Cạm bẫy trên không gian mạng: Tung tin thất thiệt, hậu quả nhãn tiền

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Chúng ta đã có đủ cơ sở pháp lý để ngăn chặn và xử lý nghiêm những người đăng tin giả mạo, gây ra sự bất ổn trên không gian mạng cũng như đảm bảo môi trường mạng an toàn chưa?
Thông tin thịt lợn nhiễm sán của một facebooker sau khi đăng ít phút đã có 800 lượt chia sẻ và 300 lượt bình luận; Thông tin tiền giả số lượng lớn đang lưu hành tại địa phương do một tài khoản mạng xã hội đăng tải không chỉ gây hoang mang dư luận mà còn ảnh hưởng đến an ninh tiền tệ. Cũng ở môi trường mạng, còn có cả chuyện mạo nhận cơ quan có thẩm quyền để định hướng dư luận … 
Nước ta hiện có 64 triệu người sử dụng mạng Internet, 58 triệu tài khoản facebook nên những việc nêu trên gây nhiễu loạn thông tin, tác động xấu đến đời sống xã hội. Vậy chúng ta đã có đủ cơ sở pháp lý để ngăn chặn và xử lý nghiêm những người đăng tin giả mạo, gây ra sự bất ổn trên không gian mạng cũng như đảm bảo môi trường mạng an toàn chưa?
Báo động tình trạng đăng tin giả
Thịt lợn là loại thực phẩm chiếm vị trí gần như chủ yếu trong thực đơn của nhiều gia đình. Ngành chăn nuôi lợn vì thế cũng chiếm vị trí đặc biệt quan trọng trong nền nông nghiệp nước nhà. Thế nhưng chỉ trong mấy tháng đầu năm Kỷ Hợi này, trên mạng xã hội lại có quá nhiều tin… vịt liên quan đến thịt lợn. 
Cụ thể, truyền thông Nhà nước thông tin dịch tả lợn châu Phi bắt đầu xuất hiện vào dịp sau Tết Nguyên đán Kỷ Hợi khiến nhiều người lo lắng. Từng ngày, thông tin các địa phương có dịch được ngành nông nghiệp công bố và cùng với đó là các biện pháp chặn dịch, chống dịch lây lan như tiêu huỷ, khoanh vùng dịch…Những tin tức về bệnh dịch được cập nhật thường xuyên đã giúp người chăn nuôi cũng như người tiêu dùng chủ động trong phòng, chống dịch, không hoang mang. 
Thế nhưng, trong bối cảnh cả xã hội đang nỗ lực phòng, chống và ngăn chặn tác động xấu của dịch thì fanpage có tên Đầm bầu Thời trang Mami lại gây nhiễu loạn xã hội vì đăng tin sai sự thật. Chủ trang mạng xã hội này tung tin, thịt lợn nhiễm dịch tả lợn châu Phi có thể lây sang người và kêu gọi tẩy chay thịt lợn. Thông tin khiến nhiều người tiêu dùng hoang mang, một số người đã chọn các thực phẩm khác thay thịt lợn. 
Việc làm của trang Đầm bầu Thời trang Mami đã gây hiểu sai về dịch bệnh, làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến các hộ chăn nuôi lợn. Trước thông tin sai sự thật và tác động xấu đến xã hội này, Cục Phát thanh Truyền hình và Thông tin điện tử (Bộ Thông tin Truyền thông) đã yêu cầu chủ nhân của fanpage này đến làm việc để làm rõ những thông tin sai lệch trên. 
Đồng thời, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn cũng đưa ra thông tin về kết quả nghiên cứu, rằng không có việc bệnh dịch lợn tả châu Phi lây sang người. Cơ quan chức năng sau đó đã xử phạt chủ nhân của trang bán hàng online này 20.000.000đ.
Cũng chọn thời điểm dư luận đang nóng rẫy để đăng tin vịt là trường hợp của facebooker Trịnh Thị Huế. Ngày 18-3, tài khoản Hue Trinh Thi đăng tin, hình ảnh về thịt lợn nhiễm sán ở chợ Lộc Phát, phường Lộc Phát, thành phố Bảo Lộc, tỉnh Lâm Đồng. Đây là thời điểm, tại huyện Thuận Thành, Bắc Ninh đang xảy ra việc phụ huynh tố bếp ăn nhà trường nhập thịt nhiễm sán và gây ra cơn sốt phụ huynh đưa trẻ hàng nghìn trẻ lên các bệnh viện chuyên khoa ở Hà Nội xét nghiệm. 
