Cán bộ trẻ phải biết vì nước, vì dân

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Mới đây, tại cuộc gặp các đảng viên trẻ tiêu biểu toàn quốc trong phong trào học tập và làm theo lời Bác nhân 50 năm thực hiện Di chúc của Người, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng đã nói rằng: “Không phải vào Trung ương để cho oai, để kiếm chác gì mà là để hy sinh, phấn đấu và trưởng thành”. Đó cũng chính là quan điểm của Chủ tịch Hồ Chí Minh lúc sinh thời về Đảng cầm quyền và là yêu cầu đặt ra cho công tác xây dựng Đảng, đặc biệt là trong việc chăm lo cho đội ngũ kế cận của Đảng ta giai đoạn hiện nay.
Tổng bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng nhắn nhủ các đảng viên trẻ còn nhiều triển vọng, có nhiều thời gian cống hiến nên trách nhiệm còn rất nặng nề, phải ra sức rèn luyện làm sao để vừa có đức, vừa có tài. Ảnh: Minh Châu/zing
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng nhắn nhủ các đảng viên trẻ còn nhiều triển vọng, có nhiều thời gian cống hiến nên trách nhiệm còn rất nặng nề, phải ra sức rèn luyện làm sao để vừa có đức, vừa có tài. Ảnh: Minh Châu/zing
Không phải ngẫu nhiên mà Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng nhắc lại câu nói của Chủ tịch Hồ Chí Minh khi Người nói về công tác cán bộ: “Đảng không phải là tổ chức để làm quan phát tài”. Nghĩ lại công tác cán bộ, nhất là cán bộ trẻ mấy năm gần đây, câu nói này là một lời cảnh tỉnh rất cần thiết cho mỗi cán bộ, đảng viên trẻ-những người có thể nay mai được cơ cấu, giới thiệu vào các chức danh lãnh đạo của Đảng, chính quyền các cấp.
Thực tiễn cuộc sống và yêu cầu của công cuộc đổi mới đất nước đòi hỏi chúng ta phải trẻ hóa đội ngũ cán bộ lãnh đạo. Mấy năm gần đây, việc này đã và đang được thực hiện quyết liệt thông qua công tác luân chuyển, bổ nhiệm, giới thiệu cán bộ trẻ, đưa đi đào tạo, thử thách thực tế ở cơ sở… Thành công cũng có nhưng thất bại không ít do nóng vội và vì lợi ích cá nhân, phe nhóm chi phối.
Những “trái non chín ép”, những “mầm xấu bị ươm nhầm” như Trịnh Xuân Thanh, Nguyễn Xuân Anh, Nguyễn Bá Cảnh… cùng hơn 70 cán bộ cao cấp bị xử lý kỷ luật về Đảng từ đầu nhiệm kỳ XII đến nay là minh chứng cho tình trạng này. Đó là bài học đắt giá từ chính những cán bộ trẻ. Họ được Đảng, được dân tin tưởng, giao cho trọng trách, chức nọ quyền kia vì nghĩ đây là những cán bộ vừa được tôi luyện qua thử thách, vừa được tiếp thu cái mới, cái tiên tiến của thời đại khoa học công nghệ; được kỳ vọng là sẽ dám nghĩ, dám làm những việc vì lợi ích quốc gia, dân tộc. Nhưng chính vì tự mãn, thiếu rèn luyện, tu dưỡng, họ đã đánh mất lòng tự trọng, thoái hóa biến chất, suy đồi về đạo đức, chưa làm được gì đã muốn hưởng thụ trên lưng người khác. Họ đã tự biến mình thành “những ông quan cách mạng” nói hay làm dở, nói một đằng làm một nẻo, gây ra bao tiếng xấu ảnh hưởng đến uy tín, thanh danh và sự trong sạch của Đảng.
Đó là bài học về công tác lựa chọn, giới thiệu những “hạt giống đỏ”. Nhiều cơ quan, tổ chức sau khi quy hoạch thì mặc nhiên coi đó là người tốt, cán bộ tốt, không thể thay thế mà lẽ ra phải làm công tác giám sát nghiêm ngặt để đánh giá sự phấn đấu, trưởng thành của họ qua thực tế ra sao, xem họ có thực sự xứng đáng với chiếc ghế được trao hay không? Tiếc là điều đó ở một số nơi đã không được thực hiện nghiêm túc. Cho nên mới dẫn đến tình trạng chạy chức, chạy quyền, chạy quy hoạch…; mới có những cán bộ trẻ hư hỏng kiểu Trịnh Xuân Thanh được luân chuyển đi làm Phó Chủ tịch UBND tỉnh; mới có hàng trăm cán bộ, đảng viên dắt tay nhau nhận án kỷ luật, ra trước vành móng ngựa chịu sự trừng phạt của pháp luật.
Người trẻ luôn được Chủ tịch Hồ Chí Minh kỳ vọng là thế hệ kế thừa sự nghiệp của Đảng vừa hồng vừa chuyên. Trước đây đã thế, bây giờ cũng vậy. Họ luôn được xem là rường cột của nước nhà. Những cán bộ, đảng viên trẻ tiên tiến sẽ có người được cơ cấu, giới thiệu vào Ban Chấp hành Trung ương Đảng, sẽ thành những nhà lãnh đạo tương lai của đất nước nếu biết sống xứng đáng với niềm tin yêu của Đảng, của dân.
Đại hội Đảng các cấp sắp tới hy vọng sẽ có nhiều cán bộ trẻ vào cấp ủy. Vì vậy, để trở thành hạt nhân lãnh đạo, cán bộ trẻ phải xác định đây không phải là nơi vào để thể hiện quyền lực, để vun vén lợi ích cá nhân, vinh thân phì gia mà là để được phấn đấu, cống hiến nhiều hơn. Nơi đó chỉ là chỗ dành cho những người biết đạp qua cái bả danh lợi, biết phấn đấu vì mục tiêu lý tưởng, biết đặt lợi ích của quốc gia, dân tộc, của nhân dân, của Đảng lên trên hết.
 NGUYỄN VÂN

