Cả một đời "phụng hiến"

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Sáng 8-8, nhận được tin buồn ông Đỗ Hằng qua đời ở Đà Nẵng, tôi và những người thân quen, lớp con cháu làm báo ở Gia Lai thật sự bàng hoàng, xúc động. Vì điều kiện dịch bệnh ngăn cách, chúng tôi không thể ra Đà Nẵng để tiễn đưa ông ra đi lần cuối nên ngồi viết lại đôi dòng này như nén tâm nhang thành kính gửi đến hương linh người cán bộ tiền khởi nghĩa, người lãnh đạo kính mến của anh chị em làm báo ở Gia Lai từ sau ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.
Chúng tôi thực sự gắn bó với ông Đỗ Hằng từ những ngày bắt đầu đi tìm tư liệu để viết lịch sử báo chí cách mạng tỉnh Gia Lai vào năm 2014. Bên cạnh các đồng chí lãnh đạo Báo Gia Lai, Đài Phát thanh-Truyền hình tỉnh thường xuyên liên lạc, tôi và nhà báo Quốc Ninh đã nhiều lần trực tiếp đến ngôi nhà số 10 Bàu Hạc (TP. Đà Nẵng), nơi ông đang sống với vợ chồng con gái để trao đổi, tìm kiếm tư liệu lịch sử liên quan đến báo chí địa phương. Chúng tôi luôn xem ông như một “pho sử cách mạng sống” ở Gia Lai.
Bấy giờ, ông vừa qua một cơn bạo bệnh, người còn rất yếu phải ngồi xe lăn, nhưng tinh thần vẫn còn rất minh mẫn, chưa có dấu hiệu gì ảnh hưởng đến trí nhớ. Hàng ngày, ông vẫn cần mẫn sưu tập tài liệu, đọc, viết, dường như đó là thú vui của tuổi già. Trên bàn của ông luôn có những tập bản thảo, đề cương lịch sử của các địa phương ở Gia Lai, cũng như các bài viết của cựu tù chính trị khắp nơi trên cả nước gửi đến nhờ xem, góp ý, sửa chữa… Người thân trong gia đình nhiều lần khuyên ông không nên gắng sức, lao tâm nhiều mà cần nghỉ ngơi, tịnh dưỡng cho bệnh tật không tái phát. Nhưng ông cũng giải thích cho người nhà yên tâm: Việc làm này là niềm vui những ngày cuối đời, nó không ảnh hưởng gì đến sức khỏe mà còn ngược lại giúp cho mình chống lại sự lão hóa bộ não. Mỗi lần hoàn thành một bản thảo cho đơn vị hay ai đó, nó như liều thuốc bổ khiến cho bản thân thấy vui khỏe hơn…
Ông Đỗ Hằng tại nhà riêng ở Đà Nẵng tháng 6-2020. Ảnh: Nguyễn Quang Tuệ
Ông Đỗ Hằng tại nhà riêng ở Đà Nẵng tháng 6-2020. Ảnh: Nguyễn Quang Tuệ
Hồi còn khỏe, mặc dù đã chuyển về Đà Nẵng nhưng ông đi lại Pleiku-Đà Nẵng như thoi đưa. Bên cạnh công việc có liên quan đến lịch sử địa phương, nơi đây cũng là quê hương thứ hai của ông, gắn bó một thời làm cách mạng trong những năm kháng chiến chống thực dân Pháp. Cụ thể, từ năm 1949, ông phụ trách Đảng vụ Ban cán sự Đảng Gia Lai, rồi làm Bí thư huyện An Khê (1951-1954)… Sau đó, ông là Tỉnh ủy viên, Bí thư huyện 3 Gia Lai, rồi được phân công làm Bí thư Ban cán sự Đảng khu 9 (thị xã Pleiku) giai đoạn 1956-1957. Ông bị địch bắt tù đày 18 năm (1957-1975). Sau giải phóng, ông được phân công làm Phó Trưởng ban Dân vận Tỉnh ủy rồi Giám đốc Đài Phát thanh-Truyền hình tỉnh Gia Lai-Kon Tum giai đoạn 1978-1980. 
Trong lời giới thiệu tập Hồi ký Đỗ Hằng, ông Ngô Thành-nguyên Phó Bí thư Tỉnh ủy Gia Lai-nhận xét: “Đồng chí Đỗ Hằng là một cán bộ có nhiều đóng góp cho phong trào cách mạng ở tỉnh Gia Lai, trong thời kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp, đế quốc Mỹ xâm lược, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Làm cách mạng là phải trải qua nhiều thử thách, trong đó thử thách lớn nhất là giữ vững tinh thần kiên trung, bất khuất, khí tiết cách mạng khi bị địch bắt, tra tấn tù đày. Đồng chí Đỗ Hằng đã làm tốt điều đó-qua 18 năm bị tù đày (1957-1975), lâu nhất là ngục tù Côn Đảo”.
Gần đây nhất, tôi và một số bạn làm báo đã nhận được món quà quý giá của ông Đỗ Hằng từ Đà Nẵng gửi lên, đó là cuốn sách dày gần 800 trang “Tù chính trị câu lưu Côn Đảo (1957-1975) từ thực tiễn nhìn lại” của nhiều tác giả được Nhà xuất bản Quân đội nhân dân ấn hành năm 2016, do ông làm Chủ biên và cuốn Hồi ký Đỗ Hằng “Những tháng năm phụng hiến”, Nhà xuất bản Hội Nhà văn, năm 2020. Trong cuốn hồi ký, ông tâm sự: “Tôi nay đã 94 tuổi đời, 74 tuổi Đảng, danh hiệu “Cán bộ tiền khởi nghĩa”; có thời gian lăn lộn trên chiến trường Gia Lai hơn một cuộc kháng chiến. Năm 1957, tôi bị địch bắt tù đày qua 10 nhà lao, trong đó có 16 năm tù Côn Đảo. Đời hoạt động cách mạng của tôi đã trải qua bao thăng trầm, thử thách, với bao câu chuyện buồn-vui, bao kỷ niệm sâu sắc đáng nhớ, đáng kể, đáng ghi lại. Nhưng tôi “thời hậu tù” là những năm tháng tôi cùng đồng đội thân thiết lo làm công việc tri ân quá khứ, nhất là đồng đội đã hy sinh, có người còn vĩnh viễn nằm lại Nghĩa trang Hàng Dương Côn Đảo, là đáng nhớ, đáng kể nhất”.
Thật đáng trân trọng và đáng quý một tấm lòng đầy nghĩa tình sâu sắc với quê hương và đồng đội! Xin vĩnh biệt ông Đỗ Hằng, một đảng viên kiên trung, một tấm lòng sắc son với cách mạng, với quê hương Gia Lai!
BÙI QUANG VINH

