Các sân bay 'dụ dỗ' bạn mua hàng miễn thuế bằng cách nào?

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Những thiết kế tại sân bay - từ cách sắp xếp các cửa hàng, màu sắc, vị trí lối đi… - đều được tính toán để hành khách bị lôi cuốn vào việc mua hàng mà bản thân họ cũng không nhận ra.
Trang Telegraph liệt kê một số yếu tố chủ quan và khách quan tại sân bay khiến bạn có xu hướng dừng chân tại các cửa hàng.
Cửa hàng miễn thuế sau cổng an ninh
Sau khi vượt qua các thủ tục đầy căng thẳng tại cổng an ninh sân bay, du khách ngay lập tức đến với một "thiên đường" thư giãn: khu bán hàng miễn thuế.
Khách du lịch thường thấy thoải mái sau khi phải chờ đợi, tháo dây nịt và giày dép, kiểm tra hành lý… Vì vậy, theo Intervistas - công ty chuyên tư vấn trong lĩnh vực hàng không, sau khi vượt qua cổng an ninh và trông thấy cửa hàng miễn thuế, não bộ của du khách thường sẽ xuất hiện suy nghĩ "đây là thời gian để mua sắm".
Bạn phải đi ngang qua các cửa hàng
Julian Lukaszewicz, nhà thiết kế kinh doanh cao cấp và cựu giảng viên trường đại học Columbia cho biết thiết kế sân bay buộc du khách phải đi ngang qua các cửa hàng miễn thuế để đến được cổng ra máy bay. Trên đường đi, nhiều người có xu hướng quan sát và dễ dàng ghé vào các cửa hàng.
Đường đi cong sang bên trái
Hầu hết mọi người không nhận thấy điều này, nhưng đường đi bộ trong khu vực miễn thuế thường cong sang trái, và theo Intervistas, điều này là có chủ đích.
Đa số hành khách thuận tay phải nên sẽ kéo va li bằng tay phải. Do đó, họ có xu hướng đi theo hướng ngược chiều kim đồng hồ để có sự cân bằng hơn, đồng thời sẽ nhìn về hướng bên phải nhiều hơn.
"Vì vậy, doanh số bán hàng sẽ tăng lên nếu đường đi bộ cong về phía bên trái, còn hàng hóa và khoảng trống bên phải nhiều hơn. Khách hàng sẽ vô thức nhìn về phía bên phải trong khi họ đang đi bên trái", công ty này giải thích.
 "Giờ vàng" mua sắm
Thời gian để hành khách chờ đợi trước khi lên máy bay được gọi là "giờ vàng" vì đây là lúc họ dễ dàng mua sắm nhất. Đây cũng là thời điểm mà sân bay và các cửa hàng muốn đạt lợi nhuận cao nhất từ việc bán hàng.
Nhiều sân bay muốn kéo dài thời gian chờ vì điều này đồng nghĩa với việc tăng thêm doanh thu. Vì vậy, việc các sân bay đơn giản hóa khâu kiểm tra an ninh không chỉ vì lợi ích của khách hàng, mà còn giúp tăng thêm thời gian hành khách dành cho việc mua sắm.
Càng thư giãn, càng mua sắm mạnh tay
Các sân bay trên thế giới có nhiều thiết kế giúp thư giãn như ghế mát xa, nhưng kỳ thực đây là yếu tố kích thích khách hàng mua sắm nhiều hơn. Tâm lý càng thoải mái, du khách càng có xu hướng dành thời gian vào việc ghé chân vào các cửa hàng và móc hầu bao.
Bảng chỉ dẫn ở khắp nơi
Thiết kế sân bay ảnh hưởng rất nhiều đến hành vi chi tiêu của hành khách. Ví dụ, nhiều sân bay, bảng chỉ dẫn thường thông báo thời gian đi bộ đến cửa xa nhất, chứ không ghi khoảng cách. Điều này gián tiếp giúp hành khách biết được họ còn bao nhiêu thời gian rảnh để dừng chân ngắm nghía tại các cửa hàng.
Ánh sáng tự nhiên và các yếu tố khác
Ánh sáng cũng là yếu tố giúp mời gọi du khách dừng chân tại các cửa hàng. Những cửa hàng này thường nằm ở nơi có cửa sổ lớn, đón được ánh nắng mặt trời. Khách hàng thường có xu hướng ghé vào cửa hiệu với nhiều ánh sáng tự nhiên thay vì ánh sáng nhân tạo.
Ngoài ra, thiết kế cửa hàng cũng rất thân thiện, với lối đi rộng rãi đủ để du khách kéo vali, đồ đạc thường được đặt ở vị trí khách hàng dễ nhìn thấy nhất. Hàng hóa thường được mua nhiều nhất sẽ được trưng bày ở vị trí dễ tiếp cận nhất.
Bố cục sân bay
Theo các nghiên cứu, những cửa hàng tại sân bay thường được sắp xếp xen kẽ nhau theo thứ tự ưu tiên, dựa trên nhu cầu mua sắm của hành khách. Theo đó, hàng miễn thuế được xếp đầu tiên, kế đến là thực phẩm và đồ uống, sau đó là báo, tạp chí, quà tặng và các mặt hàng chuyên dụng.
Không gian mua sắm sôi động
Các sân bay luôn nỗ lực tạo ra không gian sôi động, hấp dẫn để tạo hứng thú mua sắm cho du khách, ví dụ như trưng bày sản phẩm bắt mắt, sử dụng âm nhạc và nghệ thuật, chương trình trải nghiệm sản phẩm và các hoạt động kích thích giác quan khác.
Thời gian là tiền bạc
Theo nghiên cứu, thời gian du khách dừng chân tại một cửa hàng không đồng nghĩa với việc họ sẽ chi tiêu nhiều hơn. Điều lý tưởng nhất vẫn là khách hàng mua một hoặc hai món khi dừng chân trong thời gian ngắn.
Cứ một giờ nán lại tại sân bay, khách hàng có xu hướng tiêu thêm khoảng 7 USD. Số tiền mà người tiêu dùng chi tiêu cũng khác nhau tùy theo quốc gia. Khách đến từ quốc gia có mức thuế cao hoặc có văn hóa tặng quà sẽ chi tiêu nhiều hơn.
Bình Minh (Telegraph/TTO)