Thông tin này lập tức nhận được 300 lượt bình luận và 800 lượt chia sẻ. Điều này cho thấy, quá nhiều người đã đọc, đã tin vào tài khoản mạng xã hội này nên đã chia sẻ đến cộng đồng mạng. Thế nhưng, chỉ sau khi Thanh tra Sở Thông tin, Truyền thông tỉnh Lâm Đồng vào cuộc, thì những người trong danh sách bạn bè của Hue Trinh Thi trên facebook mới biết, họ đã bị “người bạn” này cho ăn … tin vịt. 
Buồn hơn nữa là nhiều người trong số họ đã tin và chia sẻ nên chính họ đã góp phần làm tin xấu lan toả... Ngày 20-3, chủ nhân của tài khoản facebook Hue Trinh Thi là Trịnh Thị Huế bị Thanh tra Sở Thông tin, Truyền thông tỉnh Lâm Đồng xử phạt hành chính 10.000.000 đ.
Cũng vào trung tuần tháng 3 năm nay, nhiều chủ trang mạng xã hội ở vùng đất mũi Cà Mau đăng tin thất thiệt về dịch tả lợn châu Phi và được chia sẻ với tốc độ chóng mặt. Việc này đã tạo nên hiệu ứng domino khiến cho thông tin sai lệch này lan rộng. Điều đáng nói là đại diện ngành chăn nuôi tỉnh này xác nhận, tại thời điểm tin thất thiệt đang lan tràn thì Cà Mau nói riêng và 13 tỉnh Đông Nam Bộ chưa xuất hiện dịch tả lợn châu Phi.
Hiện nay, dịch tả lợn châu Phi đã được kiểm soát, mức độ tiêu thụ thịt lợn cũng gần như trở lại như trước đây, việc chăn nuôi của các hộ dân cũng dần ổn định. Để làm được điều này, cần có sự ra tay đồng bộ của các cơ quan hữu quan, người dân. Bởi, dịch bệnh gây ảnh hưởng rất lớn đến đời sống – kinh tế - xã hội. 
Trong lúc đang có dịch bệnh, những thông tin liên quan được rất nhiều người quan tâm và có tác động rất lớn. Nếu là thông tin tích cực, sẽ giúp giảm thiểu tác hại của dịch bệnh, còn ngược lại thì gây hậu quả khôn lường. Chính vì thế, việc một số người dùng mạng xã hội vì muốn câu view, câu like, hay để được nổi tiếng, để bán được hàng … mà đăng tải thông tin sai sự thật là vô trách nhiệm. 
Hiện nay, cơ quan chức năng đang áp dụng quy định về xử phạt hành chính theo Nghị định 174/2013/NĐ-CP để xử lý các trường hợp đăng tin sai sự thật, với mức phạt từ 10.000.000đ – 20.000.000đ. Tìm hiểu, chúng tôi được biết, Luật An ninh mạng có hiệu lực ngày 1-1-2019 không quy định cụ thể về xử lý vi phạm hành chính đối với hành vi này. 
Tuy nhiên, chúng tôi được biết hiện nay, Bộ Công an đang khẩn trương đề xuất xây dựng Nghị định xử phạt vi phạm hành chính trên lĩnh vực an ninh mạng. Đây là việc làm cần thiết nhằm có thêm căn cứ pháp lý để xử lý nghiêm những người đưa tin thất thiệt, gây ảnh hưởng xấu đến xã hội.
Luật An ninh mạng điều chỉnh hành vi thông tin không chính xác trên không gian mạng, cụ thể: - Thông tin sai sự thật gây hoang mang trong Nhân dân, gây thiệt hại cho hoạt động kinh tế - xã hội, gây khó khăn cho hoạt động của cơ quan nhà nước hoặc người thi hành công vụ, xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân khác (trích Điều 8). - Thông tin trên không gian mạng có nội dung bịa đặt, sai sự thật gây hoang mang trong nhân dân, gây thiệt hại cho hoạt động kinh tế - xã hội, gây khó khăn cho hoạt động của cơ quan nhà nước hoặc người thi hành công vụ, xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân khác. (Trích Điều 16).
Luật An ninh mạng điều chỉnh hành vi thông tin không chính xác trên không gian mạng, cụ thể: - Thông tin sai sự thật gây hoang mang trong Nhân dân, gây thiệt hại cho hoạt động kinh tế - xã hội, gây khó khăn cho hoạt động của cơ quan nhà nước hoặc người thi hành công vụ, xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân khác (trích Điều 8). - Thông tin trên không gian mạng có nội dung bịa đặt, sai sự thật gây hoang mang trong nhân dân, gây thiệt hại cho hoạt động kinh tế - xã hội, gây khó khăn cho hoạt động của cơ quan nhà nước hoặc người thi hành công vụ, xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân khác. (Trích Điều 16).