Có thể bạn quan tâm

Kỳ vọng đầu tư công 'chạy nước rút'

Kỳ vọng đầu tư công 'chạy nước rút'

Theo dự kiến, hơn 10 ngày nữa một sự kiện đặc biệt sẽ diễn ra tại TPHCM: tuyến metro số 1 (Bến Thành - Suối Tiên) chính thức được đưa vào vận hành! Sự kiện này sẽ đem lại luồng sinh khí mạnh mẽ không chỉ cho giao thông mà còn cho cả sự nhộn nhịp kinh tế - xã hội của TPHCM.

Bảo vệ trẻ em trước mạng xã hội

Bảo vệ trẻ em trước mạng xã hội

Úc đã trở thành quốc gia đầu tiên trên thế giới không cho phép người dưới 16 tuổi sử dụng mạng xã hội. Tuy vẫn còn tranh cãi xung quanh quyết định này nhưng rõ ràng, xu thế chung của thế giới đều lo ngại các rủi ro khi trẻ em sử dụng mạng xã hội.

Ô nhiễm không khí - hệ lụy nặng nề

Ô nhiễm không khí - hệ lụy nặng nề

Thời điểm cuối năm, ô nhiễm bụi đang ở mức cao, đặc biệt là ở hai thành phố lớn Hà Nội và TPHCM. Số ngày có chỉ số chất lượng không khí (IQAir) ở mức kém, xấu và rất xấu chiếm tỷ lệ khá lớn, tiềm ẩn nguy cơ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe người dân.

Tiền số, quản sớm để thêm nguồn lực

Tiền số, quản sớm để thêm nguồn lực

Dù chưa có những quy định cụ thể về tài sản kỹ thuật số nhưng công nghệ số liên quan thì chúng ta không cấm. Tình trạng không cấm nhưng không quản tiền số không chỉ lãng phí một khoản không nhỏ cho ngân sách, mà còn gây nhiều hệ lụy cho đời sống người dân suốt mấy năm qua.

Tạo xung lực mới cho phát triển

Tạo xung lực mới cho phát triển

Cải cách bộ máy hành chính nhà nước sao cho tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả là vấn đề đã được Đảng quan tâm rất nhiều và rất sớm, ngay từ Đại hội Đảng lần thứ VI vào năm 1986. Nhưng cũng phải bắt đầu từ năm 1994, công cuộc cải cách này mới được triển khai với quy mô lớn.

Ảnh minh hoạ. Nguồn: Internet

Cần chuẩn bị nguồn nhân lực quản lý, vận hành đường sắt tốc độ cao

(GLO)- Theo chương trình, tuần này, Quốc hội sẽ ra nghị quyết về việc đầu tư Dự án đường sắt tốc độ cao Bắc-Nam. Bên cạnh nguồn vốn, công việc cần được tiến hành song song là chuẩn bị nguồn nhân lực quản lý, vận hành công trình với số lượng dự kiến có thể hơn 14 ngàn người.

Cách để giữ sự tôn nghiêm của nghề giáo

Giữ sự tôn nghiêm của nghề giáo

Cần bảo vệ các thầy cô để giữ sự tôn nghiêm của nghề giáo, nhưng làm thế nào để đảm bảo cơ chế giám sát của xã hội, cơ chế bảo vệ tự thân của chính nhà giáo cả về năng lực chuyên môn cũng như đạo đức của nghề đặc biệt này ?

Cơ hội tinh giản thủ tục đầu tư

Cơ hội tinh giản thủ tục đầu tư

Mới đây, thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ, lãnh đạo Bộ GTVT đã trình Quốc hội quyết định chủ trương đầu tư Dự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam (ĐSTĐC) với đề xuất “19 chính sách đặc thù, đặc biệt và giải pháp áp dụng cho dự án”.