Cà phê ngoại ô

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Nếu không phải nhờ cái rẽ sai đường thì chắc tôi khó phát hiện ra quán cà phê ngoại ô được thiết kế bằng chất liệu gỗ thông đơn sơ, mộc mạc. Quán cà phê này tạo nên nét khu biệt so với nhiều quán khác bởi không gian mở vô cùng yên tĩnh và khung cảnh lãng mạn giữa lòng Phố núi. “Quán cà phê ngoại ô/Căn nhà gỗ bộ bàn ghế thấp nhỏ/Mảnh vườn tối với những pho tượng cổ/Bức sơn dầu đã cũ/Nắng chiều phố vắng ven sông” (Quán cà phê ngoại ô-Lưu Quang Vũ).
Có người tìm đến niềm vui trong công việc, người khác tĩnh lại trong không gian âm nhạc, ai đó thì hòa mình vào thiên nhiên rộng lớn… Một số ít trong đó có tôi vẫn thường tìm đến góc cà phê quen thuộc nơi ngoại ô với quyển sách trên tay vào những lúc cô đơn nhất. Niềm cô đơn ấy chưa hẳn là tiêu cực hay điều gì buồn bã, chỉ là đôi lúc, tôi nhận ra cần phải tĩnh lặng, thức tỉnh để lắng nghe được âm thanh bên trong của chính mình.
Quán nằm trên một triền đồi, bốn mùa thông xanh reo vui cùng nắng. Bình dị mà cuốn hút với quán nhỏ, địa hình dốc và những vật liệu thô mộc. Đường tới quán, đất bazan quạch đỏ, uốn mình như một vệt sương trong những ngày nắng đẹp, ẩn hiện như chút nắng dịu nhẹ lúc bình minh. Cấu trúc quán dựa vào địa hình, nương vào cây cối và gần gụi với thiên nhiên đã tạo nên một cảm giác rất thú vị cho khách thăm thú rồi thảnh thơi ngồi ngắm cảnh vật nơi đây.
Tôi có thể ngồi cùng quán cả buổi mà không hề thấy buồn chán. Ấy là giây phút tôi được sống với riêng mình, giống như khi tôi nghe nhạc vậy. Sẽ không có ai kiểm soát, nhắc nhở, giục giã hay hối thúc. Ý nghĩ của tôi tự do lang thang cùng những vui buồn bay lên trong sương mai khói sóng. Khách đến quán là những người biết tôn trọng sự riêng tư. Ai cũng lặng lẽ làm việc, lặng lẽ suy nghĩ và lặng lẽ nghe từng nhịp thở của nhau, để rồi khi đứng dậy, không quên một nụ cười chào tạm biệt.
Tôi đã thử ngồi rất lâu trong từng không gian khác nhau của quán, và lần nào cũng mang đến một cảm giác khác lạ. Có lúc thì tôi gói ghém trong hoài niệm của chính mình, trong miền xa lắc lãng quên; cũng có khi mở lòng bay lên cùng ràn rạt gió, dội lại từ thông thốc gió cùng mặt nước Biển Hồ lao xao ngày đêm sóng vỗ. Nhưng rõ nhất vẫn là cảm giác được thanh lọc tâm hồn, của ánh mắt thôi không còn man mác trong quay cuồng bụi bặm phố thị lao xao để chính tôi vẫn còn neo giữ tình thân cùng mảnh đất mình đang sinh sống, nơi thành phố của thời tuổi trẻ luôn ngân mãi trong tim.  
Minh họa: Huyền Trang
Minh họa: Huyền Trang
Nơi đây có điều gì đó thật khó để mà quên nhanh được, đặc biệt với những người đã đến và biết tới; cũng như bao người Pleiku vẫn đang yêu Pleiku một cách nồng nhiệt, thiết tha. Quán có thức uống cà phê muối rất ngon. Nó có vị thơm, bùi ngậy của sữa tươi lên men, vị mằn mặn thanh thoát của muối. Sự nồng đậm đà của cà phê đen truyền thống đã được dịu vị, đằm lại nhờ muối và sữa. Thưởng thức cà phê muối là lắng mình trong bữa tiệc của vị giác, khi chừng ấy hương vị đọng lại trong ly cà phê thanh nhỏ.
Điều tuyệt vời nhất ở quán này có lẽ là góc nhìn rộng bao la với bát ngát thông xanh, tạo cảm giác như ta đang nhâm nhi một ly cà phê giữa muôn trùng cao xanh hùng vĩ. Thêm nữa, toàn bộ quán đều được trang trí rất chau chuốt, tỉ mỉ từ cách bố trí nhiều chai thủy tinh giăng mắc khắp hai bên hàng rào hay góc bếp đỏ lửa ấm nồng với chiếc ấm treo. Bên cạnh là chiếc bàn đậm chất vintage cổ điển với khăn bàn được dệt từ thổ cẩm, mọi thứ tạo nên sự mát mẻ, gần gũi và phù hợp với phong cách Nomad (du mục).
Những ray nắng lung linh trong rực rỡ ánh chiều tà buông hờ khắp nẻo. Và mọi cảm xúc vỡ òa khi hoàng hôn buông xuống, trước mắt tôi là vầng mặt trời đỏ ối đáp đậu ngay đỉnh núi phía xa. Lớp màu này chồng lên lớp màu kia cùng với ánh chiều tím thẫm vương trên những đám mây đã thôi màu đỏ rực, như một bức tranh nhiều biến hóa độc đáo cùng những gam màu gợi đến biết bao xúc cảm. Nhiều người tìm đến quán cà phê ngoại ô này có lẽ là để thêm một lần được đắm mình giữa cảnh sắc thiên nhiên đẹp đẽ, yên bình.
Quán cà phê ở ngoại ô cứ thế thầm lặng và dịu dàng, dần dà trở thành một phần nỗi nhớ trong mỗi ngày tôi sống. Đến độ nhiều khi tưởng như hương cà phê là thứ hương thơm quyến rũ bậc nhất có thể đánh thức tôi trong mơ và chỗ ngồi thân quen ấy là chốn duy nhất tôi luôn nhớ về. Ừ nhỉ, người ta có thể nhớ những hình ảnh nào đó của giấc mơ, nhưng mấy ai nhớ mùi vị, không gian của giấc mơ bao giờ?
NGUYỄN THỊ DIỄM

