Bỏ hoang đất bị phạt tiền bao nhiêu?

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Pháp luật quy định, không sử dụng đất là hành vi bị cấm. Đồng thời hành vi bỏ hoang đất quá thời hạn quy định sẽ bị xử phạt.
Theo Khoản 3 Điều 12 Luật Đất đai 2013 thì việc không sử dụng đất là hành vi bị cấm.
Điều 32 Nghị định 91/2019/NĐ-CP quy định, hành vi không sử dụng đất trồng cây hàng năm trong thời hạn 12 tháng liên tục, đất trồng cây lâu năm trong thời hạn 18 tháng liên tục, đất trồng rừng trong thời hạn 24 tháng liên tục mà không thuộc trường hợp bất khả kháng quy định tại Điều 15 Nghị định 43/2014/NĐ-CP thì hình thức và mức xử phạt như sau:
Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng nếu diện tích đất không sử dụng dưới 0,5 héc ta.
 
Bỏ hoang đất là hành vi bị cấm và nếu bỏ hoang đất quá thời hạn quy định sẽ bị xử phạt. Ảnh minh họa.I.T
Bỏ hoang đất là hành vi bị cấm và nếu bỏ hoang đất quá thời hạn quy định sẽ bị xử phạt. Ảnh minh họa.I.T
Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng nếu diện tích đất không sử dụng từ 0,5 héc ta đến dưới 03 héc ta.
Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng nếu diện tích đất không sử dụng từ 03 héc ta đến dưới 10 héc ta.
Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng nếu diện tích đất không sử dụng từ 10 héc ta trở lên.
Ngoài ra, người sử dụng đất buộc phải có biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc sử dụng đất theo mục đích được Nhà nước giao, cho thuê, công nhận quyền sử dụng đất. Trường hợp đã bị xử phạt mà không đưa đất vào sử dụng thì Nhà nước thu hồi đất theo quy định tại điểm h khoản 1 Điều 64 của Luật Đất đai.
Như vậy, nếu không thuộc các trường hợp bất khả kháng quy định tại Điều 15 Nghị định 43/2014/NĐ-CP, việc bỏ hoang đất sẽ bị phạt khi:
Bỏ hoang đất trồng cây hàng năm trong thời hạn 12 tháng liên tục.
Bỏ hoang đất trồng cây lâu năm trong thời hạn 18 tháng liên tục.
Bỏ hoang đất trồng rừng trong thời hạn 24 tháng liên tục.
Ngọc Ngọc (Dân Việt)

https://etime.danviet.vn/bo-hoang-dat-bi-phat-tien-bao-nhieu-20200729084357672.htm

Có thể bạn quan tâm

Ghi trên đường 14

Ghi trên đường 14

(GLO)- Từ hạ tuần tháng 4, những cơn mưa đầu mùa đã làm dịu đi cái nắng nóng cực điểm của mùa khô Tây Nguyên. Những cánh rừng khộp thôi lá đỏ, thay vào đó là màu xanh biếc vĩnh cửu của đại ngàn.

Thời hạn chuyển nhượng quyền thu phí sử dụng tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ tối đa là 10 năm

Thời hạn chuyển nhượng quyền thu phí sử dụng tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ tối đa là 10 năm

(GLO)- Chính phủ ban hành Nghị định số 44/2024/NĐ-CP quy định việc quản lý, sử dụng và khai thác tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ. Trong đó, chuyển nhượng quyền thu phí sử dụng tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ tối đa là 10 năm.