Bức xúc nạn “cò mía” lộng hành

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Hàng trăm ngàn tấn mía của nông dân tại các huyện phía Đông tỉnh Gia Lai vẫn đang “nằm đồng”, ngoài nguyên nhân chính do công suất nhà máy đường An Khê không đủ đáp ứng khiến nhiều nông dân than phiền thì việc xuất hiện một nhóm người được gọi là “cò mía” trong thời gian gần đây giúp xe mía “chạy”, điều này càng làm cho bà con nhà nông nơi đây thêm bức xúc.

Mánh khóe của “cò mía”

Tình hình nhập mía của nông dân tại các huyện, thị xã phía Đông như: Thị xã An Khê, huyện Kbang, Kông Chro, Đak Pơ cho Nhà máy Đường An Khê không còn “nóng” như đầu vụ thu hoạch, nhưng hàng ngày vẫn có trên 500 xe ô tô trọng tải lớn nằm bất động chờ được nhập nguyên liệu. Theo thống kê từ nhà máy đường An Khê mới đây, hiện còn hơn 400 nghìn tấn mía của người dân vẫn chưa thu hoạch và mỗi ngày nhà máy chỉ tiếp nhận đuợc khoảng 350 xe ô tô tương đương với khoảng 7.000 tấn mía cây/ngày.

Hàng ngày nhóm
Hàng ngày nhóm "cò mía" liên tục thao túng trước cổng Nhà máy Đường An Khê. Ảnh: Nguyễn Giác

Để nhập mía cho nông dân, mỗi ngày từ 8 giờ đến 8 giờ 30 phút, các trạm cấp phiếu chặt mía cho các hộ theo lịch do nhà máy đường đặt ra, kèm theo phiếu này là số xe tải chuyên chở mía về nhà máy cũng được ghi nhớ vào sổ để kiểm soát tại nhà máy khi có xe nhập mía. Cùng với đó, nắm bắt được nhu cầu nhập mía sớm của nhiều nông dân, những năm qua, trước Nhà máy Đường An Khê xuất hiện nhóm người chừng hai chục người tụ tập lại với nhau để móc nối với một số bộ phận thuộc nhà máy và số còn lại tìm người dân có nhu cầu để vận chuyển mía và chúng trở thành một nhóm “cò mía” chuyên nghiệp tại khu vực này.

Mánh lới của nhóm "cò" này hoạt động theo hình thức, hướng dẫn chủ mía đăng ký ngày chặt và biển số xe chuyên chở. Sau khi nhận được yêu cầu này, “cò” tiếp tục điều xe và móc nối với bên trong nhà máy để đặt lệnh tiếp nhận, theo đó trong số khoảng 8 xe chính thức thì chúng huy động thêm những xe thân cận nhập hội cùng thao túng.

Thay vì mỗi xe chuyên chở phải mất từ 3 đến 4 ngày mới được nhập một lần, có khi phải đến cả tuần nằm đường để chờ lệnh gọi. Thì nhóm "cò" đã có lịch đăng ký phiếu từ trước chúng cho xe chạy liên tục sau khi nhập về thì xe lại tiếp tục chạy lấy hàng và nhập tiếp vì số xe tiếp theo đã có trong lịch nhập.

Cụ thể một xe có BKS 81K-1234 (số xe giả định- N.V) là đăng ký hợp lệ sẽ chạy 3 hoặc 4 ngày/chuyến, thì cũng chính từ xe này sau khi ra khỏi nhà máy đến nơi chở mía thì tài xế cho thay đổi BKS mới 81K-XXXX để tiếp tục nhập theo lệnh gọi. Mỗi xe như vậy thường có từ 5-6 BKS giả để vận hành guồng “cò mía” của mình.