Có thể bạn quan tâm

Thơ Dương Kỳ Anh: Đi giữa vườn xuân

Thơ Dương Kỳ Anh: Đi giữa vườn xuân

(GLO)- Cảm giác về tình yêu qua lời thơ của Dương Kỳ Anh thật lãng mạn và đắm say. Điển hình, trong bài thơ "Đi giữa vườn xuân", tác giả không chỉ miêu tả vẻ đẹp của vườn xuân mà còn khéo léo lồng vào đó sự giao hòa giữa con người và thiên nhiên, giữa tình yêu lứa đôi và tình yêu Tổ quốc.

Thơ Nguyễn Ngọc Hưng: Gọi xuân

Thơ Nguyễn Ngọc Hưng: Gọi xuân

(GLO)- Bài thơ "Gọi xuân" của tác giả Nguyễn Ngọc Hưng mang đậm không khí của mùa đông, song cũng là lời mời gọi, khắc khoải của mùa xuân. Từng câu thơ như một niềm khát khao về sự thay đổi, hồi sinh và tươi mới...

Thơ Lữ Hồng: Suốt mùa tuổi ngọc

Thơ Lữ Hồng: Suốt mùa tuổi ngọc

(GLO)- Mùa xuân vừa đến, cho ta cái cớ để nhìn lại chặng đường dài mình đã đi qua. Thêm một tuổi là thêm nhiều những hạnh ngộ và chia ly, nguyện ước và mong chờ. Nhưng chừng nào còn tha thiết với đời là ta còn “tuổi ngọc”. Bài thơ của tác giả Lữ Hồng dưới đây như thay lời muốn nói...

Thơ Nguyễn Ngọc Hạnh: Quê ngoại

Thơ Nguyễn Ngọc Hạnh: Quê ngoại

(GLO)- Bài thơ "Quê ngoại" của Nguyễn Ngọc Hạnh không chỉ là lời tỏ bày tình cảm quê hương mà còn là một thông điệp sâu sắc về sự gắn bó với cội nguồn. Quê hương dù có xa hay gần, luôn là một phần không thể thiếu trong cuộc đời mỗi người, là điểm tựa để chúng ta tìm về trong những lúc lạc lõng nhất.

Thơ Lê Từ Hiển: Hoa vô thường

Thơ Lê Từ Hiển: Hoa vô thường

(GLO)- "Hoa vô thường" của Lê Từ Hiển mang đậm dấu ấn của sự chiêm nghiệm về cuộc đời, sự vô thường của thời gian qua những biến chuyển của thiên nhiên. Mỗi câu thơ như một khoảnh khắc dịu dàng, mà ở đó, tác giả lặng lẽ nhìn nhận và đón nhận mọi biến động của đời sống...

Thơ Nguyễn Ngọc Hạnh: Giếng xưa

Thơ Nguyễn Ngọc Hạnh: Giếng xưa

(GLO)- Với "Giếng xưa", tác giả Nguyễn Ngọc Hạnh đã khắc họa bức tranh đầy khắc khoải, suy tư về cuộc đời. Khi thời gian lặng lẽ trôi qua, mỗi hình ảnh đều như một lời tâm sự rất riêng tư nhưng cũng thật gần gũi và đầy cảm xúc.

