Cảnh báo hậu quả tàn khốc nếu Israel tấn công vào thành phố cuối cùng ở Nam Dải Gaza

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News
(GLO)- Ai Cập và Arab Saudi vừa lên tiếng sau khi Thủ tướng Benjamin Netanyahu báo hiệu sắp thực hiện một chiến dịch tấn công vào thành phố Rafah.
Biên giới Ai Cập với Dải Gaza. Ảnh: AP

Biên giới Ai Cập với Dải Gaza. Ảnh: AP

Ngày 10/2, Arab Saudi ra tuyên bố cảnh báo về “những hậu quả cực kỳ nguy hiểm nếu tấn công vào Rafah ở Dải Gaza”, vì thành phố này là “nơi ẩn náu cuối cùng của hàng trăm nghìn người”.

Còn Tạp chí Phố Wall đưa tin, các quan chức Ai Cập vừa cảnh báo rằng hiệp ước hòa bình suốt hàng thập kỷ giữa Ai Cập và Israel có thể bị đình chỉ nếu Lực lượng Phòng vệ Israel tiến vào Rafah, hoặc nếu bất kỳ người tị nạn nào của Rafah bị ép phải di chuyển về phía nam vào Bán đảo Sinai.

Reuters đưa tin, trong nỗ lực ngăn chặn làn sóng người tị nạn ồ ạt, trong hai tuần qua Ai Cập bố trí khoảng 40 xe tăng gần biên giới với Dải Gaza. Trước đó, Ai Cập đã gia cố bức tường biên giới và lắp đặt thêm thiết bị giám sát.

Các quan chức cấp cao trong chính quyền của Tổng thống Joe Biden công khai cảnh báo rằng cuộc tấn công Rafah sẽ là một “thảm họa”.

Cũng trong ngày 10/2, Hamas ra tuyên bố nói rằng hành động quân sự của Israel ở Rafah sẽ gây ra hậu quả thảm khốc, “có thể khiến hàng chục nghìn người tử vì đạo và bị thương”, và lực lượng này sẽ “buộc chính quyền Mỹ, cộng đồng quốc tế và Israel” phải chịu trách nhiệm.

Từ khi bắt đầu tấn công vào Dải Gaza, Israel kêu gọi người dân ở phía bắc sơ tán xuống phía nam. Rafah là thành phố tận cùng phía nam của dải đất và giáp biên giới với Ai Cập.

Trước đó khi ngày 4/2 Hamas đề nghị ngừng bắn trong 3 tháng thì tại một cuộc họp báo ngày 7/2, ông Netanyahu cho rằng đó là đề xuất ảo tưởng, và nhấn mạnh: “Áp lực quân sự tiếp tục là điều kiện cần thiết để giải phóng con tin” và “chiến thắng toàn diện trước Hamas là giải pháp duy nhất cho cuộc chiến tại Gaza”.

Thủ tướng Netanyahu cho rằng cuộc tấn công vào Rafah là rất quan trọng để hoàn thành mục tiêu loại trừ Hamas.

Liên quan ngày 10/2, quân đội Israel thông báo họ đã phát hiện một mạng lưới đường hầm dài hàng trăm mét được cho là của phong trào vũ trang Hồi giáo Hamas (kiểm soát Dải Gaza, thuộc Palestine), nằm bên dưới trụ sở Cơ quan Liên Hợp Quốc (LHQ) hỗ trợ người tị nạn Palestine ở (UNRWA), theo hãng tin Reuters.

UNRWA được thành lập để cứu trợ cho khoảng 700.000 người tị nạn Palestine sau chiến tranh Ả Rập - Israel năm 1948.

Khi xung đột Israel - Hamas bùng phát hồi tháng 10/2023, UNRWA được xem là lá chắn cuối cùng bảo vệ người dân Palestine. Theo số liệu của LHQ, hơn 2 triệu dân thường ở Dải Gaza (dân số Gaza khoảng 2,3 triệu người) phụ thuộc vào nguồn viện trợ từ UNRWA.

UNRWA cũng điều hành nơi trú ẩn cho hơn 1 triệu người phải sơ tán vì chiến tranh.

Có thể bạn quan tâm

Hàn Quốc đã nổ súng, tuyên bố 11 "khu vực nguy hiểm" thuộc biên giới liên Triều

Hàn Quốc đã nổ súng, tuyên bố 11 "khu vực nguy hiểm" thuộc biên giới liên Triều

(GLO)- Hội đồng Tham mưu trưởng liên quân Hàn Quốc (JCS) thông báo ngày 15/10, quân đội nước này đã nổ súng bắn cảnh cáo ở phía Nam Đường ranh giới quân sự (DML) chia cắt hai miền Triều Tiên. Động thái nhằm đáp trả việc Triều Tiên cho nổ tung một phần con đường nối với Hàn Quốc.

Nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un tại cuộc họp cùng các quan chức an ninh cấp cao ngày 14-10. Ảnh: KCNA

Căng thẳng không ngừng leo thang, lãnh đạo Triều Tiên họp tham vấn về an ninh quốc phòng

(GLO)- Ngày 15-10, Hãng thông tấn Trung ương Triều Tiên đưa tin, giữa bối cảnh tình hình căng thẳng không ngừng leo thang trên bán đảo Triều Tiên, nhà lãnh đạo Kim Jong-un đã chủ trì cuộc họp tham vấn về AN-QP vào ngày 14-10, đề ra phương hướng hành động quân sự trong tình hình hiện tại.