Bước chuẩn bị quan trọng

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Xem xét quy hoạch Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIV, nhiệm kỳ 2026-2031, là một nội dung quan trọng của Hội nghị Trung ương 8, khóa XIII kết thúc ngày 8-10 tại Hà Nội.
Quang cảnh phiên bế mạc Hội nghị Trung ương 8, khóa XIII. Ảnh: VIẾT CHUNG

Quang cảnh phiên bế mạc Hội nghị Trung ương 8, khóa XIII. Ảnh: VIẾT CHUNG

Phát biểu bế mạc hội nghị, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nhấn mạnh, đây là bước khởi đầu quan trọng của quá trình xây dựng quy hoạch cán bộ cấp chiến lược nhiệm kỳ khóa XIV, với tinh thần phải làm từng bước, từng việc, chắc chắn, chặt chẽ; quy hoạch xong Ban Chấp hành Trung ương mới làm quy hoạch Bộ Chính trị, Ban Bí thư, sau đó mới đến quy hoạch các chức danh lãnh đạo chủ chốt.

Sau Hội nghị giữa nhiệm kỳ Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII tháng 5 vừa qua, công tác chuẩn bị nhân sự cấp cao Đại hội XIV của Đảng chính thức được khởi động. Ngày 7-7-2023, Bộ Chính trị ban hành Kế hoạch số 17-KH/TW về xây dựng quy hoạch Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bộ Chính trị, Ban Bí thư khóa XIV, nhiệm kỳ 2026-2031. Việc quy hoạch cán bộ cấp chiến lược được xác định đảm bảo sự lãnh đạo, chỉ đạo trực tiếp và tuyệt đối của Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị; thực hiện nghiêm nguyên tắc tập trung dân chủ và trách nhiệm của các cấp ủy, tổ chức đảng và người đứng đầu theo quy định… Việc quy hoạch bao gồm những cán bộ lần đầu được giới thiệu tham gia Ban Chấp hành Trung ương và những Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương đương nhiệm được giới thiệu tái cử.

Ngày 2-2-2023, Bộ Chính trị ban hành Quy định số 96-QĐ/TW về việc lấy phiếu tín nhiệm đối với chức danh, chức vụ lãnh đạo, quản lý trong hệ thống chính trị. Với Quy định 96-QĐ/TW, việc lấy phiếu tín nhiệm được xác định là nội dung quan trọng trong đánh giá cán bộ, được thực hiện định kỳ. Thông qua lấy phiếu tín nhiệm để đánh giá cán bộ, nếu như không đạt được yêu cầu tín nhiệm sẽ miễn nhiệm. Việc lấy phiếu tín nhiệm không còn chỉ là kênh thông tin mang “tính chất tham khảo quan trọng”, mà trở thành nội dung quan trọng để đánh giá, quy hoạch, sử dụng cán bộ. Tại Hội nghị giữa nhiệm kỳ, Ban Chấp hành Trung ương Đảng đã thảo luận và bỏ phiếu tín nhiệm đối với các Ủy viên Bộ Chính trị, Ban Bí thư khóa XIII. Đây là những căn cứ quan trọng, để thực hiện quy hoạch Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư khóa XIV.

Ngày 11-7-2023, Bộ Chính trị ban hành Quy định số 114-QĐ/TW về kiểm soát quyền lực và phòng chống tham nhũng, tiêu cực trong công tác cán bộ. Với những quy định rõ ràng, cụ thể hơn so với trước đây, Quy định số 114 được xem là một cơ sở quan trọng để đánh giá, lựa chọn, giới thiệu, quy hoạch cán bộ, nhất là nhân sự cấp cao và người đứng đầu các cấp. Đó phải đúng là những người thật sự có đức, có tài, liêm chính, tâm huyết, thật sự vì nước, vì dân. Nhìn lại, từ đầu nhiệm kỳ Đại hội XIII của Đảng đến nay, đã có 93 cán bộ diện Trung ương quản lý bị kỷ luật, trong đó có 19 Ủy viên, nguyên Ủy viên Trung ương Đảng; Ban Chấp hành Trung ương xem xét cho thôi giữ chức vụ, nghỉ công tác, bố trí công tác khác 16 cán bộ diện Trung ương quản lý. Đây là những con số đáng suy nghĩ về công tác cán bộ thời gian qua và hiện nay.

Cùng với Điều lệ Đảng, các quy định, kết luận khác, Quy định số 96-QĐ/TW và Quy định số 114-QĐ/TW được kỳ vọng là những thước đo chuẩn mực, đầy đủ, “nghiêm khắc nhưng cũng nhân văn” đối với công tác cán bộ, xử lý kỷ luật Đảng hiện nay, từ đó có sự đánh giá chính xác, nghiêm minh về mỗi một cán bộ ở các cấp để làm công tác quy hoạch cán bộ, nhất là cấp chiến lược các nhiệm kỳ tới. Thực tế trong nhiệm kỳ Đại hội XII và nửa đầu nhiệm kỳ Đại hội XIII cho thấy, công tác cán bộ có vai trò “cốt tử” trong nhiệm vụ chỉnh đốn, xây dựng Đảng, cũng như khẳng định vai trò lãnh đạo của Đảng hiện nay. Vì vậy, chuẩn bị nhân sự và thực hiện quy hoạch Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư khóa XIV là công việc hết sức hệ trọng. Bởi đội ngũ và những người đứng đầu đó sẽ thể hiện năng lực lãnh đạo của Đảng, quyết định đường hướng phát triển của đất nước trong tương lai.

Có thể bạn quan tâm

Niềm vui nhân đôi

Niềm vui nhân đôi

Chỉ đạo của Tổng Bí thư Tô Lâm về việc các trường tiểu học, THCS triển khai dạy học 2 buổi mỗi ngày không thu phí từ năm học 2025 - 2026 thực sự là thông tin mang lại 'niềm vui nhân đôi' với phụ huynh cả nước.

Tháng 5 và hành động quyết liệt

Tháng 5 và hành động quyết liệt

Du lịch đã trở thành điểm sáng vượt trội trong bức tranh kinh tế TPHCM tháng 4 khi chỉ trong 15 ngày (từ ngày 2-4 đến 4-5) đã phục vụ gần 2,7 triệu lượt khách, doanh thu ước đạt 15.700 tỷ đồng, cao gấp đôi doanh thu dịp Tết Ất Tỵ.

Thể chế minh bạch

Thể chế minh bạch

Chính phủ sẽ phải nỗ lực nhiều hơn trong việc xây dựng thể chế, pháp luật nâng cao hiệu quả từ chi tiêu công đến hoạt động kiến tạo để doanh nghiệp phát triển.

Hiệu quả từ tinh gọn bộ máy

Hiệu quả từ tinh gọn bộ máy

Việc triển khai tinh gọn bộ máy đang mang lại nhiều hiệu quả to lớn, cụ thể trong khuôn khổ bài viết này là hiệu quả từ đề xuất chuyển quyền cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lần đầu (sổ đỏ) cho người dân về cấp xã của Sở TN-MT TP.HCM.

Người lao động trong kỷ nguyên mới

Người lao động trong kỷ nguyên mới

Báo cáo của Tổ chức Lao động quốc tế từng chỉ ra trong cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, một số ngành nghề sẽ biến mất. Trong đó, những nghề có nguy cơ bị robot thay thế là công nhân nhà máy (44%), nhân viên thu ngân (40%), lái xe taxi (20%), nhân viên chăm sóc khách hàng (18%), phi công (16%)...