Bừng thức gốm cổ M'nông

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Có thời điểm nghề làm gốm cổ của người M’nông R’lăm ở Đắk Lắk đứng trước nguy cơ lụi tàn, nhưng nơi ấy vẫn còn một vài nghệ nhân cố sức giữ nghề để giữ lấy nét văn hoá truyền thống của dân tộc mình.

Qua bao thăng trầm, mới đây nghề làm gốm cổ của người M’nông đã được đưa vào danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.

Gốm đen hồi sinh

Chúng tôi đến buôn Dơng Bắk (xã Yang Tao, huyện Lắk), nơi duy nhất trên Tây Nguyên còn gốm cổ của người M’nông Rlăm. Khuôn mặt nghệ nhân H’Lưm Uông, H’Phiết Uông bừng lên kiêu hãnh bên ngọn lửa ngai ngái mùi rơm khói. Lửa hòa vào trong đất, sau đó một cặp voi được sinh ra từ...đất và lửa, với sắc màu đen bóng.

Trong hoang hoải cái se lạnh mùa khô Tây Nguyên, mùi của khói rơm, của đất, của lửa quyện vào tạo nên phong vị của gốm M’nông Rlăm ở xứ này khiến người ta khắc khoải. Bao mùa ăn lúa mới đã qua nhưng cách làm gốm của người M’nông vẫn giữ nét nguyên thuỷ cổ xưa. Nghệ nhân H’Phiết Uông, H’Lưm là những người nắm giữ bí quyết làm gốm cổ xưa của người M’nông ở buôn Dơng Bắk này.

Bà con giã đất sét làm gốm
Bà con giã đất sét làm gốm

Giữa cuộc sống hiện đại, nhìn buôn làng sôi động với nhịp chày giã đất, câu chuyện của hai nghệ nhân già bỗng rộn ràng. Họ nói rằng, nhịp sống này, như quay về thời hưng thịnh của làng gốm. Niềm hạnh phúc dâng trào khi biết tin nghề làm gốm cổ của người M’nông đã được đưa vào danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.

Hiện tại nghề làm gốm chưa mang lại cho các nghệ nhân một cuộc sống đủ đầy, giàu có, nhưng đó là nghề truyền thống, nét văn hoá của dân tộc cần phải bảo tồn và phát huy. Thời gian gần đây, làng gốm luôn hấp dẫn du khách bởi những điều thú vị.

Chị Trần Thùy Phương Nghi (du khách Hà Nam) cho biết, đến thăm làng gốm Yang Tao không chỉ được chiêm ngưỡng quy trình làm gốm truyền thống mà còn có cơ hội trải nghiệm tự tay tạo ra sản phẩm độc đáo làm kỷ niệm cho chuyến hành trình của mình.

Gốm của người M’nông không dùng bàn xoay mà được nặn bằng tay và di chuyển xung quanh vật để tạo dáng
Gốm của người M’nông không dùng bàn xoay mà được nặn bằng tay và di chuyển xung quanh vật để tạo dáng

Nghệ nhân H’Phiết Uông (còn gọi là Yo Khoanh) gắn bó với nghề làm gốm từ khi còn là cô bé 12 tuổi đến nay đã ngoài 70 nhưng bà vẫn miệt mài nặn gốm. Bà biết làm các vật dụng như chén, nồi, ấm, chum đựng nước, bình hoa và các con vật như voi, rùa, trâu, hươu cao cổ,... Bà chia sẻ, huyện Lắk có hồ Lắk thơ mộng là một trong những điểm du lịch hấp dẫn của Tây Nguyên, hàng năm đón hàng nghìn lượt du khách trong và ngoài nước. Đây cũng là điều kiện thuận lợi để bà con làng gốm Yang Tao giới thiệu sản phẩm truyền thống.

Những năm qua, bà thường được bảo tàng tỉnh Đắk Lắk mời tham gia các buổi triển lãm, hội thảo giới thiệu và dạy mọi người cách làm gốm. Bảo tàng tỉnh Đắk Lắk đã phối hợp với chính quyền địa phương giới thiệu một số sản phẩm gốm của bà con làm ra cho các đơn vị du lịch.

Nghệ nhân H’Lưm Uông tạo hoa văn trên sản phẩm
Nghệ nhân H’Lưm Uông tạo hoa văn trên sản phẩm

Bà kể, từ nhỏ đã quen những nhịp chày không ngơi nghỉ, người phụ nữ M’nông với đôi tay chai sần vuốt ve nắm đất tạo hình. Yang Tao thời gốm hưng thịnh có 11 buôn theo nghề, sản phẩm làm ra được các dân tộc Êđê, Gia Rai... ưa chuộng, người người, nhà nhà làm gốm để mưu sinh.

