng đồng đối với các dự án thuộc chương trình mục tiêu quốc gia

Gia Lai quy định về quay vòng vốn hỗ trợ cộng đồng đối với các dự án thuộc chương trình mục tiêu quốc gia

Ủy ban nhân dân tỉnh Gia Lai vừa có Quyết định số 42/2022/QĐ-UBND về cơ chế quay vòng một phần vốn hỗ trợ để luân chuyển trong cộng đồng thực hiện hoạt động hỗ trợ phát triển sản xuất cộng đồng thuộc các Chưong trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2021-2025 trên địa bàn tỉnh.