Bù chéo giá điện, sao phải 'dần xóa' ?

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Biểu giá bán lẻ điện do Bộ Công thương vừa trình Chính phủ dự kiến còn 5 bậc thay vì 6, giá cho các nhóm được điều chỉnh để giảm tình trạng hộ gia đình phải bù chéo cho sản xuất kinh doanh.
Ảnh minh hoạ: Internet

Ảnh minh hoạ: Internet

Theo Bộ trưởng Bộ Công thương, việc này nhằm dần xóa khoảng cách bất hợp lý, bù chéo giữa các đối tượng sử dụng điện. Tuy nhiên, giải thích này chưa nhận được sự đồng tình vì nhiều lý do.

Thứ nhất, cơ chế bù chéo giá điện đã kéo dài 10 năm, một khoảng thời gian quá dài nên thay vì "dần xóa" thì việc nên làm và phải làm là xóa ngay. Thứ 2, doanh nghiệp (DN), nhất là các DN FDI nếu cần (và trên thực tế đã được) hỗ trợ thì có thể bằng rất nhiều chính sách ưu đãi như thuế, phí, lãi vay... chứ không thể bắt người dân gánh thêm nhiệm vụ thu hút đầu tư thông qua bù chéo giá điện như hiện nay. Thứ 3, chúng ta đang xây dựng thị trường điện cạnh tranh, nhưng không thể có một thị trường điện cạnh tranh mà trong đó giá điện sinh hoạt lại phải gánh cho sản xuất, người dùng nhiều gánh cho người dùng ít, thậm chí giá điện cũng làm luôn nhiệm vụ an sinh xã hội với người nghèo, vùng sâu vùng xa. Thứ 4, Việt Nam cam kết giảm phát thải ròng về 0 vào năm 2050 nên sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả là ưu tiên hàng đầu. Nếu chúng ta vẫn dùng giá điện rẻ như một lợi thế thu hút vốn FDI là đi ngược với mục tiêu chung. Chưa kể giá điện rẻ cũng sẽ không khuyến khích DN chuyển đổi công nghệ mới, công nghệ hiện đại tiêu hao ít năng lượng, thậm chí còn để ngỏ nguy cơ nhập khẩu "công nghệ rác" vào thị trường nội địa. Thứ 5, Nghị định 55/2020 của Bộ Chính trị nhấn mạnh Việt Nam định hướng xóa bỏ mọi rào cản để đảm bảo giá năng lượng minh bạch, do thị trường quyết định, không bù chéo giữa các nhóm khách hàng, giữa các vùng miền. Nhà nước điều tiết thông qua các công cụ thị trường như thuế, phí, các quỹ và chính sách an sinh xã hội. Vậy tại sao không bỏ luôn bù chéo mà phải "xóa dần" ?

Trên thực tế, việc bù chéo giá điện đã và đang kéo theo nhiều hệ lụy, trong đó nghiêm trọng nhất là suy giảm niềm tin của người dân vào tính minh bạch của ngành điện. Câu nói "điện chỉ tăng không giảm" là phản ứng của dư luận mỗi khi ngành điện tính chuyện tăng giá. Ở thời điểm hiện tại, ngành điện đang lỗ tới 47.500 tỉ đồng, con số "khủng" khiến có nhiều thời điểm, ngành điện đứng trước nguy cơ không đủ kinh phí để duy trì sản xuất. Thế nhưng nỗi khổ lỗ lớn của ngành không nhận được sự cảm thông của người dân cũng xuất phát sự thiếu minh bạch trong cơ cấu giá. Nói lại để thấy, nếu không tách bạch nhiệm vụ an sinh xã hội và thu hút đầu tư khỏi giá điện, không bỏ cơ chế bù chéo, điện sinh hoạt "cõng" điện sản xuất thì rất khó để thuyết phục người dân.