Ngày ấy, người ta không quy gốm thành tiền mà đổi số lượng lương thực tương ứng. Khi sản phẩm hiện đại len lỏi về các buôn làng, chẳng còn mấy ai quan tâm đến sản phẩm gốm làm bằng tay nữa. Thợ làm gốm không sống nổi với nghề đã lần lượt từ bỏ, chuyển sang làm nương rẫy, số khác đi thành phố làm công nhân. Gốm đen xứ này một thời chấp chới tồn vong, khắp Yang Tao chỉ còn chừng chục người làm gốm. Thời kỳ khó khăn, kinh phí hạn hẹp, những nghệ nhân bám trụ với nghề chỉ làm gốm tại gia đình, làm cầm chừng giữ nghề truyền thống.

Mới đây, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã ban hành Quyết định số 3991/QĐ-BVHTTDL ngày 10/12/2024 về việc công bố danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia đối với nghề làm gốm của người M’nông xã Yang Tao (huyện Lắk, tỉnh Đắk Lắk). Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch giao Chủ tịch UBND các cấp nơi có di sản văn hóa phi vật thể được đưa vào danh mục tại Quyết định 3991, trong phạm vi nhiệm vụ và quyền hạn của mình, thực hiện việc quản lý nhà nước theo quy định của pháp luật về di sản văn hóa.

Độc đáo và khác biệt

Huyện Lắk (Đắk Lắk) có 16 dân tộc cùng sinh sống, trong đó đồng bào M’nông chiếm gần 50% dân số. Buôn Dơng Bắk, xã Yang Tao huyện này là nơi duy nhất trên Tây Nguyên giữ nghề làm gốm của người M’nông.

Buôn Dơng Bắk ở cuối nguồn con sông mẹ Krông Ana. Những bãi bồi ven sông luôn trù phú, nằm sâu trong lòng nó là vỉa đất sét dẻo mịn. Đất sét được lấy từ bờ sông có màu sắc nâu vàng, không giống với đất sét ở vùng khác, có lẽ chỉ ở Yang Tao này mới có nguồn đất sét như thế để làm gốm.

Nghệ nhân H’Lưm Uông (SN 1961) cho biết, nguyên liệu để chế tác gốm là loại đất sét được đánh nhuyễn, không pha trộn. Được lấy ở Đak Sang (tức là nơi có nước sạch) thì khi nung đất mới không bị nổ. Đi lấy đất phải chọn ngày nắng ráo thì đất mới khô và dẻo.

Mang đất về nhà, người thợ gốm loại bỏ các tạp chất. Đất sau đó được “trích” ra một lượng vừa đủ để làm sản phẩm. Khâu này được xem như một nghi lễ, đất khi “trích” rồi sẽ không được thêm hay bớt, tùy vào khối đất đã “trích” để làm ra sản phẩm.

Nghệ nhân H’Lưm Uông để đất nhuyễn trên đế gỗ có chiều cao khoảng 70cm, đôi bàn tay thô ráp khẳng khiu di chuyển vòng tròn xung quanh khối trụ, thi thoảng, bà lấy miếng vải mềm nhúng nước lau cho đất không khô, dễ tạo hình, vừa tạo độ bóng cho sản phẩm.

Theo bà, đây là công đoạn khó nhất trong quá trình làm gốm. Bởi nó phụ thuộc vào đôi tay và trí tưởng tượng của nghệ nhân. Gốm của người M’nông không dùng bàn xoay mà được nặn bằng tay và di chuyển xung quanh để tạo dáng, dùng một que tre khắc họa tiết hoa văn, lấy hòn đá chà xát bề mặt cho đến khi đạt độ láng bóng. Xưa, hoa văn trên gốm chỉ có hình vòng tròn. Ngày nay, để sản phẩm phong phú, đáp ứng nhu cầu của khách hàng, họ vẽ thêm hoa văn cách điệu.

Sản phẩm gốm được nung lộ thiên khoảng 30 phút như một cách giao thoa giữa trời đất, nước, gió và lửa. Khi lớp củi trên cùng gần cháy hết người ta bắt đầu lấy ra và tạo màu cho sản phẩm bằng vỏ trấu và mùn cưa. Vì nét độc đáo này mà sản phẩm gốm của buôn Dơng Bắk rất khác biệt, được nhiều người ưa chuộng. Đồ gốm được bà con làm nhiều nhất là chén, nồi, ấm, các con vật như voi, trâu, bò…

Dẫu cuộc sống hiện đại ngoài kia kéo người ta vào bộn bề lo toan, thế giới gốm sứ đa dạng như thế nào, thì ở Dơng Bắk này, mọi thứ vẫn nguyên sơ. Họ muốn lưu giữ những bí ẩn của dòng chảy văn hóa cho một buôn làng.

Theo NGUYỄN THẢO (TPO)

Có thể bạn quan tâm

Dìu dặt Kon Chênh

Dìu dặt Kon Chênh

Dìu dặt mấy mươi năm giữ lấy vốn liếng Mơ Nâm trên chốn chênh vênh này, lão nghệ nhân đã có thể yên tâm khi văn hóa của làng mình được mọi người biết đến, nhớ đến, và đổi thay cuộc sống nhờ những điều nho nhỏ.

