Bưởi Năm Roi xài tem điện tử

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Bưởi Năm Roi ở xã Mỹ Hòa, thị xã Bình Minh, tỉnh Vĩnh Long được coi là “vua” của các loại bưởi Năm Roi ở Nam bộ, nức tiếng về độ ngon xưa, nay. Đầu năm 2018, một tin vui không ngờ đến với bà con vùng đất này là Viettel đồng ý dán tem điện tử của tập đoàn lên trái bưởi Năm Roi Mỹ Hòa “bảo chứng” cho thương hiệu nổi tiếng này.
Đây là lần đầu tiên Viettel làm thí điểm, nâng uy tín, thương hiệu cho một sản phẩm rau quả Việt tại ĐBSCL.
Sơ chế bưởi Năm Roi ở xã Bình Minh, Vĩnh Long
Sơ chế bưởi Năm Roi ở xã Bình Minh, Vĩnh Long
Cả xã Mỹ Hòa ăn tết lớn
Xã Mỹ Hòa nằm dưới chân cầu phía Bắc Cần Thơ, cách trung tâm thị xã Bình Minh chừng 2km. Những con đường bê tông liên ấp rộng rãi len lỏi giữa những phố vườn của nhà lầu, nhà tường; những rặng bưởi Năm Roi xanh mát mắt. Tết Mậu Tuất 2018 vừa qua, bà con xã Mỹ Hòa ăn tết lớn. Nông dân sản xuất giỏi Nguyễn Văn Út, 40 tuổi, ấp Mỹ An, quần áo chỉnh tề, tươi cười đón khách. Anh khoe: “Vụ bưởi vừa qua, bà con chúng tôi được cả mùa lẫn giá. Nhà tôi có 1,7ha vườn, đều trồng bưởi hết. Nhờ hợp tác với Công ty Hương Bưởi trồng bưởi “sạch” nên vụ tết này, tôi thu nhập đạt 90 triệu đồng/công (1.000m2). Trừ chi phí các khoản, gia đình tôi còn lời 1,2 tỷ đồng”. Rảo khắp các ấp, hỏi thăm nông dân trồng bưởi, thấy ai cũng phấn khởi. Ông Nguyễn Hoàng Việt Phương, 47 tuổi, ấp Mỹ Phước, đang xây nhà lầu chưa xong. Ông Phương cho biết gia đình trồng 1,8ha bưởi Năm Roi VietGAP, thu lời 1,3 tỷ đồng… 
Theo ông Nguyễn Văn Phi, 50 tuổi, Chủ tịch UBND xã Mỹ Hòa, thời chiến tranh chống Pháp, Mỹ, vùng đất Mỹ Hòa chỉ làm ruộng. Nhiều đời, cuộc sống của đa số người dân vẫn nghèo. Cây bưởi Năm Roi chỉ xuất hiện ở Mỹ Hòa cách đây vài chục năm, khi một nông dân vượt sông Hậu sang xã Phú Hữu, Châu Thành, Hậu Giang xin về trồng. Điều lạ là giống bưởi Năm Roi trồng ở Mỹ Hòa lại ngon hơn hẳn Phú Hữu. Giống được nhân ra, nhà nào cũng trồng một vài cây bưởi nhưng chỉ để “ăn chơi” và làm quà tặng cho vui. Bưởi Năm Roi Mỹ Hòa nổi tiếng nhờ các cuộc thi trái ngon. Từ năm 1990 tới nay, một cuộc “cách mạng” trồng bưởi “nổ” ra ở Mỹ Hòa; nhà nhà bỏ ruộng để trồng bưởi… Hàng trăm gia đình được các kỹ sư, kỹ thuật viên của trung tâm khuyến nông tỉnh, huyện, các HTX, doanh nghiệp hướng dẫn trồng bưởi sạch, theo tiêu chuẩn VietGAP. Hiện xã Mỹ Hòa có 1.800ha bưởi Năm Roi. Các loại cây ăn trái khác hầu như không có chỗ “chen chân” trên vùng đất này. Năng suất bưởi Năm Roi ở xã Mỹ Hòa đạt trung bình 80 tấn/ha. 10% trong số này được xuất khẩu; 20% - 30% vào siêu thị; còn lại được “phân phối” cho thị trường Hà Nội (70%) và các thị trường khác.
