Các dự án đường cao tốc qua khu vực Nam Trung bộ: Hoàn thành trước 31-12

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Các dự án cao tốc Bắc - Nam qua Nam Trung Bộ dự kiến hoàn thành cuối năm 2025, góp phần thúc đẩy phát triển giao thông và kinh tế địa phương.

Ngày 7-6, Phó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Hòa Bình cùng Đoàn kiểm tra số 1 (theo Quyết định số 486/QĐ-TTg của Thủ tướng) có cuộc làm việc với các địa phương, chủ đầu tư, nhà thầu nhằm tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc của 4 dự án đường cao tốc Bắc - Nam: Hòa Liên - Túy Loan, Quảng Ngãi - Hoài Nhơn, Hoài Nhơn - Quy Nhơn và Quy Nhơn - Chí Thạnh (qua TP Đà Nẵng và các tỉnh Quảng Ngãi, Bình Định và Phú Yên).

Trải đá cấp phối tại dự án đường cao tốc Quy Nhơn - Chí Thạnh (qua Bình Định và Phú Yên). Ảnh: NGỌC OAI
Trải đá cấp phối tại dự án đường cao tốc Quy Nhơn - Chí Thạnh (qua Bình Định và Phú Yên). Ảnh: NGỌC OAI

Thứ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Việt Hùng cho biết, 4 dự án đường cao tốc này dài 231,27km, tổng vốn khoảng 50.000 tỷ đồng. Dù chủ đầu tư, nhà thầu đã rất nỗ lực nhưng vẫn tồn tại một số khó khăn, vướng mắc. Tại đoạn Quảng Ngãi - Hoài Nhơn dài 88km hiện còn 9 điểm vướng mắc, trong đó tại Quảng Ngãi có 4 điểm nóng do khiếu nại đền bù, ảnh hưởng thi công, làm chậm tiến độ 9,63%. Dự án Hoài Nhơn - Quy Nhơn chậm do vướng thủ tục chuyển đổi đất rừng; dự án Quy Nhơn - Chí Thạnh nhiều nhà thầu, gói thầu chậm so với kế hoạch.

Về 4 điểm nóng mặt bằng ở dự án Quảng Ngãi - Hoài Nhơn, ông Trần Phước Hiền, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ngãi cho biết, địa phương đã bàn giao xong mặt bằng nhưng người dân liên tục cản trở, đòi quyền lợi. Trước đó, tỉnh đã cử lực lượng bảo vệ thi công, song nhiều thời điểm do lực lượng mỏng nên người dân liên tục cản trở thi công. Mới đây, tỉnh đã giao Giám đốc Công an tỉnh huy động thêm lực lượng để bảo vệ thi công xuyên suốt, đảm bảo tiến độ dự án.

Đại diện nhà thầu Tập đoàn Đèo Cả (thi công tuyến cao tốc Quảng Ngãi - Hoài Nhơn) cam kết, nếu được giải quyết sớm về mặt bằng, đơn vị sẽ đầu tư các hạng mục đường và cầu về đích kịp tiến độ cuối tháng 9-2025. Đối với hạng mục hầm số 3, hầm đường cao tốc dài nhất toàn tuyến, sẽ hoàn thành vào cuối tháng 12-2025.

Tại cuộc làm việc, Phó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Hòa Bình cùng lãnh đạo Bộ Xây dựng yêu cầu đại diện Ban Quản lý dự án 85, chủ đầu tư 2 dự án đoạn Hoài Nhơn - Quy Nhơn, Quy Nhơn - Chí Thạnh giải trình và đưa ra cam kết khắc phục tình trạng một số nhà thầu và một số hạng mục còn chậm so với kế hoạch. Ngoài ra, cần đưa vào diện theo dõi đặc biệt đối với các nhà thầu chậm, năng lực yếu để có biện pháp điều chỉnh khối lượng hoặc thay thế kịp thời.

Phó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Hòa Bình cho biết, hiện còn 7 nhiệm vụ mà Đoàn kiểm tra số 1 giao từ giữa tháng 3-2025 vẫn đang triển khai, chưa hoàn thành. Trong đó, có 1 nhiệm vụ đã quá hạn hoàn thành về bàn giao mặt bằng tại dự án Quảng Ngãi - Hoài Nhơn, thuộc trách nhiệm của tỉnh Quảng Ngãi, cần rút kinh nghiệm. Yêu cầu Quảng Ngãi cần tập trung giải quyết dứt điểm vướng mắc về mặt bằng trong tháng 6-2025. Cần lưu ý, biện pháp bảo vệ thi công chỉ nên thực hiện khi không còn cách nào khác. Vì thế, Quảng Ngãi nên tìm cách để tạo sự đồng thuận cao trong nhân dân, để người dân ủng hộ cho công trình và nhiều dự án giao thông trọng điểm khác của quốc gia trong thời gian tới.

Theo Phó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Hòa Bình, 231km đường cao tốc của 4 dự án trên qua khu vực Nam Trung bộ sẽ hoàn thành trước 31-12, phần lớn có thể khánh thành vào ngày 19-8, sử dụng trong tháng 9-2025. Yêu cầu các chủ đầu tư, nhà thầu bên cạnh đẩy nhanh tiến độ, cần quan tâm đến chất lượng, các biện pháp an toàn, kỹ thuật công trình... để đưa vào sử dụng đạt hiệu quả cao nhất, đóng góp sự phát triển chung của đất nước.

Theo NGỌC OAI (SGGPO)

Có thể bạn quan tâm

Chờ sửa luật Đất đai

Chờ sửa luật Đất đai

Đó là tâm trạng của người dân và doanh nghiệp khi Thủ tướng Phạm Minh Chính khẳng định: Chính phủ sẽ đề xuất sửa đổi Nghị quyết 18, làm cơ sở sửa luật Đất đai 2024 nhằm khắc phục bất cập về thu hồi đất, tài chính đất đai, kiểm soát giá đất.

Xe đưa đón cán bộ công chức xuống Quy Nhơn làm việc

Nhu cầu đi lại tuyến Pleiku-Quy Nhơn tăng đột biến sau khi sáp nhập tỉnh

(GLO)- Sau khi sáp nhập, tỉnh Gia Lai đặt trụ sở hành chính tại phường Quy Nhơn. Nhu cầu đi lại của cán bộ, công chức, viên chức và người lao động từ tỉnh Gia Lai (cũ) đến nơi làm việc mới cũng tăng mạnh, kéo theo hoạt động vận tải hành khách tuyến Pleiku-Quy Nhơn và ngược lại cũng tăng đột biến.

Suối Bứa lại tiếp tục bị băm nát

Suối Bứa lại tiếp tục bị băm nát

(GLO)- Hoạt động khai thác cát trái phép tại suối Bứa (đoạn qua xóm 2, thôn Long Thành, phường Quy Nhơn Tây) tưởng chừng đã chấm dứt nay lại tiếp tục diễn ra rầm rộ bằng các loại máy móc phương tiện khiến người dân lo lắng, bất an.

Mang Yang quan tâm đầu tư hạ tầng giao thông nông thôn

Mang Yang quan tâm đầu tư hạ tầng giao thông nông thôn

(GLO)- Nhiều năm nay, từ các nguồn lực hỗ trợ của Nhà nước cùng sự hưởng ứng người dân địa phương, huyện Mang Yang (tỉnh Gia Lai) đã tập trung đầu tư xây dựng và sửa chữa hạ tầng giao thông nông thôn. Qua đó, giúp người dân vận chuyển hàng hóa thuận tiện, thúc đẩy kinh tế phát triển. 

null