Đề án 06: Động lực xây dựng tỉnh nhà hiện đại, văn minh - Kỳ cuối: Tháo gỡ điểm nghẽn để về đích đúng tiến độ

Đề án 06: Động lực xây dựng Gia Lai hiện đại, văn minh - Kỳ cuối: Tháo gỡ điểm nghẽn để về đích đúng tiến độ

(GLO)- Triển khai Đề án 06 về phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022-2025, tầm nhìn đến năm 2030, các cơ quan, ban, ngành, đơn vị phối hợp chặt chẽ để tháo gỡ những điểm nghẽn, khó khăn, bất cập nhằm thực hiện đúng tiến độ.

Pháo đài Đồng Đăng - kỳ 5: Sức sống thị trấn miền biên viễn

Pháo đài Đồng Đăng - kỳ 5: Sức sống thị trấn miền biên viễn

Tự hào là mảnh đất “phên dậu” của đất nước, nơi có các di tích lịch sử oai hùng như: Pháo đài Đồng Đăng, cửa khẩu Hữu Nghị cùng các danh lam thắng cảnh nổi tiếng, thị trấn Đồng Đăng (huyện Cao Lộc, Lạng Sơn) trỗi mình sau cuộc chiến biên giới 1979, trở thành điểm đến của du khách muôn phương.

Nhân sự kiện pháo đài Đồng Đăng được công nhận di tích lịch sử quốc gia - Kỳ 3: Chứng tích bi hùng

Nhân sự kiện pháo đài Đồng Đăng được công nhận di tích lịch sử quốc gia - Kỳ 3: Chứng tích bi hùng

Đối với cư dân sống ở thị trấn miền biên viễn Đồng Đăng, những ngày tháng đối đầu với quân xâm lược tháng 2/1979 giống như những thước phim quay chậm bi thương mà hào hùng. Họ đã sống, chiến đấu cùng bộ đội hiên ngang như thành đồng lũy thép ngay tuyến đầu Tổ quốc.

Tình yêu từ chiến hào: Bất tử Pò Hèn

Tình yêu từ chiến hào: Bất tử Pò Hèn

Trong cuộc chiến đấu bảo vệ biên giới phía Bắc, rất nhiều người lính đã không chỉ cống hiến xương máu, bảo vệ từng tấc đất biên cương, mà còn coi nơi mình chiến đấu là quê hương thứ 2 để ươm mầm tình yêu, cho hạnh phúc hôm nay.

Ở góc Tây Nam

Ở góc Tây Nam

Bà chủ homestay đầu tiên trên đảo Hòn Đốc (Kiên Giang) - Phương Thảo - kể hồi mới theo chồng ra đảo, ở đây cái gì cũng thiếu. Nước ngọt mỗi ngày đều phải chờ xà-lan chở từ Hà Tiên ra, mỗi nhà xách theo một can 30l ra cầu cảng nhận phát nước.

Người 'dò đường' cho lính 'mũ nồi xanh'

Người 'dò đường' cho lính 'mũ nồi xanh'

…Từ Nam Sudan, đất nước vẫn còn non trẻ và đầy rẫy bất ổn này, chúng tôi thấy những gam màu ảm đạm: màu vàng của sa mạc, màu nâu của bùn đất, màu đen của những khẩu súng và đặc biệt là hình ảnh vô cùng đáng thương của những đứa trẻ chăn bò.

"Đã có thầy ở đây..."

"Đã có thầy ở đây..."

Có thầy ở đây, trái tim trẻ thơ được sưởi ấm giữa những giông gió cuộc đời. Có cô ở đây, trẻ thơ vững bước trên hành trình gom nhặt kiến thức. Có thầy, cô ở đây, các em không chỉ học cách viết những con chữ mà còn học cách sống, cách yêu thương, cách đứng dậy sau vấp ngã…

Đổi thay ở làng phong Quy Hòa

Đổi thay ở làng phong Quy Hòa

Làng Quy Hòa, ngôi làng nhỏ nằm nép mình bên bờ biển Quy Nhơn, là nơi trú ngụ cho những bệnh nhân phong trong nhiều thập kỷ. Trải qua nhiều biến động, cùng với tiến bộ của y học, căn bệnh nan y ngày nào đã không còn là nỗi ám ảnh.

Người gieo ánh sáng yêu thương

Người gieo ánh sáng yêu thương

Bị khiếm thị từ nhỏ, song Lã Minh Trường, sinh năm 2001, nguyên Chủ nhiệm Câu lạc bộ Sinh viên khuyết tật TP Hà Nội, đã vươn lên trong học tập, thi đấu thể thao và tích cực hoạt động công tác xã hội trong 5 năm qua.