Trong báo cáo năm 2011 về các nước chậm phát triển nhất thế giới (LDC), Hội nghị Liên hợp quốc về thương mại và phát triển (UNCTAD) đã kêu gọi các nước phương Nam đang phát triển tìm một mô hình mới để thúc đẩy phát triển thịnh vượng.
Báo cáo của UNCTAD cho rằng mô hình phát triển mới này cần phá vỡ những chính sách điều chỉnh cơ cấu sai lầm khiến các nước phương Nam không thoát khỏi vòng luẩn quẩn của đói nghèo và suy thoái kinh tế triền miên.
Cách duy nhất để đảo ngược xu thế này là tạo ra cơ chế phát triển xúc tác mới trong các nước LDC với những khuôn khổ chính sách thích hợp có thể đẩy nhanh tiến trình chuyển đổi cơ cấu.
Hợp tác Nam- Nam mở ra nhiều cơ hội và không gian chính sách cần thiết để xây dựng một cơ chế phát triển như vậy. Các nước phương Nam hàng đầu như: Trung Quốc, Ấn Độ, Brazil, Nam Phi,... cần tập trung hỗ trợ 48 nước nghèo và chậm phát triển nhất thế giới, tạo động lực phát triển mới trong quan hệ đối tác kinh tế toàn cầu đang nổi lên.
Trong bối cảnh các điều kiện thương mại quốc tế đang xấu đi và khủng hoảng kinh tế tác động đến tận trung tâm những nền kinh tế giàu mạnh và công nghiệp hóa, tăng cường quan hệ đối tác và hợp tác với các nước phương Nam hàng đầu này là chính sách khả thi nhất của các nước LDC để duy trì tăng trưởng kinh tế ngắn hạn và trung hạn.
Hợp tác Nam- Nam hỗ trợ tăng cường các khả năng của những cơ chế phát triển trong các nước LDC và ngược lại, các cơ chế phát triển này tạo ra những động lực thúc đẩy hợp tác Nam- Nam.
Báo cáo của UNCTAD nhấn mạnh trong khi khủng hoảng kinh tế toàn cầu làm cạn kiệt những nguồn viện trợ phát triển chính thức (ODA) từ các nước giàu, nhóm nước phương Nam hàng đầu gồm: Trung Quốc, Ấn Độ, Brazil và Nam Phi hiện sở hữu 3.500 tỷ USD dự trữ ngoại tệ chỉ cần dành ra 1% nguồn dự trữ này cũng đã là nguồn tài chính quan trọng để hỗ trợ các nước nghèo hơn phát triển.
Cách duy nhất để đảo ngược xu thế này là tạo ra cơ chế phát triển xúc tác mới trong các nước LDC với những khuôn khổ chính sách thích hợp có thể đẩy nhanh tiến trình chuyển đổi cơ cấu.
Hợp tác Nam- Nam mở ra nhiều cơ hội và không gian chính sách cần thiết để xây dựng một cơ chế phát triển như vậy. Các nước phương Nam hàng đầu như: Trung Quốc, Ấn Độ, Brazil, Nam Phi,... cần tập trung hỗ trợ 48 nước nghèo và chậm phát triển nhất thế giới, tạo động lực phát triển mới trong quan hệ đối tác kinh tế toàn cầu đang nổi lên.
Trong bối cảnh các điều kiện thương mại quốc tế đang xấu đi và khủng hoảng kinh tế tác động đến tận trung tâm những nền kinh tế giàu mạnh và công nghiệp hóa, tăng cường quan hệ đối tác và hợp tác với các nước phương Nam hàng đầu này là chính sách khả thi nhất của các nước LDC để duy trì tăng trưởng kinh tế ngắn hạn và trung hạn.
Hợp tác Nam- Nam hỗ trợ tăng cường các khả năng của những cơ chế phát triển trong các nước LDC và ngược lại, các cơ chế phát triển này tạo ra những động lực thúc đẩy hợp tác Nam- Nam.
Báo cáo của UNCTAD nhấn mạnh trong khi khủng hoảng kinh tế toàn cầu làm cạn kiệt những nguồn viện trợ phát triển chính thức (ODA) từ các nước giàu, nhóm nước phương Nam hàng đầu gồm: Trung Quốc, Ấn Độ, Brazil và Nam Phi hiện sở hữu 3.500 tỷ USD dự trữ ngoại tệ chỉ cần dành ra 1% nguồn dự trữ này cũng đã là nguồn tài chính quan trọng để hỗ trợ các nước nghèo hơn phát triển.
Theo TTXVN