Ngăn chặn thông tin xấu
Trên mạng xã hội gần đây không chỉ xuất hiện những hoang tin mà mới đây, còn xuất hiện cả hiện tượng mạo danh cơ quan nhà nước để đăng tải thông tin, định hướng dư luận. Đó là hồi tháng 3, khi dư luận đang quan tâm đến dự thảo văn bản luật liên quan đến nước mắm thì trên mạng xã hội facebook xuất hiện tài khoản Ban Tuyên Trung ương. 
Tài khoản này đăng thông tin “cảnh giác với chiêu trò bảo vệ nước mắm truyền thống, để phá hoại nền sản xuất nước nhà”. Khi tài khoản này xuất hiện, đại diện Ban Tuyên giáo Trung ương khẳng định, cơ quan này không có tài khoản nêu trên, yêu cầu cơ chức năng xác minh làm rõ và chỉ ra trách nhiệm của nhà cung cấp dịch vụ phải xoá tài khoản mạo danh. 
Mặc dù ngay sau đó, tài khoản này đã bị xoá, tuy nhiên trong thời gian tồn tại, những nội dung đăng tải trên tài khoản này đã có những ảnh hưởng xã hội nhất định. Bởi bối cảnh nó xuất hiện là lúc, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn đưa ra dự thảo Nghị định tiêu chuẩn nước mắm. 
Trong dự thảo này, có nội dung gây tranh cãi về nước mắm truyền thống và nước chấm. Có rất nhiều ý kiến xoay quanh chủ đề này, tạo nên những luồng ý kiến trái chiều gay gắt. Lợi dụng việc này, có kẻ đã giả mạo Ban tuyên giáo Trung ương để đưa ra ý kiến “chỉ đạo” nhằm gây hiểu lầm, kích động, nhiễu loạn…
Rõ ràng, dã tâm phá hoại của kẻ lập ra tài khoản giả mạo thể hiện rất rõ. Tìm hiểu, chúng tôi được biết tình trạng giả mạo cơ quan Nhà nước tuy không nhiều, nhưng như ví dụ vừa nêu thì rõ ràng là có xảy ra trong thực tế. Vậy làm thế nào để hạn chế tình trạng này?
Thông tin từ Cục An ninh mạng và Phòng chống tội phạm sử dụng công nghệ cao, Bộ Công an cho biết, để hạn chế tình trạng này, cần phải đảm bảo việc: 
(1) Bộ Thông tin - Truyền thông, Bộ Công an phối hợp Ban Tuyên giáo Trung ương và chính quyền các cấp chủ động công tác thông tin tuyên truyền phản bác luận điệu xuyên tạc nội bộ trên không gian mạng với nhiều nội dung và hình thức; định hướng, kiểm soát chặt chẽ hoạt động đưa tin báo chí và xử lý nghiêm minh các trường hợp phóng viên vi phạm pháp luật, vi phạm tôn chỉ, mục đích của nghề báo. 
Chỉ đạo cấp ủy, chính quyền địa phương thực hiện đúng đắn chủ trương, chính sách, pháp luật, giải quyết kịp thời, thỏa đáng, đúng pháp luật những vụ việc có liên quan đến quyền lợi của người dân. 
(2) Bộ Thông tin - Truyền thông phối hợp chặt chẽ với Bộ Công an thực hiện tốt chức năng quản lý nhà nước đối với các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ xuyên biên giới hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam. 
(3) Bộ Ngoại giao chủ động phối hợp với Bộ Công an và các Bộ, Ngành, địa phương liên quan trong cung cấp thông tin đối ngoại, đặc biệt là thông tin về các vụ việc thu hút sự quan tâm chú ý của dư luận.
Đối với hành vi đưa tin sai, thất thiệt trên không gian mạng, Điều 8, Điều 16, Luật An ninh mạng có quy định cụ thể để điều chỉnh hành vi này. Đây được coi là căn cứ quan trọng để hạn chế cũng như xử lý những vi phạm có tính chất như trên.
Luật An ninh mạng điều chỉnh hành vi thông tin không chính xác trên không gian mạng, cụ thể:
- Thông tin sai sự thật gây hoang mang trong Nhân dân, gây thiệt hại cho hoạt động kinh tế - xã hội, gây khó khăn cho hoạt động của cơ quan nhà nước hoặc người thi hành công vụ, xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân khác (trích Điều 8).

