Bình yên cho những dải đất có rừng

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Bài 1: Nhiều giải pháp giữ rừng

(GLO)- 61% diện tích đất có rừng toàn tỉnh tương đương với hơn 437.826 ha được giao cho 20 Ban Quản lý rừng phòng hộ, Ban Quản lý Vườn Quốc gia Kông Ka King, Khu Bảo tồn Thiên nhiên Kông Chơ Rang và 11 Công ty TNHH một thành viên Lâm nghiệp quản lý. Điểm chung của các chủ rừng là giữ sự bình yên cho những dải đất có rừng; đồng thời phát triển làm giàu vốn rừng trên lâm phần được giao. Phần việc này được các chủ rừng thực hiện như thế nào?

Đời sống của người dân từng bước được cải thiện nên hơn 21.000 ha đất có rừng trải dài các xã Ia Ka, Ia Nhin, Ia Mơ Nông những năm gần đây ít bị xâm hại trái phép, cây gỗ to ít bị chặt hạ-ông Tưởng Phúc, Trưởng ban Quản lý Rừng phòng hộ Ia Ly (huyện Chư Pah) khẳng định như vậy. Tuy nhiên, cũng từ cuộc trò chuyện với ông Phúc mới biết đồng bào dân tộc thiểu số sống gần rừng ít xâm hại đến rừng già vì lý do diện tích rừng này hiện nằm cách khá xa khu vực người dân định cư.

Ảnh: Đức Thụy
Tuyên truyền bảo vệ rừng cho người dân. Ảnh: Đức Thụy

Còn chuyện không chặt hạ cây gỗ lớn, ngoài yếu tố đời sống người dân từng bước được cải thiện, còn có sự thỏa thuận ngầm giữa các hộ đồng bào, rằng: Cây gỗ đứng trên đất sản xuất của hộ nào thì mặc nhiên thuộc quyền sở hữu của nhà đó, và họ cố giữ với ý nghĩ sẽ để lại cho con cháu đời sau. Sự chiếm giữ cây rừng và yếu tố vị trí các khu rừng già hiện tại ít nhiều giảm bớt áp lực theo dõi các biến động xâm hại rừng trái phép trong thời gian trước mắt của các chủ rừng, chứ không thể mang lại sự bình yên tuyệt đối cho diện tích đất có rừng được giao.

Theo đó, đơn vị chọn các điểm cao xây dựng các trạm canh giữ rừng. Đặc biệt, với đặc thù đất sản xuất của dân nằm xen với đất rừng, nên vào vụ sản xuất, lực lượng của đơn vị trực tiếp giúp dân sản xuất mùa vụ. Xác định điểm nóng cháy rừng để xây dựng phương án phòng ngừa hợp lý gắn với phối hợp cùng chính quyền địa phương tuyên truyền, vận động nhân dân ký cam kết an toàn lửa rừng, không xâm hại rừng trái phép. Và mới đây, đơn vị đã xây dựng dự án bảo vệ và phát triển rừng giai đoạn 2011-2015 và định hướng đến năm 2020.

Dự án hướng đến mục tiêu bảo vệ tốt diện tích rừng đầu nguồn, xây dựng và phát triển rừng bền vững, nâng cao độ che phủ của rừng, tạo môi trường sinh thái, điều hòa khí hậu, hạn chế thiên tai…

Tăng cường các giải pháp giữ rừng là công việc được các đơn vị chủ rừng đặc biệt quan tâm hiện nay, nhất là ngăn ngừa hành vi xâm hại rừng trái phép lấy đất sản xuất, chống cháy rừng mùa khô được xác định là nhiệm vụ hết sức nặng nề đối với các chủ rừng. Ông Nguyễn Đức-Trưởng ban Quản lý Rừng phòng hộ Bắc Biển Hồ cho biết: Do đặc điểm sinh-hóa, thổ nhưỡng khác nhau mà diện tích rừng trồng của Ban Quản lý rất dễ xảy ra tình trạng cháy rừng trong mùa khô. Vì vậy, để nâng cao hiệu quả công tác giữ rừng, phòng-chống cháy rừng, Ban duy trì mối quan hệ phối hợp với các già làng, đến từng nhà, thậm chí là ra rẫy của dân để giải thích, tuyên truyền các hộ dân sống gần rừng tham gia giữ rừng và phòng-chống cháy rừng. Sử dụng nguồn kinh phí được cấp xây dựng hơn 60 km đường băng cản lửa tại khu vực rừng trồng từ năm 2008 đến 2010.

