Cả đời với âm nhạc dân gian Jrai

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Gần 40 năm sống và làm việc ở Tây Nguyên, tôi không thể nhớ mình đã đi qua bao nhiêu dòng sông, con suối, bến nước, buôn làng, bao lần được nhập thân vào trong không gian lễ hội dân gian truyền thống của các dân tộc Tây Nguyên. Nhưng tôi không thể nào quên được những kỷ niệm của những ngày đầu mới đặt chân lên mảnh đất đầy nắng và gió này.
Tháng 3-1984, vừa mới nhận công tác tại Sở Văn hóa và Thông tin Gia Lai-Kon Tum, tôi và nhạc sĩ Phạm Cao Đạt được Giám đốc Sở Trịnh Kim Sung giao trách nhiệm dàn dựng 1 chương trình nghệ thuật cho tốp ca khúc chính trị của tỉnh đi biểu diễn chào mừng 30 năm Chiến thắng Điện Biên tại tỉnh Lai Châu (khi đó Điện Biên thuộc tỉnh Lai Châu).
Ông Trịnh Kim Sung nhấn mạnh: “Chương trình biểu diễn phải mang đậm bản sắc văn hóa của đồng bào các dân tộc trong tỉnh. Muốn vậy, ngoài mấy ca khúc của các nhạc sĩ đã viết về Điện Biên, các cậu nghiên cứu, sáng tác cho bằng được một số ca khúc mang âm hưởng và phong cách Jrai, Bahnar, Tây Nguyên. Nội dung bài hát phải nói lên được tình cảm của đồng bào các dân tộc Tây Nguyên đối với sự kiện lịch sử này”. Mấy ngày sau, ông Trịnh Kim Sung dẫn chúng tôi lên làm việc với Phòng Văn hóa thị xã Kon Tum để điều động tốp ca khúc chính trị của thị xã về tỉnh tập luyện chương trình nghệ thuật.
Sau mấy đêm trăn trở, cuối cùng tôi cũng đã hoàn thành ca khúc “Hát mừng Điện Biên”. Viết xong, tôi hát cho mọi người cùng nghe. Vừa hát, tôi vừa lo, không biết tác phẩm của mình có “mang âm hưởng và phong cách Jrai, Bahnar, Tây Nguyên” hay không!
Nghe xong, ông Nay Quách và nhạc sĩ Phạm Cao Đạt vỗ vai tôi và nói: “Chúc mừng cậu, bài hát được lắm, khá lắm. Cậu mới vào Tây Nguyên mà khá đấy, phong cách Tây Nguyên là vậy đấy. Lời chúc mừng chỉ ngắn gọn vậy thôi mà tôi thấy hạnh phúc biết nhường nào". Còn ông Nay Quách thì bảo: “Bài này rất hợp với Rơ Mah Bleo” (Rơ Mah Bleo lúc bấy giờ là Phó Hiệu trưởng Trường Dân tộc Nội trú huyện Ayun Pa và là ca sĩ khá nổi tiếng của tỉnh).
Sau đó, nhạc sĩ Phạm Cao Đạt báo cáo với ông Trịnh Kim Sung về bài hát mà tôi vừa sáng tác. Thay lời động viên, khích lệ, ông Sung điều cho tôi 1 chiếc xe Jeep để đi Ayun Pa mời thầy giáo Rơ Mah Bleo về tham gia tốp ca khúc chính trị. Thật là một điều hạnh phúc cho tôi khi được gặp thầy Bleo “tay bắt mặt mừng”, mới gặp nhau lần đầu mà tựa hồ như đã thân quen từ lâu! Tôi hát cho Rơ Mah Bleo nghe bài hát mà mình vừa sáng tác và đưa giấy triệu tập cho ông. Cầm giấy triệu tập trên tay, Rơ Mah Bleo vừa mừng vừa khen bài hát của tôi, chúc mừng tôi rồi nói: “Mình rất thích nhạc của Hoan”.
Tác giả (bìa phải) trong một lần đi thực tế sáng tác. Ảnh: Lê Xuân Hoan
Tác giả (bìa phải) trong một lần đi thực tế sáng tác. Ảnh: Lê Xuân Hoan
Kể từ đó, được sự động viên khích lệ của ông Trịnh Kim Sung, bạn bè, đồng nghiệp và gia đình, đặc biệt là sự dạy dỗ, đùm bọc, chở che của đồng bào các dân tộc Tây Nguyên, tôi bắt đầu đi sâu vào tìm hiểu, nghiên cứu kho tàng âm nhạc dân gian Tây Nguyên. 
Mới đó mà đã hơn 1/3 thế kỷ đi qua. Mặc dù đã trải qua biết bao khó khăn vất vả, có nhiều lúc tưởng chừng như không thể vượt qua, nhưng với sự nỗ lực của bản thân, ngoài công tác quản lý, giảng dạy và sáng tác âm nhạc, đến nay, tôi đã hoàn thành một số công trình nghiên cứu, sưu tầm về âm nhạc dân gian của các dân tộc Tây Nguyên, trong đó có 6 cuốn sách đã được xuất bản gồm: Dân ca Jrai (tập 1 và 2), Một số đặc trưng cơ bản trong âm nhạc dân gian Jrai, Dân ca Bahnar, Tìm hiểu thang âm điệu thức trong âm nhạc dân gian Bahnar, Thang âm điệu thức trong âm nhạc dân gian Jrai. Tuy nhiên, những kết quả ấy chưa đáng là bao so với kho tàng văn hóa truyền thống vừa phong phú, vừa độc đáo của các dân tộc Tây Nguyên.
LÊ XUÂN HOAN