Có thể bạn quan tâm

Ảnh minh họa. Nguồn: Internet

Thơ Nguyễn Ngọc Hưng: Đi cà kheo

(GLO)- Đi cà kheo không chỉ phổ biến ở vùng đồng bằng mà còn là một hoạt động văn hóa dân gian của đồng bào dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên. Bằng những câu thơ chân thực và gần gũi, tác giả Nguyễn Ngọc Hưng đã tái hiện trò chơi này đầy sinh động gắn với cảm xúc hứng khởi từ người chơi.

Các nghệ nhân xã Glar (huyện Đak Đoa) chụp ảnh lưu niệm trước tác phẩm “Nét Tây Nguyên”. Ảnh: N.A.M

“Nét Tây Nguyên”

(GLO)- Tại Ngày hội Di sản văn hóa năm 2024 vừa diễn ra ở khu vực Bảo tàng tỉnh Gia Lai, tác phẩm “Nét Tây Nguyên” gồm 1 cụm 5 trụ gỗ của nhà điêu khắc Nguyễn Nam-Hội viên Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh đã tạo nên điểm nhấn, một nét Tây Nguyên riêng có giữa lòng phố núi.

Thơ Hà Hoài Phương: Những ngôi sao xanh

Thơ Hà Hoài Phương: Những ngôi sao xanh

(GLO)- Hình ảnh "những ngôi sao xanh" trong thơ Hà Hoài Phương tượng trưng cho ánh sáng hy vọng không bao giờ tắt, dẫu rằng có bao nhiêu khó khăn, thử thách hay bóng tối bao phủ. Những ngôi sao ấy là niềm tin, sức mạnh tinh thần giúp con người vượt qua mọi gian truân cuộc sống...

Thơ Nguyễn Đình Phê: Gửi lại

Thơ Nguyễn Đình Phê: Gửi lại

(GLO)- Bài thơ "Gửi lại" của Nguyễn Đình Phê là một tác phẩm đầy hoài niệm, suy tư về thời gian, tình yêu và sự chia ly. Xoay quanh cảm giác tiếc nuối, luyến lưu một mối tình đã qua, những kỷ niệm khó quên, tác giả muốn gửi lại cho người yêu hay cho chính mình?

Tiến sĩ Lưu Hồng Sơn bên một bức tranh của họa sĩ Xu Man tại Bảo tàng tỉnh. Ảnh: P.D

Tranh Xu Man: Di sản tìm về

(GLO)- Từ chỗ chỉ sở hữu số lượng tác phẩm rất ít ỏi của họa sĩ Xu Man, hiện nay, Bảo tàng tỉnh Gia Lai đang có một bộ sưu tập dày dặn với tổng cộng 52 bức của người họa sĩ tài danh, nhiều nhất trong hệ thống bảo tàng cả nước.

Hình dung

Thơ Nguyễn Ngọc Hưng: Hình dung

(GLO)- Bài thơ "Hình dung" của Nguyễn Ngọc Hưng là một tác phẩm đẹp, đậm chất mộng mơ và lãng mạn. Nó thể hiện một tình yêu vĩnh cửu, dường như không thể chạm vào, nhưng vẫn mãnh liệt và đầy khắc khoải...

Ảnh minh họa. Nguồn : Internet

Niềm vui đọc sách

(GLO)- Từ lâu, đọc sách đã là một hoạt động được ưa thích của nhiều người, được khích lệ ở nhiều nơi vì những lợi ích mà nó mang lại. Tôi vẫn giữ thói quen đọc đều đặn mỗi ngày. Điều đó vừa cần thiết cho công việc, vừa là cách để tôi giải trí và tìm hiểu về thế giới xung quanh.