Mỹ Hòa hiện có cả chục HTX và 3 công ty chuyên đầu tư và kinh doanh bưởi. Vợ chồng ông Nguyễn Trung Hiếu, Võ Thị Thùy Trang mới ngoài 40 tuổi nhưng đã có 20 năm kinh doanh bưởi. Ông Hiếu, bà Trang đều là kỹ sư nông nghiệp. Họ không làm việc cho các đơn vị sản xuất, kinh doanh mà trở về quê trồng bưởi. Đại gia đình ông Hiếu (cha mẹ, anh em ruột) trồng hơn 10ha bưởi; riêng vợ chồng ông trồng 2ha. Nhờ có kiến thức, kỹ thuật nên bưởi của gia đình ông Hiếu năm nào cũng đạt năng suất 100 tấn/ha. Công ty TNHH MTV Hương Bưởi do bà Trang làm giám đốc, ông Hiếu phó giám đốc được thành lập năm 2013. Công ty hiện có 40 người; hầu hết là nhân viên kỹ thuật và thu mua bưởi. Tất cả sản phẩm của Công ty Hương Bưởi đầu tư đều sạch, đủ tiêu chuẩn (VietGAP) xuất khẩu. Hơn 30 hộ trồng 50ha bưởi ở 3 ấp: Mỹ Phước, Mỹ Thới, Mỹ An có hợp đồng làm ăn với Công ty Hương Bưởi vụ tết qua đều thắng lớn; không gia đình nào thu lời dưới 1 tỷ đồng. Hiện có 12 hộ đang cất nhà lầu lớn. Năm 2017 là năm thứ 3, Công ty Hương Bưởi xuất bưởi sang châu Âu, đặc biệt là thị trường Ba Lan, với số lượng bình quân 100 tấn/năm. Năm 2017, doanh thu của Công ty Hương Bưởi đạt 17 tỷ đồng. Lương bình quân của nhân viên công ty khoảng 5 triệu đồng/tháng.
Viettel “bảo chứng” thương hiệu
Làm thế nào để người tiêu dùng phân biệt được bưởi Năm Roi Mỹ Hòa với các loại bưởi Năm Roi khác? Đó là điều trăn trở của người trồng bưởi Mỹ Hòa và các doanh nghiệp kinh doanh bưởi nơi đây. Theo ông Nguyễn Trung Hiếu, bưởi VietGAP Mỹ Hòa vẫn gặp không ít khó khăn về tiêu thụ đặc biệt là xuất khẩu. Người tiêu dùng nước ngoài thường có thói quen sử dụng sản phẩm có tem-bảo chứng cho độ chuẩn của sản phẩm. Bưởi Năm Roi Mỹ Hòa còn thiếu những điều kiện như thế nên sản phẩm xuất khẩu của họ chưa đáp ứng với kỳ vọng của mọi người.
Viettel là tập đoàn kinh doanh đa ngành; đang thí điểm nhiều mô hình hợp tác làm ăn trong nông nghiệp, trong đó có việc dán tem điện tử, bảo chứng cho các sản phẩm nổi tiếng như bưởi Năm Roi Mỹ Hòa; vú sữa Lò Rèn, Vĩnh Kim, Châu Thành, Tiền Giang; xoài Cao Lãnh, Đồng Tháp… Ông Nguyễn Hữu Tuấn, Giám đốc Trung tâm Giải pháp nông nghiệp miền Tây, Tập đoàn Viettel, giải thích: “Dán tem điện tử lên một sản phẩm là bảo chứng cho thương hiệu đó. Tem điện tử của Viettel có mã số, giống như một thẻ cào; chứa trong đó là những dữ liệu thông tin về sản phẩm, nơi trồng, cách chăm bón, thu hoạch, bảo quản, chất lượng… nên khó làm giả được. Người mua hàng chỉ cần cào thẻ là biết rõ thật, giả. Chúng tôi đã làm thí điểm ở một số địa phương, kết quả rất tốt. Ở ĐBSCL, sản phẩm bưởi Năm Roi Mỹ Hòa được Tập đoàn Viettel lựa chọn ký hợp tác đầu tiên. Một con tem điện tử chỉ có giá 220 đồng nhưng đó là danh dự, uy tín của tập đoàn, bảo chứng cho một thương hiệu Việt. Tập đoàn chúng tôi làm việc này, trước tiên là mang ý nghĩa cộng đồng, quảng bá cho những sản phẩm Việt nổi tiếng; nhưng tương lai, đây cũng là một hoạt động kinh doanh có lời”.
Công ty Hương Bưởi là doanh nghiệp đầu tiên ở Mỹ Hòa được Viettel chọn dán tem thí điểm và Phó giám đốc Nguyễn Trung Hiếu không diễn tả nổi niềm vui mừng của mình. Ông Hiếu hứa sẽ làm hết sức mình để sản phẩm bưởi Năm Roi Mỹ Hòa được “thăng hoa” hơn nữa trên con đường bảo vệ thương hiệu; cũng như giữ và bảo vệ uy tín, danh dự cho tập đoàn Viettel và cho chính mình. Còn Chủ tịch UBND xã Mỹ Hòa Nguyễn Văn Phi thì tin rằng tương lai của bưởi Năm Roi Mỹ Hòa sẽ rất sáng sủa sau sự hợp tác này.
Lê Bình (sggp)

