Cần có chiến lược phát triển đúng hướng

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Trong những năm trở lại đây, chăn nuôi được xem là thế mạnh của ngành Nông nghiệp Gia Lai. Tỷ lệ nạc hóa đàn heo, tăng chất lượng đàn bò lai được nâng cao rõ rệt. Song việc phát triển chăn nuôi bò sữa là một vấn đề khó khăn cần phải có chiến lược phát triển một cách đúng hướng.

So với các tỉnh trong khu vực Tây Nguyên như: Lâm Đồng, Đak Lak, Đak Nông, chăn nuôi bò sữa trên địa bàn tỉnh hầu như là số không mặc dù chúng ta rất có tiềm năng để chăn nuôi. Ông Văn Phú Bộ-Trưởng phòng Nông nghiệp (Sở Nông nghiệp và PTNT) cho biết: Gia Lai có tiềm năng phát triển chăn nuôi bò sữa. Tuy nhiên, nuôi bò sữa đòi hỏi kỹ thuật cao, vốn lớn… nhất là khâu chế biến, tiêu thụ sản phẩm nên cần có các doanh nghiệp đứng ra đầu tư để gắn kết với người dân giữa các khâu sản xuất-chế biến-tiêu thụ. Mặt khác, điều kiện thời tiết của tỉnh ta không thuận lợi, mùa khô thường kéo dài nên nguy cơ không đáp ứng được lượng thức ăn xanh cho đàn bò sữa là rất lớn, điều này ảnh hưởng đến chất lượng sữa của đàn bò.

 

Ảnh: Quang Tấn
Ảnh: Quang Tấn

Hiện nay, trên địa bàn tỉnh mới chỉ duy nhất Công ty cổ phần Hoàng Anh Gia Lai đang đầu tư phát triển dự án chăn nuôi bò sữa và đã triển khai ở huyện Mang Yang (tổng đàn bò sữa là 861 con). Nếu dự án thực hiện tốt sẽ là cơ hội để Gia Lai phát triển chăn nuôi bò sữa, từ đó thu hút sự tham gia của người dân. Tuy nhiên, hiện chính quyền địa phương và nông dân rất cẩn trọng trong việc phát triển đàn bò sữa.

Ông Phạm Ngọc Cơ-Trưởng phòng Nông nghiệp và PTNT huyện Mang Yang cho biết: Hiện huyện chưa có quy hoạch do chăn nuôi bò sữa đòi hỏi quy trình kỹ thuật cao, nguồn vốn lớn, sản phẩm đầu ra đòi hỏi chất lượng cao nên việc phát triển chăn nuôi bò sữa trên địa bàn khó thực hiện. Công ty cổ phần Hoàng Anh Gia Lai đang nuôi thử nghiệm nên vẫn chưa có liên kết với người dân trên địa bàn để thực hiện nuôi nông hộ. Và đây cũng là việc khó vì chăn nuôi nhỏ lẻ nên quy trình giám sát kỹ thuật, chất lượng sữa khó đảm bảo dẫn đến đầu ra cho sản phẩm gặp khó khăn. Có chăng doanh nghiệp nên liên kết để người dân cung cấp thức ăn xanh (cỏ) cho đàn bò hoặc liên kết với người dân để thực hiện chăn nuôi theo hình thức trang trại quy mô lớn.

Khoảng 5 năm trước, đầu tư, phát triển chăn nuôi bò sữa đã trở thành phong trào ở một số tỉnh thành trong cả nước. Nhưng giờ chuyện này lại khác. Đầu năm 2015, nông dân nuôi bò sữa tại huyện Đơn Dương, tỉnh Lâm Đồng đổ sữa ra đường do không có sự liên kết chặt chẽ của “4 nhà”. Nông dân nuôi bò phải đổ một phần sản lượng sữa tươi do đơn vị thu mua hạn chế sản lượng trên mỗi đầu bò theo hợp đồng. Thậm chí, có nơi đơn vị thu mua đã không ký lại hợp đồng với nông dân sau khi hợp đồng hết hạn. Do đó, vào thế cùng, nông dân Đơn Dương đem sữa tươi đến đổ bỏ trước trạm thu mua của Dalat Milk như một cách phản ứng trước việc công ty quy định hạn mức cung cấp sữa là 16 kg mỗi ngày đối với mỗi con bò sữa được công ty ký kết hợp đồng bao tiêu sản phẩm với hộ nông dân còn nhiều hơn nữa thì không mua. Một kiểu ký kết hợp đồng rất vô lý mà người chịu thiệt chính là nông dân nuôi bò.