Cứ nghĩ là giản đơn, tuy nhiên theo những người trong nghề lâu năm tại huyện Kbang, Đak Pơ… thì không dễ được nhập vào nhóm “cò” này. Không riêng gì chuyện lợi dụng kẻ hở trong kiểm soát phiếu và bất chấp quy định về luật giao thông đường bộ khi sử dụng BKS giả để hoạt động mà chúng còn nhận luôn phần thanh toán tiền mía với nhà máy rồi thanh toán lại với chủ hàng sau khi lấy đi %/tổng số tiền bán mía mà chủ hàng đã cam kết chi cho việc “nuôi cò”.

Trong câu chuyện kể, một người dân trồng, chở mía tại huyện Kong Chro, than phiền với chúng tôi: Chuyện làm ăn, dù biết thế, việc diễn ra trước mắt là không thể chấp nhận, nhưng vì cuộc sống và mưu sinh lâu dài nên không ai có thể làm gì, nếu động đến phải bỏ luôn nghề.

Qua tìm hiểu, nhóm người này được phân cấp ra thành 2 nhóm khác nhau, với những “cò nhà”, họ thường mua khoán lại của dân với giá chừng 650 nghìn/tấn khai thác tại ruộng. Riêng “cò” trước cổng nhà máy họ không phải bỏ ra chút kinh phí nào nhưng lại bắt chẹt người dân, nhờ “buôn mồn”. Nhiều người nôn nóng lòng bán mía sớm, để tháo vốn và giải phóng xe cho bãi mía khác nên đành chấp nhận “bắt tay” với "cò" để chia phần trăm. Biết giao mía cho họ như “giao trứng cho ác” nhưng nhiều người đành cắn răng làm liều. Trong nhiều người khi đã giao dịch với "cò" được chúng tôi tiếp cận họ đều lắc đầu và im lặng vì sợ bị trả thù. Chỉ khi hỏi thoáng có mất nhiều tiền cho "cò" không thì họ gật đầu lấy lệ rồi vội bỏ đi như sợ một ai trông thấy.

Tình trạng cung vượt cầu trong sản xuất và tiêu thụ đã nảy sinh nhiều tiêu cực. "Cò" lộng hành một phần do kẻ hở trong việc cấp phiếu nhập hàng ở các trạm tạo điều kiện cho một nhóm người trục lợi “bảo kê” để xe mía được nhập sớm gây bức xúc cho người dân. Trong đội xe chừng 25 chiếc hoạt động thường xuyên cùng với bùa hộ mệnh là những bộ BKS “dỏm”, qua tìm hiểu ba đối tượng là Hùng, Ánh, Cảnh thì chỉ trong 45 ngày (từ 1-1-2012 đến 15-2-2012 giai đoạn nóng nhất về nhập mía) trong lúc nhiều người cả tuần hoặc đến chục ngày mới nhập được một xe thì nhóm này đã nhập vào nhà máy hơn 270 xe mía. Cá biệt có ngày nhập đến 13 xe.

Các cơ quan chức năng vào cuộc

Hàng trăm xe mía nằm chờ lệnh trước Nhà máy Đường An Khê. Ảnh: Nguyễn Giác
Hàng trăm xe mía nằm chờ lệnh trước Nhà máy Đường An Khê. Ảnh: Nguyễn Giác

Chuyện “cò mía” lộng hành đến mức cơ quan chức năng phải vào cuộc thông qua việc trình báo từ phía lãnh đạo nhà máy với việc chốt chặn, kiểm soát xe nhập mía trước khu vực cổng vào nhà máy để hạn chế tình trạng xe mang biển số “dỏm” nhập mía. Theo ông Trần Ngọc Hùng, Đội trưởng CSGT thị xã An Khê: “Với lỗi gắn BKS không đúng quy định này chỉ phạt để mang tính răn đe, còn việc không kiểm soát được BKS, bề ngoài của xe hay phiếu là do bộ phận chức năng của nhà máy chịu trách nhiệm”.

