Các điểm cực Việt Nam - Kỳ 1: Lũng Cú - cực Bắc địa đầu

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Việt Nam có 6 điểm cực, trong đó 4 điểm đất liền và 2 điểm trên biển. Trong 4 điểm đất liền, có điểm cực Bắc (Lũng Cú, Hà Giang) và điểm cực Tây (A Pa Chải, Điện Biên) nằm trong đất liền. Điểm cực Nam (Đất Mũi, Cà Mau) và điểm cực Đông (Mũi Đôi, Khánh Hòa) tiếp cận biển.
Các điểm cực trị địa lý (gọi tắt là điểm cực) của Việt Nam là các địa điểm có tọa độ xa nhất về phía Bắc, Nam, Đông và phía Tây của Việt Nam, khi so với bất kỳ vị trí nào khác trên lãnh thổ của đất nước. Việt Nam có 6 điểm cực, trong đó 4 điểm đất liền và 2 điểm trên biển. Trong 4 điểm đất liền, có điểm cực Bắc (Lũng Cú, Hà Giang) và điểm cực Tây (A Pa Chải, Điện Biên) nằm trong đất liền. Điểm cực Nam (Đất Mũi, Cà Mau) và điểm cực Đông (Mũi Đôi, Khánh Hòa) tiếp cận biển.
2 cực trên biển là Hòn Đá Lẻ (Cà Mau) và hải đăng đảo Tiên Nữ (Khánh Hòa) nằm ở biển Tây Nam và quần đảo Trường Sa của Việt Nam.
Các PV Thanh Niên đã dành nhiều thời gian thực tế, tìm hiểu và giới thiệu các điểm cực của đất nước Việt Nam.
Điểm cực Bắc của Việt Nam hiện nay ở xã Lũng Cú, H.Đồng Văn, Hà Giang. Tuy nhiên để xác định chính xác điểm, thì không hề đơn giản.
Cột cờ quốc gia Lũng Cú ở xã Lũng Cú, H.Đồng Văn, Hà Giang. Ảnh: Mai Thanh Hải
Cột cờ quốc gia Lũng Cú ở xã Lũng Cú, H.Đồng Văn, Hà Giang. Ảnh: Mai Thanh Hải
Tháng 4.2016, UBND H.Đồng Văn khởi công xây dựng “công trình cực Bắc Tổ quốc” (kinh phí 12 tỉ đồng, gồm lầu vọng cảnh và một số hạng mục công trình phụ trợ), ở điểm cao nhìn xuống dòng sông Nho Quế, thuộc khu vực Tò Mông (thôn Cẳng Tằng, xã Lũng Cú), cách cột cờ Lũng Cú khoảng 2,5 km theo đường chim bay.
Tháng 8.2018, công trình hoàn thành và đặt bảng ghi chữ “điểm đầu cực Bắc; Lũng Cú - Đồng Văn”, đặt bia đá khắc chữ “Lũng Cú 23˚ 22' 59" vĩ độ Bắc - 105˚ 19' 21" kinh độ Đông”…
Điều này khiến nhiều người nhầm tưởng đó là cực Bắc.
Tấm bảng đá ghi tọa độ Lũng Cú. Ảnh: Mai Thanh Hải
Tấm bảng đá ghi tọa độ Lũng Cú. Ảnh: Mai Thanh Hải
Tấm bảng đá ghi tọa độ Lũng Cú. Ảnh: Mai Thanh Hải
 Bảng chữ khiến nhiều du khách nhầm tưởng khu vực lầu vọng cảnh là cực Bắc. Ảnh: Mai Thanh Hải
Thực tế, điểm cực Bắc của Việt Nam là mỏm đá nhô ra trên bờ sông Nho Quế (điểm phân định biên giới Việt Nam - Trung Quốc là đường trung tuyến giữa dòng sông), thuộc địa giới hành chính thôn Séo Lủng, xã Lũng Cú, H.Đồng Văn, Hà Giang. Phía bên kia bờ sông là thôn Mê Do thuộc trấn Mộc Ương, H.Phù Ninh, Vân Nam, Trung Quốc. Điểm cực Bắc này cách cột cờ Lũng Cú khoảng 3,3 km theo đường chim bay.
 Điểm cực Bắc bên bờ sông Nho Quế (Séo Lủng, Lũng Cú, Đồng Văn, Hà Giang). Ảnh: Vũ Quỳnh
Điểm cực Bắc bên bờ sông Nho Quế (Séo Lủng, Lũng Cú, Đồng Văn, Hà Giang). Ảnh: Vũ Quỳnh
Từ điểm cực Bắc bên bờ sông Nho Quế lên đến “công trình cực Bắc” của UBND H.Đồng Văn khoảng 1,05 km theo đường chim bay, nhưng thời gian xuống tới nơi khoảng 2 tiếng đồng hồ do phải đi theo đường mòn, qua các ruộng nương và luồn rừng dọc bờ sông Nho Quế.
Điểm cực Bắc nằm dưới bờ sông Nho Quế. Ảnh: Mai Thanh Hải
Điểm cực Bắc nằm dưới bờ sông Nho Quế. Ảnh: Mai Thanh Hải
Rất nhiều người hoạt động trong ngành du lịch, tài nguyên - môi trường và đam mê xê dịch… đều có chung nguyện vọng: Các ngành chức năng của tỉnh Hà Giang nhanh chóng xác định, có hình thức định danh - định vị chính xác điểm cực Bắc bên bờ sông Nho Quế, để du khách không hiểu nhầm và cũng tạo thêm tour - tuyến mới cho du lịch Hà Giang (còn tiếp).
 
