Bóng mát tình cha

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Với mỗi người, có lẽ không có tiếng gọi nào thiêng liêng hơn hai tiếng cha mẹ. Từ lúc bập bẹ biết nói, tiếng đầu đời của mỗi đứa trẻ là 2 tiếng ấy. Rồi đến khi trưởng thành, thật hạnh phúc biết bao khi ta lại được gọi bằng cha, bằng mẹ. Nếu như người mẹ thường được ví với những gì êm ái, dịu dàng, ngọt ngào và ấm áp thì người cha là một hình tượng cao cả, vững chãi, một bóng mát, một bờ vai che chở, nâng bước cho con.
Người ta thường dành những lời cao quý nhất cho tình mẫu tử và hình ảnh người mẹ có vẻ được khai thác nhiều hơn trong văn chương, nghệ thuật như một biểu tượng của sự ấm áp, bao dung và đầy thương yêu. Chắc chắn không có gì thay thế được hình ảnh người mẹ trong lòng những đứa con. Trong khi đó, người cha thường cứng rắn, mạnh mẽ, khó có thể làm thay mẹ những việc như khâu chiếc áo rách cho con hay lau giọt nước mắt, dỗ dành con khi con buồn khổ. Nếu như bàn tay mẹ gắn với những tảo tần sớm hôm để chăm sóc cho con từng miếng ăn giấc ngủ thì bàn tay người cha lại gắn với những việc trong nhà cần đến đàn ông. Sửa mái nhà dột, hàng rào hư hay bóng đèn bị hỏng. Sẽ là một sự thiếu thốn, hụt hẫng trong gia đình nếu không có đôi bàn tay ấy. Có biết bao câu chuyện cảm động về tình cha mà ta đã nghe, đã đọc. Và xung quanh ta, biết bao người cha bằng những việc làm bình dị hàng ngày đã để lại trong tim các con một tình yêu thương vô bờ bến.
Tôi đã có một người cha như thế. Cha tôi, một người nông dân ham học hỏi đã truyền cho tôi tình yêu với sách vở. Chính cái cách cha tỉ mỉ bao từng quyển vở rồi kẻ vẽ những chiếc nhãn đẹp, cắt dán vào vở cho mấy chị em tôi mỗi khi năm học mới đến đã làm cho chúng tôi thêm trân trọng những quyển vở của mình, từ đó cẩn thận từng nét chữ. Cha cùng mẹ đã vất vả trên đồng lúa, vườn rau, nương rẫy, áo sờn vai thấm mồ hôi để chúng tôi có thể đến trường. Có những ngày tôi đau yếu không đạp xe nổi đến trường, cha chở tôi trên chiếc xe đạp vượt đoạn đường dốc gần 10 cây số đưa tôi đến trường rồi lại về nhà làm việc. Người cha tuyệt vời ấy đã ra đi gần 2 năm, để lại trong tôi bao nhớ nhung, xót xa vì những điều mình chưa làm được. Cha tôi, một người cha rất đỗi bình thường nhưng đã lưu lại trong lòng con cái một tình yêu lớn lao như vậy.
Minh họa: HUYỀN TRANG
Minh họa: HUYỀN TRANG
Các con tôi cũng đã lớn lên trong sự che chở của một người cha. Cha của các con tôi tuy không nhẹ nhàng chỉ dạy cho con từng nét chữ hay bao bọc cho con quyển vở để đến trường, nhưng tình thương và sự quan tâm dành cho con không hề thua kém ai. Những ngày tôi phải đi học xa nhà dài ngày, chính là người cha đã thay luôn vai trò người mẹ mà chăm sóc con từng miếng ăn giấc ngủ. Hai đứa con gái xa mẹ nhờ được sự thương yêu, ân cần chăm sóc của cha đã đi qua những ngày đầu của tuổi dậy thì khó khăn khi vắng mẹ. Ngày con đi học xa nhà, cha cũng là người đưa đi rồi về nhìn căn phòng trống mà rơi nước mắt thương con. Người cha dù còn những điều chưa làm được nhưng bằng những câu chuyện và tấm gương của chính cuộc đời mình đã khơi dậy ở các con một ý chí vươn lên. Tôi luôn cảm ơn người cha của các con vì những điều ấy.
Được sinh ra trên cuộc đời, được có mẹ có cha là hạnh phúc lớn của mỗi người. Bên cạnh sự dịu dàng, vỗ về, ấp iu như suối nguồn yêu thương từ mẹ, mỗi đứa trẻ lại cần một người cha cứng cáp như cây tùng, cây bách và đầy ắp tình thân tỏa bóng mát chở che. Cái bóng mát của tình cha cũng như cái mênh mông của tình mẹ có núi cao, nước nguồn nào sánh được.
NGUYỄN THỊ THÚY ÁI

Có thể bạn quan tâm

Thơ Lữ Hồng: Những gương mặt hoa cài

Thơ Lữ Hồng: Những gương mặt hoa cài

(GLO)- Bằng hình ảnh thiên nhiên giàu biểu cảm, bài thơ "Những gương mặt hoa cài" của Lữ Hồng gợi nên vẻ đẹp bình yên ẩn sâu trong nhịp sống phố thị. Lời thơ không chỉ là hoài niệm, mà còn là nơi gửi gắm tình yêu, ký ức và những giấc mơ không lời giữa tháng năm xoay vần.

Thơ Sơn Trần: Phía Trường Sơn

Thơ Sơn Trần: Phía Trường Sơn

(GLO)- Bài thơ "Phía Trường Sơn" của Sơn Trần là khúc trầm sâu lắng về nỗi nhớ và sự hy sinh lặng thầm phía hậu phương. Tháng Tư về trên biên cương đầy cỏ xanh và chiều sương phủ trắng, nỗi nhớ hòa quyện cùng đất trời, tạo nên một bản tình ca sâu lắng dành cho cha-người lính năm xưa.

Nơi “Ngọn lửa cao nguyên” rực sáng

Nơi “Ngọn lửa cao nguyên” rực sáng

(GLO)- Trong kho tàng âm nhạc Việt Nam có nhiều ca khúc không chỉ đơn thuần là tác phẩm nghệ thuật mà còn là biểu tượng của một vùng quê. Nơi ấy, tình yêu và nỗi nhớ không thể phai mờ. “Ngọn lửa cao nguyên” của nhạc sĩ Trần Tiến chính là một trong những ca khúc như thế.

“Lặng lẽ trưởng thành” cùng sách

“Lặng lẽ trưởng thành” cùng sách

(GLO)- “Dáng vẻ của một người yên lặng đọc sách khá giống với những gì tôi cảm thấy khi nghĩ về một người đang trưởng thành trong lặng lẽ”-đó là cảm nhận của chị Trần Thị Kim Phùng Thủy-Trưởng ban Điều hành dự án “Văn hóa đọc Gia Lai” về giá trị sâu bền mà sách mang lại.

Thơ Lenguyen: Mùa qua phố

Thơ Lenguyen: Mùa qua phố

(GLO)- Bài thơ "Mùa qua phố" của tác giả Lenguyen là một bức tranh dịu dàng, gợi cảm xúc, đưa người đọc bước vào không gian phố núi Pleiku trong thời khắc chuyển mùa. Với giọng điệu lãng mạn và sâu lắng, bài thơ khơi gợi vẻ đẹp bình dị nhưng đầy chất thơ của phố núi...