Có thể bạn quan tâm

Du lịch 'trốn nóng' lên ngôi

Du lịch 'trốn nóng' lên ngôi

Kỳ nghỉ lễ 30.4 - 1.5 chứng kiến nắng nóng gay gắt như đổ lửa trải dài từ Bắc vào Nam, nên những bãi biển mát lạnh hay vùng núi cao ngập cây xanh trở thành ưu tiên của nhiều gia đình đi chơi dịp này với quan điểm: Du lịch là phụ, trốn nóng là chính.
Bãi tắm trên sông Pô Cô hút khách dịp lễ

Bãi tắm trên sông Pô Cô hút khách dịp lễ

(GLO)-

Giữa núi rừng hùng vĩ tại xã Ia Dom (huyện Đức Cơ, tỉnh Gia Lai) có một bãi tắm được ví như “biển trên núi”. Trong dịp nghỉ lễ 30-4 và 1-5 này, bãi tắm ở dòng sông Pô Cô đã thu hút hàng ngàn lượt người đến vui chơi, thưởng ngoạn.

Du lịch xanh “lên ngôi”

E-magazineDu lịch xanh “lên ngôi”

(GLO)- Gia Lai có các tuyến giao thông đường bộ thuận lợi, những điểm cắm trại lý tưởng trong rừng, thác nước, nhất là các địa điểm du lịch đều gắn với thiên nhiên. 
Người kể chuyện văn hóa qua cơm lam, gà nướng

Người kể chuyện văn hóa qua cơm lam, gà nướng

(GLO)- “Cơm lam, gà nướng không chỉ là món ăn mà còn chứa đựng câu chuyện về văn hóa của dân tộc Jrai. Vì vậy, tôi luôn nỗ lực để trở thành đầu bếp giỏi nhằm chuyển tải câu chuyện văn hóa ấy đến với mọi người qua ẩm thực”-ông Yaih (58 tuổi, làng Chuet Ngol, xã Chư Á, TP. Pleiku) bày tỏ.
Ngắm hoàng hôn trên lòng hồ Ia Mua

Ngắm hoàng hôn trên lòng hồ Ia Mua

(GLO)- Vào những chiều hè nắng rực, khi ánh hoàng hôn dần buông soi chiếu xuống mặt nước, hồ Ia Mua (xã Bàu Cạn, huyện Chư Prông, tỉnh Gia Lai) trở thành một tấm gương khổng lồ, tạo nên khung cảnh yên bình và lãng mạn.