Trở lại với biểu giá điện mới, chính bản thân Bộ trưởng Bộ Công thương cũng thừa nhận "bất hợp lý". Một cơ chế bất hợp lý nhưng kéo dài cả thập niên, gây nhiều hệ lụy, trong bối cảnh kinh tế khó khăn và thu nhập của người dân đang teo tóp do chi phí tăng thì việc bắt họ tiếp tục bù chéo cho điện sản xuất là hết sức vô lý.

Người dân luôn sẵn sàng trả tiền điện cao, chấp nhận giá điện tăng nhưng mọi thứ phải rõ ràng, minh bạch và hợp lý. Và cũng chỉ khi nào đạt được các tiêu chí như vậy, chúng ta mới có thị trường điện cạnh tranh.

Theo Nguyên Minh (TNO)

Có thể bạn quan tâm

Thước đo dân sinh

Thước đo dân sinh

Cuối năm 2024, tổng dư nợ tín dụng cho vay tiêu dùng trên địa bàn TPHCM đạt trên 1 triệu tỷ đồng, tăng 6,3% so với cuối năm 2023 và tăng 12% so với cùng kỳ. Trong đó tín dụng phục vụ đời sống bao gồm mua đồ dùng, trang thiết bị gia đình tăng trưởng cao nhất.

Việt Nam là điểm sáng về giảm nghèo của thế giới

Việt Nam là điểm sáng về giảm nghèo của thế giới

Với những kết quả đã đạt được, VN được cộng đồng quốc tế đánh giá là điểm sáng trên thế giới trong cuộc chiến chống đói nghèo và là một trong những quốc gia tiên phong trong tiếp cận và áp dụng phương pháp giảm nghèo đa chiều để thực hiện mục tiêu an sinh xã hội toàn dân và giảm nghèo bền vững.

Rối bời vì quy định mông lung

Rối bời vì quy định mông lung

Suốt 2 ngày sau khi Thông tư về quy chế tuyển sinh THCS, THPT được Bộ GD-ĐT ban hành, phụ huynh hốt hoảng, đứng ngồi không yên vì quy định chấm dứt hoàn toàn việc thi hay đánh giá năng lực vào lớp 6. Rồi ngay sau đó, Bộ lại ra văn bản giải thích… vẫn cho các trường đặc thù thực hiện như trước.

Hóa giải thách thức để đạt mức tăng trưởng 8%

Hóa giải thách thức để đạt mức tăng trưởng 8%

(GLO)- Mức tăng trưởng GDP 7,09% năm 2024 được ghi nhận là rất tích cực của nền kinh tế đất nước, thể hiện sự quyết tâm, nỗ lực của toàn hệ thống chính trị trong thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế-xã hội và thích ứng nhanh, kịp thời với những biến động kinh tế thế giới, khắc phục thiên tai.

Chung đúc ý Đảng, lòng Dân

Chung đúc ý Đảng, lòng Dân

Cả nước đang sôi sục chuyển mình theo lời hiệu triệu khẩn thiết của Trung ương Đảng và Tổng Bí thư Tô Lâm. Một cuộc cách mạng về tinh gọn tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị đi đôi với những giải pháp quyết liệt thúc đẩy cuộc đấu tranh phòng chống tham nhũng, lãng phí tiêu cực.

Tinh gọn chính mình

Tinh gọn chính mình

Đang diễn ra một cuộc “nhảy việc” tập thể, đúng hơn là chuyển việc/mất việc/nghỉ việc chưa có tiền lệ tại nhiều cấp, nhiều ban ngành, cả với không ít cơ quan báo chí, xuất bản từ trung ương tới địa phương.

Phản bác luận điệu xuyên tạc công tác đối với người Việt Nam ở nước ngoài

Phản bác luận điệu xuyên tạc công tác đối với người Việt Nam ở nước ngoài

Nhằm tiếp tục đẩy mạnh triển khai Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng Nghị quyết số 36-NQ/TW về công tác đối với người Việt Nam ở nước ngoài Chỉ thị 45/CT-TW tiếp tục đẩy mạnh thực hiện Nghị quyết số 36-NQ/TW Kết luận số 12-KL/TW của Bộ Chính trị về công tác người VN ở nước ngoài trong tình hình mới...