Có thể bạn quan tâm

Nhà văn Nguyễn Nhật Ánh tiết lộ cách viết '3 trong 1' ở 'Tiệm sách của nàng'

Nhà văn Nguyễn Nhật Ánh tiết lộ cách viết '3 trong 1' ở 'Tiệm sách của nàng'

Trong số các tác phẩm của nhà văn Nguyễn Nhật Ánh, đã có nhiều tựa sách đề cập đến nhân vật nữ cá tính như: Nữ sinh, Những cô em gái, Út Quyên và tôi… nhưng đây là lần đầu tiên từ khóa “sách” và “nàng” cùng xuất hiện trên bìa tác phẩm mới, tạo cho bạn đọc sự tò mò thú vị.

Phương án sắp xếp cơ quan báo chí thuộc Chính phủ và bộ, ngành

Phương án sắp xếp cơ quan báo chí thuộc Chính phủ và bộ, ngành

Quán triệt nội dung định hướng sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy của Chính phủ theo yêu cầu của Ban Chỉ đạo Trung ương về tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW và của Bộ Chính trị, Ban Chỉ đạo của Chính phủ về tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW đã xây dựng phương án sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy của Chính phủ, trong đó có các cơ quan báo chí thuộc Chính phủ.

Các nghệ nhân xã Glar (huyện Đak Đoa) chụp ảnh lưu niệm trước tác phẩm “Nét Tây Nguyên”. Ảnh: N.A.M

“Nét Tây Nguyên”

(GLO)- Tại Ngày hội Di sản văn hóa năm 2024 vừa diễn ra ở khu vực Bảo tàng tỉnh Gia Lai, tác phẩm “Nét Tây Nguyên” gồm 1 cụm 5 trụ gỗ của nhà điêu khắc Nguyễn Nam-Hội viên Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh đã tạo nên điểm nhấn, một nét Tây Nguyên riêng có giữa lòng phố núi.

Tranh minh họa (nguồn internet).

Thơ Đại Dương: Kính rượu thầy giáo cũ

(GLO)- Bài thơ "Kính rượu thầy giáo cũ" của tác giả Đại Dương chứa đựng nhiều tình cảm và lòng tri ân sâu sắc. Mỗi câu thơ là hình ảnh rất chân thật về một thời gian khó cắp sách đến trường, về những hy sinh thầm lặng của thầy giáo và cả sự khắc khoải, trăn trở của người học trò đã trưởng thành...

Thơ Hà Hoài Phương: Những ngôi sao xanh

Thơ Hà Hoài Phương: Những ngôi sao xanh

(GLO)- Hình ảnh "những ngôi sao xanh" trong thơ Hà Hoài Phương tượng trưng cho ánh sáng hy vọng không bao giờ tắt, dẫu rằng có bao nhiêu khó khăn, thử thách hay bóng tối bao phủ. Những ngôi sao ấy là niềm tin, sức mạnh tinh thần giúp con người vượt qua mọi gian truân cuộc sống...

Tặng em nỗi nhớ ngược chiều

Thơ Từ Dạ Linh: Tặng em nỗi nhớ ngược chiều

(GLO)- "Tặng em nỗi nhớ ngược chiều" của Từ Dạ Linh mang vẻ đẹp mộc mạc, đầy hoài niệm về tuổi thơ, về những khoảnh khắc hồn nhiên mà người ta thường dễ dàng quên đi. Ẩn chứa trong đó cũng là nỗi nhớ, sự lưu luyến về tình yêu đầu đời với những xúc cảm tinh khôi, thuần khiết...

Ảnh minh họa. Nguồn : Internet

Niềm vui đọc sách

(GLO)- Từ lâu, đọc sách đã là một hoạt động được ưa thích của nhiều người, được khích lệ ở nhiều nơi vì những lợi ích mà nó mang lại. Tôi vẫn giữ thói quen đọc đều đặn mỗi ngày. Điều đó vừa cần thiết cho công việc, vừa là cách để tôi giải trí và tìm hiểu về thế giới xung quanh.