- Thông tin trên không gian mạng có nội dung bịa đặt, sai sự thật gây hoang mang trong nhân dân, gây thiệt hại cho hoạt động kinh tế - xã hội, gây khó khăn cho hoạt động của cơ quan nhà nước hoặc người thi hành công vụ, xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân khác. (Trích Điều 16).

(còn nữa)

Cao Hồng (Công an nhân dân)

Có thể bạn quan tâm

Đâu rồi tranh Tết làng Sình?

Đâu rồi tranh Tết làng Sình?

Nếu Kinh Bắc nổi danh với tranh dân gian Đông Hồ và Thăng Long - Hà Nội vang tiếng với tranh Hàng Trống, tranh Kim Hoàng (Hoài Đức - Hà Nội) thì miền Trung gió Lào cát trắng lừng danh với tranh dân gian làng Sình.

Tôi là du kích Ba Tơ...

Tôi là du kích Ba Tơ...

“Cả đời cống hiến cho cách mạng, trải qua nhiều chức vụ, nhưng điều tôi tự hào nhất là mình từng là đội viên Đội Du kích Ba Tơ”. Đó là tâm sự của Đại tá Thân Hoạt, năm nay 98 tuổi đời, 80 tuổi Đảng, người con của quê hương Quảng Ngãi.

Người của bách khoa

Người của bách khoa

Thật ra sáu mươi không chỉ là mốc quy ước để có tuổi hưu trí mà còn là tuổi của “nhi nhĩ thuận” (tai đã nghe đủ chuyện đời nên giờ là lúc biết lẽ thuận, nghịch), GS Trần Văn Nam là người nhi nhĩ thuận đã mấy năm rồi.

Lão xà ích và đàn ngựa trên cao nguyên

Lão xà ích và đàn ngựa trên cao nguyên

(GLO)- Hơn 30 năm cầm cương, ông Phan Xuân Định (SN 1966, thôn Đồng Bằng, xã Biển Hồ, TP. Pleiku) vẫn luôn nhớ về những ngày tháng rong ruổi cùng tiếng vó ngựa trên cao nguyên. Lão xà ích ấy vẫn âm thầm nuôi dưỡng đàn ngựa để thỏa chí tang bồng và giữ cho phố núi Pleiku nét riêng độc đáo.

Như núi, như rừng

Như núi, như rừng

Trong dòng chảy lịch sử của Kon Tum, qua biết bao thăng trầm, mỗi vùng đất nơi đây đều gắn với những chiến công oai hùng, với những con người mà cuộc đời của họ đã trở thành huyền thoại. Một trong số đó là ông Sô Lây Tăng- người vừa đi vào cõi vĩnh hằng.

Tết rừng, mĩ tục của người Mông

Tết rừng, mĩ tục của người Mông

Đối với người Mông xã Nà Hẩu, huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái, lễ cúng rừng (Tết rừng) có từ khi tổ tiên ngàn đời di cư đến đây lập làng, lập bản và trở thành sắc thái văn hóa, tín ngưỡng dân gian độc đáo riêng của người Mông nơi đây.

Món quà tiên trên đỉnh Hô Tra

Món quà tiên trên đỉnh Hô Tra

Chục cây số đường rừng, từ cao độ 1.500 m lên 2.500 m nhưng mất hơn 5 giờ chúng tôi mới đến nơi đang lưu giữ món quà tiên của bản Hô Tra (H.Tân Uyên, Lai Châu), chính là vạt rừng trà cổ thụ búp tím đang mùa vụ.