 

Sữa trong nước không mua để nông dân đổ ra đường còn các nhà sản xuất lại đi nhập từ nước ngoài là điều nghịch lý. Theo các chuyên gia kinh tế, các công ty sữa hoạt động theo hệ thống kinh doanh của họ, chủ yếu mua sữa bột nước ngoài về chế biến, còn sữa tươi trong nước họ mua theo giá quy định. 10 năm nay hầu như giá mua sữa không tăng-dù giá nguyên liệu cho chăn nuôi bò sữa tăng rất nhanh. Nếu tính trong 10 năm qua thì giá sữa chỉ tăng 300 đồng/lít, trong khi đó giá thức ăn bò sữa tăng gấp 5 lần. Tiêu thụ sữa nhưng ngành chế biến sữa không đầu tư cho vùng nguyên liệu. Từ những nhận định trên, xu thế hiện nay, không nên phát triển ồ ạt, mà phải có trọng điểm và hiệu quả. Nơi nào có điều kiện thì phát triển, nơi nào chưa đủ điều kiện thì không phát triển. Muốn định hình đàn bò sữa phải cần thời gian. Đầu tư phát triển bò sữa là chiến lược dài hơi cho nhu cầu của tương lai.

Anh Khoa-Quang Tấn

Có thể bạn quan tâm

Gia Lai từng bước thực hiện xã hội hóa nhà đầu tư hạ tầng cụm công nghiệp

Gia Lai từng bước thực hiện xã hội hóa nhà đầu tư hạ tầng cụm công nghiệp

(GLO)- Lần đầu tiên chủ trương xã hội hóa nhà đầu tư hạ tầng cụm công nghiệp (CCN) được thực hiện ở Gia Lai. Đây là một trong những điểm nhấn nổi bật để từng bước hoàn thiện cơ sở hạ tầng các CCN trên địa bàn, từ đó đẩy mạnh thu hút đầu tư nhằm đa dạng hóa sản phẩm công nghiệp của địa phương.

Người dân đến làm thủ tục hành chính tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính công của UBND TP. Pleiku. Ảnh Hà Duy

Công bố danh mục 1 thủ tục hành chính mới trong lĩnh vực đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư

(GLO)- Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Gia Lai Trương Hải Long vừa ký ban hành Quyết định số 164/QĐ-UBND công bố danh mục 1 thủ tục hành chính mới trong lĩnh vực đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Kế hoạch và Đầu tư, Ban Quản lý Khu kinh tế tỉnh.
“Tiếp sức” cho doanh nghiệp phát triển

“Tiếp sức” cho doanh nghiệp phát triển

(GLO)- Hàng loạt hoạt động hỗ trợ được tỉnh Gia Lai triển khai thời gian qua đã tiếp thêm niềm tin cho cộng đồng doanh nghiệp khôi phục và phát triển sản xuất kinh doanh. Đi kèm với đó, số doanh nghiệp thành lập mới cũng như hoạt động trở lại ngày càng nhiều.
Điều chuyển hơn 57 tỷ đồng trồng rừng thay thế

Điều chuyển hơn 57 tỷ đồng trồng rừng thay thế

(GLO)- Cục Lâm nghiệp (Bộ Nông nghiệp và PTNT) vừa có công văn đề nghị UBND các tỉnh, TP. Hà Nội và đơn vị liên quan chỉ đạo, thông báo các chủ dự án nộp hơn 57,3 tỷ đồng tiền trồng rừng thay thế để điều chuyển cho tỉnh Gia Lai kịp thời trồng rừng.
Dựa vào dân để giữ rừng

Dựa vào dân để giữ rừng

(GLO)- Thời gian qua, các địa phương, đơn vị chủ rừng trên địa bàn tỉnh Gia Lai đã đẩy mạnh triển khai công tác giao đất, giao rừng cho cộng đồng dân cư và cá nhân sống gần rừng.