"Canh cửa" nhập khẩu

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Nông nghiệp là bệ đỡ của nền kinh tế nước ta. Điều này đã được chứng minh thuyết phục trong thực tế hàng chục năm và qua 2 năm 2020-2021, mọi lĩnh vực khác đều bị sa sút do đại dịch Covid-19 thì nông nghiệp vẫn vững vàng vai trò trụ cột.

Thế nhưng, hai mảng quan trọng của ngành nông nghiệp là trồng trọt và chăn nuôi lại đang gặp những vấn đề nan giải.

Khá nóng bỏng hiện nay trong mảng trồng trọt là sự tăng giá phi mã của phân bón. Mỗi năm nước ta có nhu cầu sử dụng 11 triệu tấn phân bón, trong khi đó năng lực sản xuất trong nước khoảng 7,3 triệu tấn nên phải nhập lượng còn lại để bù thiếu hụt. 9 tháng đầu năm 2021, Việt Nam đã nhập khẩu 3,2 triệu tấn, cùng với đó là một lượng lớn nguyên liệu để sản xuất phân bón trong nước.

Cũng 9 tháng qua, các nhà máy nội địa đã sản xuất được gần 5,7 triệu tấn. Theo các cơ quan hữu trách, sản lượng này cơ bản đáp ứng được nhu cầu trong nước. Thế nhưng, do một số loại phân bón quan trọng Việt Nam chưa sản xuất được, phải nhập 100% (hơn 1 triệu tấn/năm; như kali, SA) nên bị động về nguồn hàng và phụ thuộc vào giá nhập khẩu. Điều này khiến giá một số loại tăng cao ngất: ure tăng từ 350.000 đồng/bao 50 kg lên 840.000 đồng, DAP tăng từ 600.000 đồng/bao lên 1,2 triệu đồng/bao, kali cũng cán mức 750.000 đồng/bao... Các chuyên gia nông nghiệp tính toán: Giá phân bón chót vót như thế này chắc chắn đẩy chi phí sản xuất lúa vụ đông xuân 2021-2022 tăng thêm 11,2 tỉ đồng, nông dân phải tốn kém rất lớn, nếu chẳng may bị mất mùa hoặc lúa gạo rớt giá thì sẽ thiệt đơn thiệt kép.

Căng thẳng không kém trồng trọt là chăn nuôi, trong đó giá heo xuất chuồng quá thấp đang khiến người nuôi lao đao.

Cụ thể, giá bán heo hơi ở miền Nam đang chỉ khoảng 35.000 đồng/kg, trong khi giá thành trên 55.000 đồng/kg, người nuôi đã 2 năm nay chịu lỗ nặng. Nguyên nhân, do dịch Covid-19 nên nhu cầu tiêu thụ giảm trong khi chi phí chăn nuôi (con giống, thức ăn, chuồng trại...) vẫn cố định, thậm chí tăng; cùng với đó là sự cạnh tranh gay gắt của thịt heo đông lạnh nhập khẩu. Hiện cả nước đang thừa cung 8 triệu con heo thịt, sắp tới thịt heo đông lạnh được phép nhập khẩu 250.000 tấn nữa (tương đương 4 triệu con heo thịt), vậy thì giá heo hơi sẽ tụt giảm dữ dội thêm, người chăn nuôi còn khóc dài dài.

Vậy nhưng lại xảy ra nghịch lý: giá heo xuất chuồng thấp đến thế nhưng giá thịt "nóng" bán đến tay người tiêu dùng rất cao: tại chợ từ 65.000-100.000 đồng/kg, tại siêu thị từ 98.000-130.000 đồng/kg. Rõ ràng là các khâu trung gian hưởng lợi khá nhiều, quá bất công cho người chăn nuôi cực nhọc!

Ngành chăn nuôi trong nước thừa nhận họ bị thịt đông lạnh "hạ đo ván". Ấy là bởi theo quy định hiện nay, thịt đông lạnh nhập thoải mái, không áp hạn ngạch (quota), giá không đắt. Đây là nguyên nhân chính dẫn đến thừa nguồn cung, không chỉ thịt heo mà các loại thịt khác cũng cùng cảnh ngộ.

Trong lúc người trồng trọt, chăn nuôi tìm giải pháp tiết giảm chi phí đầu vào để tăng lợi nhuận, bảo đảm sản xuất bền vững thì các bộ, ngành cần gấp rút áp dụng các hàng rào kỹ thuật đối với sản phẩm nhập khẩu để bảo vệ người nuôi trồng nước ta và bình ổn thị trường. Hỗ trợ cho trụ đỡ nông nghiệp cũng chính là bảo vệ lợi ích quốc gia.

Theo AN QUÝ (NLĐO)

Có thể bạn quan tâm

Giáo dục dùng roi vọt hay ngọt bùi?

Giáo dục dùng roi vọt hay ngọt bùi?

Những giọt nước mắt ân hận muộn màng, những đôi mắt thất thần, những ngón tay bấu chặt lấy mặt bàn đến tứa máu, và cả những cái cười khẩy, bất cần của học sinh phạm lỗi, đều khiến tôi - một giáo viên hơn hai mươi năm đi dạy - ám ảnh nhiều đêm.

Niềm vui nhân đôi

Niềm vui nhân đôi

Chỉ đạo của Tổng Bí thư Tô Lâm về việc các trường tiểu học, THCS triển khai dạy học 2 buổi mỗi ngày không thu phí từ năm học 2025 - 2026 thực sự là thông tin mang lại 'niềm vui nhân đôi' với phụ huynh cả nước.

Hoàn thuế, bao giờ chuyển sang 'phục vụ'?

Hoàn thuế, bao giờ chuyển sang 'phục vụ'?

Đó là câu hỏi của nhiều cá nhân, doanh nghiệp trong bối cảnh thủ tục, quy trình hoàn thuế hiện nay vẫn còn rắc rối, bất hợp lý. Thậm chí trong Dự thảo thuế giá trị gia tăng đang lấy ý kiến, quy định về hoàn thuế còn đẩy rủi ro về phía người mua hàng.

Thể chế minh bạch

Thể chế minh bạch

Chính phủ sẽ phải nỗ lực nhiều hơn trong việc xây dựng thể chế, pháp luật nâng cao hiệu quả từ chi tiêu công đến hoạt động kiến tạo để doanh nghiệp phát triển.

Hiệu quả từ tinh gọn bộ máy

Hiệu quả từ tinh gọn bộ máy

Việc triển khai tinh gọn bộ máy đang mang lại nhiều hiệu quả to lớn, cụ thể trong khuôn khổ bài viết này là hiệu quả từ đề xuất chuyển quyền cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lần đầu (sổ đỏ) cho người dân về cấp xã của Sở TN-MT TP.HCM.

Người lao động trong kỷ nguyên mới

Người lao động trong kỷ nguyên mới

Báo cáo của Tổ chức Lao động quốc tế từng chỉ ra trong cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, một số ngành nghề sẽ biến mất. Trong đó, những nghề có nguy cơ bị robot thay thế là công nhân nhà máy (44%), nhân viên thu ngân (40%), lái xe taxi (20%), nhân viên chăm sóc khách hàng (18%), phi công (16%)...