Xã địa đầu Lũng Cú nằm trên đỉnh cao nguyên Đồng Văn, cách trung tâm H. Đồng Văn khoảng 26 km về phía bắc, cách TP. Hà Giang khoảng 156 km. Cả 3 hướng Tây, Bắc, Đông của xã Lũng Cú giáp trấn Mộc Ương, H.Phú Ninh, Vân Nam, Trung Quốc với đường biên giới dài khoảng 16,5 km. Phía Nam của xã giáp với xã Ma Lé (H.Đồng Văn).
Lũng Cú là nơi sinh sống của đồng bào các dân tộc thiểu số như: Mông, Tày, Lô Lô, Pu Péo, Giáy, Hoa… ở 9 thôn bản trong xã.
Lũng Cú có cột cờ quốc gia với lá cờ rộng 54 m2, đại diện cho tinh thần đoàn kết của 54 dân tộc anh em, được xây dựng trên đỉnh núi Rồng từ nhiều năm trước, trên độ cao 1.468,73 m so với mực nước biển.
Ở Lũng Cú, có 1 địa danh khác cũng rất đặc biệt. Đó là cột mốc 428. Đây là mốc địa đầu cực Bắc trên đường biên giới Việt Nam - Trung Quốc, đánh dấu điểm đầu tiên của sông Nho Quế từ Trung Quốc đổ vào Việt Nam, từ đó chảy qua H.Mèo Vạc (Hà Giang) sang tỉnh Cao Bằng. Mốc 428 nằm cách điểm cực Bắc (bên bờ sông Nho Quế) khoảng 1,8 km theo đường chim bay và thuộc địa giới hành chính của thôn Séo Lủng.
Một số hình ảnh về xã địa đầu Lũng Cú (H.Đồng Văn, Hà Giang).
Lá cờ Tổ quốc rộng 54 m2 trên cột cờ quốc gia Lũng Cú. Ảnh: Mai Thanh Hải
Lá cờ Tổ quốc rộng 54 m2 trên cột cờ quốc gia Lũng Cú. Ảnh: Mai Thanh Hải
 Cột cờ Lũng Cú, nhìn từ thôn Séo Lủng. Ảnh: Mai Thanh Hải
Cột cờ Lũng Cú, nhìn từ thôn Séo Lủng. Ảnh: Mai Thanh Hải
Thực hiện nghi lễ chào cờ Tổ quốc, ở cột cờ quốc gia Lũng Cú. Ảnh: Mai Thanh Hải
Thực hiện nghi lễ chào cờ Tổ quốc, ở cột cờ quốc gia Lũng Cú. Ảnh: Mai Thanh Hải
 Đường mòn từ thôn Séo Lủng đi xuống điểm cực Bắc nằm bên bờ sông Nho Quế. Ảnh: Mai Thanh Hải
Đường mòn từ thôn Séo Lủng đi xuống điểm cực Bắc nằm bên bờ sông Nho Quế. Ảnh: Mai Thanh Hải
Người dân thôn Séo Lủng trồng ngô gần khu vực cực Bắc bên bờ sông Nho Quế. Ảnh: Mai Thanh Hải
Người dân thôn Séo Lủng trồng ngô gần khu vực cực Bắc bên bờ sông Nho Quế. Ảnh: Mai Thanh Hải
Theo MAI THANH HẢI (TNO)

