Bộ Xây dựng: Phát triển nhà ở xã hội là nhiệm vụ trọng tâm năm 2023

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Theo Bộ Xây dựng, nhiệm vụ trọng tâm năm 2023 được đặt ra đối với thị trường bất động sản chính là thúc đẩy đầu tư, xây dựng và phát triển phân khúc nhà ở xã hội cho các đối tượng thu nhập thấp ở khu vực đô thị.
Đánh giá về thị trường bất động sản trong năm qua, Bộ Xây dựng cho biết, thị trường vẫn đang đối diện tình trạng thiếu nguồn cung ở tất cả phân khúc sản phẩm và cơ cấu hàng hóa không phù hợp, thiếu trầm trọng nhà ở xã hội và nhà ở thương mại giá rẻ, giá giao dịch tăng cao.
Bộ Xây dựng cho biết nguồn cung bất động sản hạn chế tại tất cả các phân khúc. Số lượng dự án nhà ở thương mại hoàn thành trong quý III/2022 khoảng 4.123 căn; số lượng nhà ở xã hội dành cho người thu nhập thấp khu vực đô thị và công nhân khu công nghiệp hoàn thành trong 6 tháng là 13 dự án, với 6.000 căn.
Theo Bộ Xây dựng, bước sang năm 2023, nhiệm vụ trọng tâm của thị trường bất động sản mà Bộ Xây dựng đặt ra chính là thúc đẩy phát triển nhà ở xã hội và nhà ở công nhân.
Để hiện thực hóa điều đó, tới đây, Bộ Xây dựng sẽ tiếp tục tập trung triển khai thực hiện Nghị quyết số 11/NQ-CP của Chính phủ về chương trình phục hồi và phát triển kinh tế xã hội. Trong đó lập danh mục các dự án, rà soát quỹ đất, hoàn thiện thủ tục pháp lý, lựa chọn chủ đầu tư để thực hiện các dự án nhà ở xã hội, nhà ở công nhân khu công nghiệp, cải tạo, xây dựng lại nhà chung cư cũ.
 
Phát triển nhà ở xã hội là nhiệm vụ trọng tâm của thị trường bất động sản năm 2023. Ảnh: TN
Phát triển nhà ở xã hội là nhiệm vụ trọng tâm của thị trường bất động sản năm 2023. Ảnh: TN
Bên cạnh đó, vấn đề đảm bảo nguồn vốn tín dụng cho nhà ở xã hội sẽ được quan tâm. Đề án "Đầu tư xây dựng ít nhất 1 triệu căn hộ nhà ở xã hội cho đối tượng thu nhập thấp, công nhân khu công nghiệp giai đoạn 2021 - 2030" sau khi được Thủ tướng phê duyệt cũng sẽ được tập trung để triển khai thực hiện một cách hiệu quả.
Tuy nhiên, theo đánh giá của Bộ Xây dựng về những vướng mắc doanh nghiệp gặp phải khi thực hiện đề án trên thì trình tự, thủ tục thực hiện còn khá phức tạp khiến tiến độ dự án chậm triển khai và bị kéo dài.
Về hướng giải quyết cho vấn đề này, Bộ Xây dựng cho biết sẽ nghiên cứu, ban hành hướng dẫn cụ thể, đầy đủ về quy trình, trình tự thủ tục đầu tư xây dựng đối với các dự án nhà ở xã hội cũng như nhà ở thương mại. Đây sẽ là cơ sở để việc triển khai dự án trở nên nhanh gọn hơn.
Bộ Xây dựng đề xuất Quốc hội, Chính phủ dành gói tín dụng cấp cho các ngân hàng thương mại để những dự án nhà ở xã hội, nhà ở công nhân có thể vay theo phương thức tái cấp vốn, từ đó cho phép các doanh nghiệp bất động sản có đủ năng lực được thực hiện dự án.
Bộ Xây dựng hy vọng phân khúc nhà ở xã hội sẽ phát triển mạnh mẽ trong thời gian tới. Việc thực hiện đề án một cách hiệu quả và có chất lượng sẽ góp phần giải quyết cơ bản nhu cầu nhà ở xã hội, nhà ở công nhân cho các đối tượng thu nhập thấp ở khu vực đô thị.
Theo Thái Nguyễn (Dân Việt)

https://etime.danviet.vn/bo-xay-dung-nha-o-xa-hoi-la-nhiem-vu-trong-tam-nam-2023-20230101120524172.htm

Có thể bạn quan tâm

Làm cao tốc, thế nào là chuẩn?

Làm cao tốc, thế nào là chuẩn?

