Bỏ sổ hộ khẩu dân mừng như bỏ sổ gạo

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Bỏ sổ hộ khẩu mà khó đến như vậy thì đến bao giờ đất nước mới bắt kịp với các nước văn minh. Bỏ sổ hộ khẩu là "khoan thư sức dân", góp phần tích lũy các nguồn lực cho xã hội, cho từng người dân, cho nên phải triển khai thực hiện càng nhanh càng tốt.

 

 



“Bỏ được sổ hộ khẩu, làm được việc tích hợp tất cả thông tin trong số định danh cá nhân thì giống như làm được cuộc cách mạng, không khác gì việc bỏ sổ gạo ngày xưa, thứ là nỗi ám ảnh với nhiều người, ám ảnh đến mức có khái niệm “buồn như mất sổ gạo”, Chủ nhiệm UB Khoa học, Công nghệ & Môi trường Phan Xuân Dũng phát biểu tại phiên thảo luận của UB Thường vụ Quốc hội về dự thảo luật Cư trú (sửa đổi) chiều 22.4.

Thế giới đã đi quá xa trong quản lý công dân, sổ hộ khẩu không có trong "từ điển" của nhiều quốc gia tiên tiến. Không có sổ hộ khẩu, nhưng tại sao họ vẫn phát triển, vẫn giàu mạnh, vẫn hùng cường và vẫn quản lý được công dân?

Nếu nói rằng quản lý dân cư bằng sổ hộ khẩu mới chặt chẽ là rất không khoa học. Chính cách quản lý bằng các ứng dụng công nghệ mới thực sự chặt chẽ, chính xác, hiệu quả.

Việt Nam nói nhiều về cách mạng công nghiệp lần thứ tư, công nghệ 4.0, nói sang sảng khắp nơi. Diễn đàn nào cũng nói chuyện 4.0, nhưng dân vẫn ôm cuốn sổ hộ khẩu như từng ôm cuốn sổ gạo thời bao cấp lạc hậu và nghèo đói.

Bỏ sổ hộ khẩu, sổ tạm trú, thay đổi phương thức quản lý bằng số định danh cá nhân gắn với cơ sở dữ liệu về dân cư là nội dung cơ bản của dự luật, đó là một bước tiến, là cách mạng về công nghệ và trước hết là cách mạng về tư duy quản lý.

Sau đại dịch COVID-19, sẽ có một sự thay đổi lớn trong đời sống xã hội, và xu hướng khai thác công nghệ để quản lý, sản xuất, kinh doanh. Đây cũng là cơ hội để thúc đẩy nhanh tiến độ thực hiện bỏ sổ hộ khẩu.

Người dân, doanh nghiệp khổ sở, mất sức vì nhiều thủ tục bị sổ hộ khẩu cản trở. Bỏ sổ hộ khẩu cũng là giải phóng sức dân, giải phóng nguồn lực cho toàn xã hội. Bỏ sổ hộ khẩu sẽ kéo theo bỏ nhiều thứ khác, tiết kiệm thời gian và sức người, sức của cho một thứ quản lý lạc hậu này.

Bỏ được sổ hộ khẩu là một bước đột phá về cải cách hành chính công.

Công dân toàn cầu, hội nhập với thế giới văn minh, mà vẫn còn bị cuốn sổ hộ khẩu như mang vác một thứ gánh nặng của sự lạc hậu trên lưng thì hội nhập sao được?

 

https://laodong.vn/su-kien-binh-luan/bo-so-ho-khau-dan-mung-nhu-bo-so-gao-800513.ldo

Theo Lê Thanh Phong (LĐO)

Có thể bạn quan tâm

Tiền số, quản sớm để thêm nguồn lực

Tiền số, quản sớm để thêm nguồn lực

Dù chưa có những quy định cụ thể về tài sản kỹ thuật số nhưng công nghệ số liên quan thì chúng ta không cấm. Tình trạng không cấm nhưng không quản tiền số không chỉ lãng phí một khoản không nhỏ cho ngân sách, mà còn gây nhiều hệ lụy cho đời sống người dân suốt mấy năm qua.

Tạo xung lực mới cho phát triển

Tạo xung lực mới cho phát triển

Cải cách bộ máy hành chính nhà nước sao cho tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả là vấn đề đã được Đảng quan tâm rất nhiều và rất sớm, ngay từ Đại hội Đảng lần thứ VI vào năm 1986. Nhưng cũng phải bắt đầu từ năm 1994, công cuộc cải cách này mới được triển khai với quy mô lớn.

Giảm lãi vay chưa đủ

Giảm lãi vay chưa đủ

Việc TP.HCM giảm lãi vay mua nhà cho cán bộ, công chức, viên chức thuộc sở ban ngành, quận huyện, đơn vị sự nghiệp hưởng lương từ ngân sách TP xuống còn 3,2%/năm đang được nhiều người quan tâm.

Đẩy nhanh sửa thuế TNCN

Đẩy nhanh sửa thuế TNCN

Đó là mong muốn của hàng triệu người làm công ăn lương khi Bộ Tài chính chính thức lấy ý kiến góp ý rộng rãi về việc sửa đổi những bất cập của luật Thuế thu nhập cá nhân hiện hành.

Cách để giữ sự tôn nghiêm của nghề giáo

Giữ sự tôn nghiêm của nghề giáo

Cần bảo vệ các thầy cô để giữ sự tôn nghiêm của nghề giáo, nhưng làm thế nào để đảm bảo cơ chế giám sát của xã hội, cơ chế bảo vệ tự thân của chính nhà giáo cả về năng lực chuyên môn cũng như đạo đức của nghề đặc biệt này ?

Cơ hội tinh giản thủ tục đầu tư

Cơ hội tinh giản thủ tục đầu tư

Mới đây, thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ, lãnh đạo Bộ GTVT đã trình Quốc hội quyết định chủ trương đầu tư Dự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam (ĐSTĐC) với đề xuất “19 chính sách đặc thù, đặc biệt và giải pháp áp dụng cho dự án”.