Cuộc thi viết “Pleiku - Khát vọng vươn lên” năm 2025 nhận tác phẩm từ ngày 20-1

Cuộc thi viết “Pleiku - Khát vọng vươn lên” năm 2025 nhận tác phẩm từ ngày 20-1

(GLO)- Nhằm tiếp tục phát huy hiệu quả công tác tuyên truyền, quảng bá hình ảnh, con người phố núi Pleiku, UBND thành phố phối hợp với Báo Gia Lai tổ chức Cuộc thi viết về chủ đề “Pleiku-Khát vọng vươn lên” năm 2025 trên các ấn phẩm của Báo Gia Lai. Ban tổ chức bắt đầu nhận bài từ ngày 20-1.

Ảnh minh họa: HUYỀN TỶ

Thơ Võ Duy: Khói đổi mùa

(GLO)- Không chỉ nói về sự thay đổi của thiên nhiên, "Khói giao mùa" của tác giả Võ Duy còn phản ánh sự chuyển mình trong tâm hồn con người, sự đan xen giữa quá khứ, hiện tại và tương lai, giữa những kết thúc và khởi đầu mới tốt đẹp trong cuộc sống.

Thơ Đào An Duyên: Ngàn sau

Thơ Đào An Duyên: Ngàn sau

(GLO)- Không chỉ là một lời nói về tình yêu, "Ngàn sau" của tác giả Đào An Duyên còn là một tác phẩm thơ triết lý, khẳng định sự bất tử, trường tồn của những xúc cảm chân thật qua biến động của thiên nhiên và cuộc sống.

Thơ Lê Vi Thủy: Tinh khôi mùa xuân

Thơ Lê Vi Thủy: Tinh khôi mùa xuân

(GLO)- "Tinh khôi mùa xuân" của Lê Vi Thủy thể hiện cảm xúc tươi mới, ngọt ngào của mùa xuân và tình yêu trong sáng, thuần khiết. Từ hình ảnh thiên nhiên gần gũi như "cánh hoa trắng", "giọt sương ban mai" đến những ẩn dụ về tình yêu, tất cả đều mang lại cho người đọc cảm giác ấm áp, đầy hy vọng.

Thơ Ngô Thanh Vân: Gió mùa về trong ấm áp xuân sang

Thơ Ngô Thanh Vân: Gió mùa về trong ấm áp xuân sang

(GLO)- Qua những hình ảnh tươi mới của mùa xuân, tác giả Ngô Thanh Vân đã vẽ nên một bức tranh ấm áp về tình cảm gia đình, về những tháng năm không thể quay lại nhưng đầy ắp kỷ niệm. Trong bài thơ, mẹ là hình ảnh trung tâm, là biểu tượng của tình yêu vô bờ bến.

Thơ Vân Phi: Ngõ xanh

Thơ Vân Phi: Ngõ xanh

(GLO)- Bài thơ Ngõ xanh của tác giả Vân Phi khắc họa một không gian thiên nhiên thanh bình của làng quê, nơi có mẹ cha và những điều thân thuộc nhất. Mỗi hình ảnh trong thơ như một lời nhắc nhở về sự quan trọng của gia đình, quê hương và những ký ức đẹp mà ta luôn cất giữ trong trái tim mình.

Khúc ca mùa xuân đoàn tụ

Khúc ca mùa xuân đoàn tụ

(GLO)- Mỗi lần nghe lại ca khúc “Sông Đakrong mùa xuân về” của nhạc sĩ Tố Hải, lòng tôi lại dạt dào xúc cảm và không thôi nghĩ về dòng chảy của những đoàn quân hào hùng ra trận để đem về mùa xuân đoàn tụ của một dân tộc anh hùng.

Thơ Phạm Đức Long: Tản mạn Pleiku

Thơ Phạm Đức Long: Tản mạn Pleiku

(GLO)- Pleiku hiện lên trong bài thơ của tác giả Phạm Đức Long như một vùng đất đầy bí ẩn, vừa thực vừa ảo, vừa hùng vĩ vừa mộng mơ. Những câu từ mang đến cho người đọc cảm giác như đang lạc vào không gian trữ tình, đầy sức sống, thôi thúc họ khám phá và trải nghiệm.

“Mưa giải thưởng” văn học nghệ thuật

“Mưa giải thưởng” văn học nghệ thuật

(GLO)- Năm 2024 được xem là năm “mưa giải thưởng” của văn học nghệ thuật (VHNT) Gia Lai tại các liên hoan, cuộc thi khu vực và toàn quốc, trong đó có nhiều giải cao. Đây là ghi nhận xứng đáng cho sự đầu tư, nỗ lực trong lĩnh vực đòi hỏi sức sáng tạo không ngừng của đội ngũ văn nghệ sĩ tỉnh nhà.