Đề cập về chuyện “cò mía” lộng hành tại khu vực nhà máy khiến nhiều nông dân than phiền thì ông Nguyễn Văn Hòe- Quyền Giám đốc Nhà máy Đường An Khê thừa nhận: Có chuyện này, tuy nhiên qua tìm hiểu vẫn chưa phát hiện vi phạm từ nhà máy. Cũng theo ông Hòe: Nhà máy đã tiến hành theo dõi, nắm chứng cứ và tiến hành xử lý nghiêm và đuổi việc với bất kỳ trường hợp nào bị phát hiện. Mặt khác chúng tôi đã phối hợp với cơ quan chức năng hỗ trợ trong việc điều tra, phát hiện cũng như xử lý các đối tượng “cò” tại khu vực này tránh gây mất trật tự xã hội.


Để người nông dân sống và mưu sinh bền vững với cây mía, ngoài việc cải tạo, nâng cấp nhà máy theo hướng hiện đại đáp ứng nhu cầu cấp mía mỗi khi vào vụ thì việc nhà máy đường An Khê thay đổi cách cấp phiếu như cũ và phối hợp thường xuyên hơn với cơ quan chức năng kiểm soát giao thông và trật tự trên địa bàn là việc làm cấp thiết trong thời gian đến.

Trước việc nhập mía chậm trễ đã ảnh hưởng rất lớn đến làm đồng xuống giống cho vụ sau của nông dân, do vậy nhiều người đành liều chặt mía cho xe nằm chờ, số khác thì vận chuyển đi nơi khác để tiêu thụ.

Nguyễn Giác
 

Có thể bạn quan tâm

Chủ tịch Hội đồng Dân tộc của Quốc hội trao quà Tết cho công nhân lao động khó khăn tỉnh Gia Lai

Chủ tịch Hội đồng Dân tộc của Quốc hội trao quà Tết cho công nhân lao động khó khăn tỉnh Gia Lai

(GLO)- Chiều 12-1, tại Hội trường 19-5 huyện Chư Prông (tỉnh Gia Lai), đồng chí Y Thanh Hà Niê Kđăm-Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ tịch Hội đồng Dân tộc của Quốc hội đã về thăm và trao quà Tết cho 100 công nhân, lao động có hoàn cảnh khó khăn đang làm việc tại 2 huyện Chư Prông, Đức Cơ và Công ty Quang Đức.
Krông Pa tổ chức Xuân đoàn kết-Tết yêu thương

Krông Pa tổ chức Xuân đoàn kết-Tết yêu thương

(GLO)- Sáng 12-1, Hội Liên hiệp phụ nữ (LHPN) huyện Krông Pa (tỉnh Gia Lai) tổ chức chương trình “Xuân đoàn kết-Tết yêu thương“ nhằm tạo khí thế vui tươi, đầm ấm nhân dịp Tết Quý Mão 2023 và chia sẻ khó khăn với hội viên phụ nữ nghèo trên địa bàn.
Làm giàu nhờ ý chí và nghị lực

Làm giàu nhờ ý chí và nghị lực

(GLO)- Đó là anh Cao Thanh Bình, dân tộc Chứt, ở làng Mơ Nú (xã Ia Kênh, TP. Pleiku, tỉnh Gia Lai). Từ người làm thuê, 20 năm sau, anh trở nên giàu có. Không chỉ nỗ lực làm giàu cho bản thân, anh còn góp phần lan tỏa hình ảnh sống tích cực, tham gia giải quyết việc làm tại địa phương.
Trao quà Tết của Thường trực Ban Bí thư cho công nhân lao động có hoàn cảnh khó khăn ở Gia Lai

Trao quà Tết của Thường trực Ban Bí thư cho công nhân lao động có hoàn cảnh khó khăn ở Gia Lai

(GLO)- Sáng 10-1, tại Nhà Văn hóa Lao động tỉnh Gia Lai, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) tỉnh tổ chức Chương trình trao quà Tết Quý Mão 2023 của Thường trực Ban Bí thư Trung ương Đảng, Tổng LĐLĐ Việt Nam đến 200 công nhân lao động có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn tỉnh và trao tặng kinh phí hỗ trợ 22 nhà “Mái ấm Công đoàn“ cho đoàn viên khó khăn về nhà ở.
SOS Gia Lai sẵn sàng hỗ trợ người dân

