Cần tuân thủ quy định - "Thông chốt" trốn kiểm dịch nên xử lý hình sự

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Hành vi thông chốt, trốn kiểm dịch lúc này cần xem xét xử lý hình sự chứ không chỉ dừng lại ở phạt hành chính.

 

Hành vi thông chốt của tài xế lái xe cứu thương bị phạt 35 triệu đồng. Ảnh Y Hưng
Hành vi thông chốt của tài xế lái xe cứu thương bị phạt 35 triệu đồng. Ảnh Y Hưng


Công điện của Thủ tướng ghi rất rõ, người dân phải “ai ở đâu ở đấy”, tuyệt đối không để người dân di chuyển khỏi nơi cư trú từ sau ngày 31.7.2021 tới khi hết giãn cách, trừ những người được chính quyền cho phép.

Ấy thế nhưng tình trạng trốn qua các trạm kiểm dịch vẫn còn nhiều, thậm chí tinh vi hơn.

Đơn cử như vụ việc nam tài xế điều khiển xe cứu thương chở theo hai người sức khoẻ bình thường "thông chốt" kiểm soát đi từ thành phố Vinh (Nghệ An) vào Hà Nội với giá 3 triệu đồng.

Sau khi xem xét, cơ quan chức năng đề xuất xử phạt 35 triệu đồng với tài xế xe cứu thương.

Trót lọt thì được 3 triệu, bị bắt thì phạt hơn 10 lần, đó là cái giá phải trả rất đắt nhưng đã đủ răn đe?

Còn tại Đà Nẵng, lực lượng công an phát hiện một công dân trên địa bàn có cất giữ 7 “Giấy đi đường”. Đây là giấy “khống”, để trống thông tin người được cấp, đem về nơi cư trú cho nhiều người dân ở khu dân cư nhằm mục đích lưu thông dễ dàng qua các chốt kiểm dịch. Kết quả là đơn vị cấp giấy bị phạt 20 triệu, công dân trên bị phạt 7,5 triệu đồng.

Còn bao nhiêu xe cứu thương hay các loại xe được đi vào “luồng xanh” đã thực hiện thông chốt? Còn bao nhiêu giấy thông hành “khống” được sử dụng?

Đây là những hành vi gây nguy hiểm cho xã hội, chỉ là “1 người lơ là, cả xã hội vất vả”. Chỉ cần “lọt” một trường hợp nghi nhiễm sẽ tốn bao nhiêu công sức truy vết.

Cũng không thể không nhắc đến câu chuyện đau lòng dẫn đến sự hy sinh của một chiến sĩ công an trẻ ở TPHCM. Tối 2.8, trên đường làm nhiệm vụ tuần tra, kiểm soát phòng chống dịch, tổ công tác có Thượng úy Phan Tấn Tài, trinh sát Đội Cảnh sát điều tra tội phạm về ma túy Công an quận 6 phát hiện một đối tượng nghi vấn đối tượng sử dụng trái phép chất ma túy.

Trên đường đi, đối tượng không chấp hành, phóng xe bỏ chạy nên tổ tuần tra đuổi theo. Trong quá trình truy đuổi, đối tượng có dấu hiệu ép xe khiến xe của Thượng úy Phan Tấn Tài lao lên vỉa hè, va đập vào tường nhà dân khiến chiến sĩ Phan Tấn Tài hy sinh.

Càng cảm phục sự dũng cảm, không quản ngại hy sinh, quyết tâm bảo vệ kỷ cương, phép nước và sự bình yên, hạnh phúc của nhân dân của Thượng uý Phan Tấn Tài thì càng phải lên án các hành vi không tuân thủ quy định phòng chống dịch, chống đối người thi hành công vụ.

Đã “chống dịch như chống giặc” thì việc thực hiện các quy định phải “nghiêm quân lệnh”, bất kỳ lý do gì thông chốt, vượt kiểm dịch phải bị xử lý nghiêm, không chỉ phạt hành chính mà cần xem xét xử lý hình sự.

Xử lý nghiêm khắc những cá nhân vi phạm lúc này chính là hành động Nhân văn, vì cộng đồng, vì mục tiêu sớm đẩy lùi thành công dịch bệnh.

 

https://laodong.vn/su-kien-binh-luan/can-tuan-thu-quy-dinh-thong-chot-tron-kiem-dich-nen-xu-ly-hinh-su-938116.ldo

Theo LINH ANH (LĐO)

Có thể bạn quan tâm

Tháng 5 và hành động quyết liệt

Tháng 5 và hành động quyết liệt

Du lịch đã trở thành điểm sáng vượt trội trong bức tranh kinh tế TPHCM tháng 4 khi chỉ trong 15 ngày (từ ngày 2-4 đến 4-5) đã phục vụ gần 2,7 triệu lượt khách, doanh thu ước đạt 15.700 tỷ đồng, cao gấp đôi doanh thu dịp Tết Ất Tỵ.

Hiệu quả từ tinh gọn bộ máy

Hiệu quả từ tinh gọn bộ máy

Việc triển khai tinh gọn bộ máy đang mang lại nhiều hiệu quả to lớn, cụ thể trong khuôn khổ bài viết này là hiệu quả từ đề xuất chuyển quyền cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lần đầu (sổ đỏ) cho người dân về cấp xã của Sở TN-MT TP.HCM.

Người lao động trong kỷ nguyên mới

Người lao động trong kỷ nguyên mới

Báo cáo của Tổ chức Lao động quốc tế từng chỉ ra trong cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, một số ngành nghề sẽ biến mất. Trong đó, những nghề có nguy cơ bị robot thay thế là công nhân nhà máy (44%), nhân viên thu ngân (40%), lái xe taxi (20%), nhân viên chăm sóc khách hàng (18%), phi công (16%)...