Bò thả rông và chuyện nông dân thành thị dân

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Thời gian qua, nhiều phường tại TP.Đà Nẵng nỗ lực giải quyết nạn bò thả rông. Không chỉ các phường gần ngoại ô như khu vực Hòa Hiệp (Q.Liên Chiểu), Hòa Quý (Q.Ngũ Hành Sơn), mà các phường có mật độ dân cư đông đúc, ngay trung tâm như P.Hòa Minh (Q.Liên Chiểu) cũng phiền hà từ người nuôi bò.

Không chỉ bò, tại P.Hòa Xuân (Q.Cẩm Lệ), khu vực gần như giải tỏa trắng 100%, là phường duy nhất trên cả nước không có kiệt, hẻm, là đô thị sinh thái hiện đại; nhưng tình trạng nuôi gà, thậm chí nuôi heo giữa khu dân cư vẫn còn khiến một số nơi ca thán.

Đành rằng quy định cấm chăn nuôi trong khu dân cư phù hợp với định hướng phát triển của TP.Đà Nẵng, nhưng bố trí cho hộ chăn nuôi nhỏ ở khu vực quy hoạch nào, cũng như chuyển đổi nghề cho nông dân khi trở thành thị dân, là bài toán mà gần 30 năm đô thị hóa tại TP.Đà Nẵng vẫn chưa giải được trọn vẹn.

Người chăn nuôi ở nhiều phường đang lạc lõng với câu chuyện văn minh đô thị, họ vốn là nông dân trước khi đô thị hóa. Khác với thanh niên, không dễ chuyển đổi nghề ở thế hệ trung niên vốn quen với gia súc, gia cầm và ruộng vườn.

Nhiều cán bộ địa phương cũng bày tỏ, chẳng đặng đừng mới bắt bò thả rông để chủ bò phải nộp phạt và trả các khoản tiền vận chuyển, chăm sóc trong thời gian tạm giữ. Có nhiều cán bộ phường cũng bỏ tiền túi, vận động nhiều người mua hết số gà, vịt mà hộ dân nuôi gây ô nhiễm khu dân cư, vì không nỡ tạm giữ gà, vịt của bà con theo quy định.

Không thể không xử lý các trường hợp chây ì, tái phạm; nhưng giải quyết bò thả rông cũng chỉ là giải pháp tạm thời. Vấn đề sinh kế, chuyển đổi nghề cho nông dân song song với đô thị hóa tại TP.Đà Nẵng là bài học sâu sắc, không chỉ cho khu vực trung tâm mà chỉ 1 - 2 năm nữa thôi H.Hòa Vang với 11 xã sẽ trở thành thị xã, nhiều xã cũng sẽ lên phường.

Sau gần 30 năm đô thị hóa, chuyện xử lý bò thả rông giữa phố cho thấy cần giải quyết câu chuyện người nông dân trở thành thị dân. Do đó, hình ảnh bò thả rông hay việc nuôi heo, gà giữa khu dân cư, tiếp tục nhắc nhở các nhà chính sách đặt người dân, nhất là người nông dân ở vị trí chủ thể, quan trọng trong cán cân tiêu chí, mục tiêu xây dựng đô thị.

Có thể bạn quan tâm

Xúc tiến xuất khẩu xanh để phát triển bền vững

Xúc tiến xuất khẩu xanh để phát triển bền vững

(GLO)- Lựa chọn xuất khẩu là 1 trong 3 trụ cột của nền kinh tế, Việt Nam đang nỗ lực xúc tiến chiến lược xuất khẩu xanh, góp phần hỗ trợ doanh nghiệp chuyển đổi mô hình tăng trưởng theo hướng bền vững, giảm phát thải carbon và nâng cao năng lực cạnh tranh trong bối cảnh toàn cầu hóa.

Hậu quả khó lường khi 'đu trend' tin giả

Hậu quả khó lường khi 'đu trend' tin giả

Trong khi cả nước đang tập trung cao độ thực hiện việc sắp xếp, tinh gọn lại bộ máy nhà nước, thì nhiều người dùng mạng xã hội vì muốn tăng tương tác, “bắt trend” (xu hướng đang nổi) đã sẵn sàng đăng hoặc chia sẻ những thông tin chưa được kiểm chứng, không chính xác hoặc thậm chí là tin giả.

Việc gì khó có thanh niên

Việc gì khó có thanh niên

Đại hội Đại biểu toàn quốc Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam lần IX (nhiệm kỳ 2024 - 2029) diễn ra trong giai đoạn đất nước tiến vào kỷ nguyên vươn mình. Trong bối cảnh đó, vai trò của thanh niên càng quan trọng khi đây là lực lượng quan trọng trong nguồn nhân lực chất lượng cao của đất nước.

Xe dù chui lọt lỗ kim

Xe dù chui lọt lỗ kim

Những năm qua, lực lượng chức năng cũng như các ban ngành hữu trách đã đề ra một số biện pháp nhằm dẹp bỏ loại 'xe dù, bến cóc', nhất là tại khu vực trung tâm, thì căn bệnh trầm kha này lại 'di căn' ra đến khu vực đường dẫn cao tốc.

Số hóa toàn diện, tinh gọn bộ máy

Số hóa toàn diện, tinh gọn bộ máy

Khi gợi mở các định hướng chiến lược đưa đất nước bước vào kỷ nguyên mới, Tổng Bí thư Tô Lâm không ít lần khẳng định phải xây dựng xã hội số, số hóa toàn diện hoạt động quản lý nhà nước; cung cấp dịch vụ công trực tuyến mức độ cao.