SOS Gia Lai sẵn sàng hỗ trợ người dân

(GLO)- Sau 2 năm hoạt động, Câu lạc bộ (CLB) Hỗ trợ giao thông SOS Gia Lai đã được công nhận là CLB trực thuộc Hội Chữ thập đỏ tỉnh. Đây là sự động viên, khích lệ kịp thời và tiếp thêm nguồn động lực để các thành viên tiếp tục chung tay hỗ trợ cộng đồng.
Phố núi ngày đầu năm

Phố núi ngày đầu năm

(GLO)- Phố núi Pleiku bước vào ngày đầu tiên của năm mới 2023 trong tiết trời trong lành, thoáng đãng. Không khí đông đúc, tất bật của những ngày thường dường như được thay bằng bức tranh yên bình với hình ảnh người người vui xuân và kỳ vọng vào những điều tốt đẹp. Phóng viên Báo Gia Lai điện tử đã ghi lại những khoảnh khắc này trong ngày đầu năm.
Liên đoàn Lao động tỉnh Gia Lai tổng kết, trao giải 2 cuộc thi "Đường về nhà" và tìm hiểu chính sách pháp luật

Liên đoàn Lao động tỉnh Gia Lai tổng kết, trao giải 2 cuộc thi "Đường về nhà" và tìm hiểu chính sách pháp luật

(GLO)- Sáng 28-12, Liên đoàn Lao động tỉnh Gia Lai tổ chức tổng kết và trao giải 2 cuộc thi sáng tác video, clip truyền thông “Đường về nhà“ và cuộc thi viết “Tìm hiểu chính sách pháp luật trong cán bộ, đoàn viên, công nhân viên chức-lao động (CNVC-LĐ) toàn tỉnh“ năm 2022.
Gia Lai tiến hành giám sát việc huy động, quản lý và sử dụng các nguồn lực phục vụ công tác phòng-chống dịch Covid-19

Gia Lai tiến hành giám sát việc huy động, quản lý và sử dụng các nguồn lực phục vụ công tác phòng-chống dịch Covid-19

(GLO)- Ngày 27-12, Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Gia Lai tiến hành giám sát việc huy động, quản lý và sử dụng các nguồn lực phục vụ công tác phòng, chống dịch Covid-19; việc thực hiện chính sách, pháp luật về y tế cơ sở, y tế dự phòng tại thị xã An Khê. Bà Siu Hương-Tỉnh ủy viên, Phó Trưởng đoàn chuyên trách Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh làm trưởng đoàn giám sát.
Tặng quà cho 100 học sinh có hoàn cảnh khó khăn tại huyện Đức Cơ

Tặng quà cho 100 học sinh có hoàn cảnh khó khăn tại huyện Đức Cơ

(GLO)- Chiều 22-12, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh Gia Lai phối hợp cùng Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật TP. Hồ Chí Minh tổ chức tặng quà cho các em học sinh người dân tộc thiểu số có hoàn cảnh khó khăn tại trường Tiểu học Võ Văn Kiệt (xã Ia Dơk, huyện Đức Cơ, tỉnh Gia Lai).
Gia Lai quy định về quay vòng vốn hỗ trợ cộng đồng đối với các dự án thuộc chương trình mục tiêu quốc gia

Gia Lai quy định về quay vòng vốn hỗ trợ cộng đồng đối với các dự án thuộc chương trình mục tiêu quốc gia

Ủy ban nhân dân tỉnh Gia Lai vừa có Quyết định số 42/2022/QĐ-UBND về cơ chế quay vòng một phần vốn hỗ trợ để luân chuyển trong cộng đồng thực hiện hoạt động hỗ trợ phát triển sản xuất cộng đồng thuộc các Chưong trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2021-2025 trên địa bàn tỉnh.