Có thể bạn quan tâm

Cán bộ, chiến sĩ Đội chữa cháy và cứu nạn cứu hộ khu vực Ayun Pa chữa cháy kho mì tại thôn Plei Tăng A, xã Ia Ake, huyện Phú Thiện. Ảnh: Vũ Chi

Lính cứu hỏa trên mặt trận không tiếng súng

(GLO)-Nghề nào cũng có vinh quang riêng, song với cán bộ, chiến sĩ phòng cháy và cứu nạn cứu hộ, bên cạnh niềm tự hào nghề nghiệp còn là sự hy sinh thầm lặng. Trên mặt trận không có tiếng súng, không có tội phạm nhưng muôn vàn nguy hiểm, họ luôn dốc hết sức mình vì bình yên, hạnh phúc của nhân dân.

Vườn cây của gia đình chị Nguyễn Thị Huệ -Công nhân Đội 2, Công ty Cà phê Ia Sao 2 trồng năm 1986 vẫn đạt sản lượng 24 tấn quả tươi/ha. Ảnh: Đinh Yến

Những công nhân tiêu biểu trong lao động giỏi, sáng tạo

(GLO)- Bằng lòng đam mê, nhiều công nhân tại các công ty cà phê tỉnh Gia Lai đã không ngừng học hỏi và có những sáng kiến mới áp dụng vào sản xuất. Họ không chỉ nâng cao đời sống gia đình mà còn mang lại nhiều nguồn lợi cho đơn vị, góp phần tô thắm thêm phẩm chất tốt đẹp của giai cấp công nhân.

Nông sản Việt đang ở đâu?

Nông sản Việt đang ở đâu?

Thời điểm hiện tại, Việt Nam đang vào vụ thu hoạch các mặt hàng nông sản như: vải, nhãn, sầu riêng, thanh long,… Câu hỏi đặt ra giải pháp nào để xúc tiến xuất khẩu, nâng cao năng lực cạnh tranh cho nông sản mùa vụ Việt Nam tránh tình trạng ùn ứ, điệp khúc “được mùa mất giá”.

Cán bộ Đoàn, ĐVTN cùng lực lượng quân đội đóng góp ngày công để đẩy nhanh tiến độ thi công nhà ở cho người dân. Ảnh: P.L

Xóa nhà tạm-Kiến tạo tương lai - Kỳ 2: Góp gạch hồng dựng xây mái ấm

(GLO)-Phong trào chung tay xóa nhà tạm, nhà dột nát đang lan tỏa trên địa bàn tỉnh Gia Lai bằng những việc làm cụ thể, thiết thực. Mỗi tấm lòng, mỗi hành động đều hiện thực hóa mục tiêu “không ai bị bỏ lại phía sau” trên hành trình góp gạch hồng dựng xây mái ấm, giúp người dân an cư, lạc nghiệp.

Vào 'lò' gia công mỹ phẩm

Vào 'lò' gia công mỹ phẩm

Thị trường mỹ phẩm “nóng rực” khi hàng loạt sản phẩm vô chủ vứt bừa bãi, doanh nghiệp ồ ạt xin thu hồi công bố. Phóng viên đã thâm nhập thị trường mỹ phẩm để tận thấy cách thức hô biến đồ rẻ tiền thành cao cấp, chiêu trò của các ông trùm vươn vòi bạch tuộc, bủa vây người người tiêu dùng.

null