Có thể bạn quan tâm

Cửu Trại Câu du ký

Cửu Trại Câu du ký

Nơi chúng tôi đến trong chuyến đi dài ngày lần này là vùng đất Cửu Trại Câu xinh đẹp, một trong những danh lam thắng cảnh của Tứ Xuyên, rất đắc địa về mặt phong thủy của Trung Hoa lục địa.

Những người 'vác tù và' bảo vệ rừng ở Yên Bái

Bảo vệ lá phổi xanh Mù Cang Chải

Dưới những tán rừng xanh ngát tại Khu bảo tồn loài và sinh cảnh Mù Cang Chải ( Yên Bái), những năm trở lại đây, người dân xã Chế Tạo chủ động xã hội hóa từ nguồn dịch vụ môi trường rừng thành lập các tổ đội trực tiếp tuần tra, kiểm tra hàng tuần để bảo vệ những “lá phổi xanh” này.

Bảo vệ động vật hoang dã trên dãy Trường Sơn: Xuyên rừng tìm dấu chân thú

Bảo vệ động vật hoang dã trên dãy Trường Sơn: Xuyên rừng tìm dấu chân thú

Ẩn sâu dưới những tán rừng xanh thẳm của Vườn quốc gia Vũ Quang là thế giới đầy sống động của vô số loài động vật quý hiếm. Để sở hữu cánh rừng già cổ thụ với hàng nghìn loài động vật, có những “chiến binh” đang ngày đêm thầm lặng bảo vệ kho báu khổng lồ giữa đại ngàn Trường Sơn.

Sơn thếp cho chén vỡ hóa lành

Sơn thếp cho chén vỡ hóa lành

Bên đống bát đĩa vỡ toang, mọi người hì hụi chọn ra những cái tan nát nhất để thực hành một kỹ thuật thú vị trong nghệ thuật sơn ta, đó là thếp vàng - bạc, mục đích hàn gắn lại sản phẩm, che đi vết vỡ bằng kỹ thuật sơn thếp, dưới sự hướng dẫn của họa sĩ Nguyễn Xuân Lục.

Cán bộ an ninh gặp gỡ, tuyên truyền người dân không nghe kẻ xấu lôi kéo vượt biên. Ảnh: T.T

Buôn làng rộng lòng bao dung - Kỳ cuối: Thức tỉnh những người lầm lỡ

(GLO)-Giữa tháng 3-2024, Thiếu tướng Rah Lan Lâm-Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Bí thư Đảng ủy, Giám đốc Công an tỉnh cùng đoàn công tác của Bộ Công an có chuyến sang Thái Lan để gặp gỡ những người dân tộc thiểu số Việt Nam đang cư trú bất hợp pháp ở 2 địa điểm thuộc huyện Bang Yai, tỉnh Nonthaburi.

Hậu phương người lính - điều chưa kể

Hậu phương người lính - điều chưa kể

LTS: Chấp nhận dấn thân và hy sinh để bảo vệ đất nước, những người lính Quân đội nhân dân Việt Nam luôn nêu cao ý chí quyết tâm gìn giữ, tỏa sáng hình ảnh anh “Bộ đội Cụ Hồ” nơi tuyến đầu gian khó. Song ít ai biết rằng, phía sau họ là hy sinh thầm lặng, những nỗi niềm canh cánh của người hậu phương.