Cao tốc không có làn dừng, không có trạm nghỉ, chỉ có 2 làn xe, tốc độ thấp... là những tồn tại dẫn đến rủi ro của hệ thống cao tốc hiện nay. Chính vì thế, Chính phủ đã chỉ đạo Bộ GTVT phải báo cáo kế hoạch xây dựng chuẩn cao tốc ngay trong tháng 11 này.
Nghiên cứu, đầu tư xây dựng Tuyến cao tốc Quảng Ngãi-Kon Tum

Nghiên cứu, đầu tư xây dựng Tuyến cao tốc Quảng Ngãi-Kon Tum

(GLO)- Ngày 22-11, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà vừa ký Quyết định 1456/QĐ-TTg phê duyệt Quy hoạch tỉnh Quảng Ngãi thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050. Theo đó, nghiên cứu, đầu tư xây dựng Tuyến cao tốc Quảng Ngãi-Kon Tum khi được bổ sung vào Quy hoạch mạng lưới đường bộ quốc gia, đảm bảo về điều kiện bố trí nguồn lực và quy định hiện hành, nhằm tăng tính kết nối giữa tỉnh Quảng Ngãi với tỉnh Kon Tum nói riêng và vùng Tây Nguyên nói chung, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội.
Khắc phục điểm sạt lở tại đèo Kon Pne

Khắc phục điểm sạt lở tại đèo Kon Pne

(GLO)- Ngày 20-11, ông Dương Quốc Điệp-Chủ tịch UBND xã Kon Pne (huyện Kbang, tỉnh Gia Lai) cho biết: Sau những cơn mưa lớn kéo dài trong nhiều ngày qua, khoảng 5 giờ ngày 20-11, tại đèo Kon Pne có một điểm bị sạt lở nghiêm trọng. Tại hiện trường, khoảng 100 m³ đất, đá nằm ngổn ngang trên đường khiến phương tiện giao thông không thể qua lại khu vực này.
Bất động sản 2024 sẽ ra sao?

Bất động sản 2024 sẽ ra sao?

Dù thị trường bất động sản vẫn còn rất khó khăn nhưng hoàn toàn có căn cứ để khẳng định chắc chắn về triển vọng phục hồi trở lại từ nửa cuối năm 2024 trở đi và tiếp tục tăng trưởng theo định hướng phát triển an toàn, bền vững.
Cấp sổ hồng cho đất mua bán giấy tay

Cấp sổ hồng cho đất mua bán giấy tay

Sở TN-MT TP.HCM mới có văn bản hướng dẫn UBND các quận, huyện, TP.Thủ Đức và Văn phòng Đăng ký đất đai TP.HCM về việc cấp giấy chứng nhận (sổ hồng) cho các hồ sơ tự ý tách thửa, tự ý chuyển mục đích sử dụng đất, chuyển quyền bằng giấy tay (còn gọi là mua bán giấy tay).
Xây dựng Thủy Nguyên trở thành đô thị văn minh, hướng tới thành phố quốc tế, thành phố sinh thái thông minh

Xây dựng Thủy Nguyên trở thành đô thị văn minh, hướng tới thành phố quốc tế, thành phố sinh thái thông minh

(GLO)- Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà vừa ký Quyết định số 1388/QĐ-TTg phê duyệt Nhiệm vụ Quy hoạch chung đô thị mới Thủy Nguyên, TP. Hải Phòng đến năm 2045. Cụ thể, xây dựng Thủy Nguyên trở thành một đô thị văn minh, hiện đại, hướng tới thành phố quốc tế, thành phố sinh thái thông minh; phát huy hiệu quả các giá trị lịch sử, cảnh quan, môi trường, văn hóa; đảm bảo quốc phòng, an ninh, thích ứng biến đổi khí hậu.

Sông suối, công trình thủy lợi ở Tây Nguyên: Ngày càng sạt lở nghiêm trọng

Sông suối, công trình thủy lợi ở Tây Nguyên: Ngày càng sạt lở nghiêm trọng

Nhiều năm trở lại đây, sông Krông Nô (chảy qua huyện Krông Nô, tỉnh Đắk Nông) bị sạt lở nghiêm trọng. Nhiều diện tích hoa màu, công trình giao thông, thủy lợi... đã bị con sông 'nuốt chửng'. Tình trạng sạt lở bờ sông hiện đang diễn biến phức tạp và vẫn chưa có dấu hiệu dừng lại. Trong khi đó, tại Kon Tum, đập thủy lợi bị vỡ 5 tháng nay nhưng vẫn chưa được khắc phục, khiến người dân không có nước tưới, ruộng đồng bỏ hoang.