Du lịch

E-magazine Pờ Yầu-nàng thơ trên dãy Lơ Pang hùng vĩ

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Nằm trên dãy Lơ Pang hùng vĩ giữa núi rừng Trường Sơn, ngôi làng Bahnar nằm cheo leo trên đỉnh núi  Pờ Yầu mang đến bức tranh vừa hùng vĩ vừa đầy chất thơ. 

img-7204.jpg
Cuộc sống trên đỉnh núi Pờ Yầu như bức tranh đa sắc

Làng Pờ Yầu thuộc xã Lơ Pang-một trong 5 xã vùng Đông sông Ayun của huyện Mang Yang (tỉnh Gia Lai). Làng nằm trên đỉnh núi cao thuộc dãy Lơ Pang hùng vĩ, có độ cao gần 1.200m so với mực nước biển. Tên làng được gọi theo tên con suối bắt nguồn từ rừng nguyên sinh.

1-lang-po-yau-nam-gon-trong-thung-lung-giua-nhung-ngon-nui-tren-day-lo-lang-hung-vi.jpg
Làng Pờ Yầu nằm gọn trên "sống khủng long" giữa những ngọn núi của dãy núi Lơ Pang

Với vẻ đẹp thiên nhiên hùng vĩ cùng đời sống văn hóa đậm bản sắc của người Bahnar sinh sống lâu đời, Pờ Yầu được đầu tư xây dựng để trở thành điểm du lịch hấp dẫn của huyện Mang Yang.

Huyện cũng có nhiều hoạt động giới thiệu, quảng bá điểm đến này đến du khách trong và ngoài tỉnh, đặc biệt thông qua giải chạy thường niên “Chinh phục đỉnh Pờ Yầu”.

"Ốc đảo" Pờ Yầu đã trở thành nàng thơ trên những cung đường trải nghiệm của khách du lịch khi đến với cao nguyên Gia Lai. Ở đây có những bãi cắm trại tuyệt đẹp bên bờ suối. Từ đỉnh Pờ Yầu có thể tham quan khu nuôi cá tầm của Hoàng Anh Gia Lai, tìm hiểu đời sống, tập quán canh tác lâu đời của cư dân Bahnar trên đỉnh núi cao.

anh-jpeg-3e2ed079e75d-1.jpg
Đường lên đỉnh Pờ Yầu
img-7211.jpg
Đời sống nông nghiệp đặc trưng của người Bahnar sinh sống lâu đời trên đỉnh núi cao cũng mang phong vị riêng
img-7207.jpg

Những nhà đầm giữa đồng là nét văn hóa đặc trưng của cư dân bản địa

img-7205.jpg
Thác Pờ Yầu bắt nguồn từ những cánh rừng nguyên sinh là nơi cung cấp nguồn sống cho hàng trăm hộ dân trong làng
img-7206.jpg
Dọc bờ suối cũng là nơi cắm trại lý tưởng

Mùa khô là thời điểm lý tưởng để chinh phục đỉnh Pờ Yầu, nhất là khi xuân về, hoa pơ lang thắp lửa giữa màu xanh đại ngàn. Đến đây để được sống chậm giữa núi rừng hùng vĩ, cảm nhận phong vị cuộc sống tách biệt trên đỉnh núi cao thấm đẫm trong từng nóc nhà, thửa ruộng, dòng suối...

Có thể bạn quan tâm

Mô hình “Cà phê cảnh quan” ở xã Đak Krong, huyện Đak Đoa. Ảnh: H.T

“Cà phê cảnh quan”: Đa lợi ích

(GLO)- Cà phê cảnh quan là mô hình trồng cà phê xen canh với các cây trồng khác để tạo cảnh quan sinh thái, giúp mang lại giá trị cao cho cây cà phê, có thể phát triển du lịch.

TP. Pleiku: Đào tạo nghiệp vụ du lịch cho 50 học viên

TP. Pleiku: Đào tạo nghiệp vụ du lịch cho 50 học viên

(GLO)- Ngày 30 và 31-12, tại xã Biển Hồ (TP. Pleiku, tỉnh Gia Lai), UBND thành phố phối hợp với Trung tâm hỗ trợ pháp luật và Phát triển nguồn nhân lực (Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam) tổ chức lớp đào tạo về du lịch trên địa bàn.

Kbang: Quảng bá du lịch cộng đồng làng Mơ Hra. Ảnh: Ngọc Minh

Kbang: Quảng bá du lịch cộng đồng làng Mơ Hra Đáp

(GLO)-Trong 2 ngày (21 và 22-12), Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng huyện Kbang (tỉnh Gia Lai) phối hợp với xã Kông Lơng Khơng tổ chức chương trình quảng bá giới thiệu mô hình phát triển sản phẩm OCOP về du lịch cộng đồng làng Mơ Hra Đáp.