Ảnh: Đức Thụy
Ảnh: Đức Thụy

Cắt cử lực lượng giữ rừng bám sát cơ sở, nắm diễn biến rừng, tuần tra, phát hiện và xử lý kịp thời các vụ xâm hại rừng trái phép. Nhờ vậy, hiệu quả công tác giữ rừng được cải thiện đáng kể.

Theo tìm hiểu của chúng tôi, hầu hết các đơn vị chủ rừng đang thực hiện đồng bộ các giải pháp giữ rừng, tìm kiếm nguồn kinh phí trồng mới rừng, giao khoán bảo vệ rừng đến tận người dân, xây dựng đường băng cản lửa, ký cam kết lửa rừng, quản lý bảo vệ rừng với chính quyền địa phương và nhân dân vùng gần rừng; tuyên truyền đến tận người dân và phối hợp với chính quyền địa phương nâng cao năng lực quản lý nên tình trạng xâm hại rừng có phần thuyên giảm. Bên cạnh đó, Chi cục Phát triển Lâm nghiệp tham mưu cho cơ quan chức năng thực hiện những giải pháp phát triển rừng bền vững.

Theo đó, đã hoàn thành việc  rà soát quy hoạch 3 loại rừng đặc dụng, phòng hộ và rừng sản xuất. Công trình này đã được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thẩm định, Hội đồng Nhân dân tỉnh thông qua và đã được UBND tỉnh phê duyệt. Cụ thể hóa Nghị định số 23/2006/NĐ-CP của Chính phủ về thi hành Luật Bảo vệ và Phát triển rừng, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã xây dựng đề cương quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng trên địa bàn tỉnh đến năm 2020 và đã được UBND tỉnh cho phép xây dựng làm cơ sở cho việc quản lý, chỉ đạo sản xuất, tăng cường công tác giám sát, đánh giá việc thực hiện quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng.

Hướng dẫn chủ rừng xây dựng phương án điều chế rừng theo hướng lập kế hoạch tác nghiệp cụ thể chỉ rõ thời gian và các biện pháp kỹ thuật thích hợp cho từng tiểu khu rừng trong một hay nhiều luân kỳ khai thác để tạo điều kiện thuận lợi cho việc điều hành và thực thi sản xuất nhằm đảm bảo cho rừng sản xuất được lâu dài liên tục với năng suất, chất lượng cao và phát triển bền vững.

Quang Văn - Anh Khoa

Theo kết quả rà soát quy hoạch 3 loại rừng đã được UBND tỉnh phê duyệt thì tổng diện tích tự nhiên toàn tỉnh là 1.553.693 ha với 70,8 vạn ha đất có rừng, độ che phủ của rừng chiếm 45,5%. Rừng phân bố trên địa bàn 17 huyện, thị xã, thành phố. Với diện tích rừng trên, Gia Lai là một trong những tỉnh có diện tích rừng tự nhiên lớn nhất Tây Nguyên và đứng thứ 2 cả nước.

Có thể bạn quan tâm

Sản phẩm bò một nắng Mười Đức (huyện Krông Pa) đạt chứng nhận OCOP 3 sao. Ảnh: N.D

Chương trình OCOP: Động lực phát triển kinh tế nông thôn

(GLO)- Sau 5 năm thực hiện Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP), nhiều loại nông-lâm-thủy sản đặc trưng của tỉnh được đầu tư khai thác, chế biến thành sản phẩm OCOP, đáp ứng nhu cầu thị trường. Đây là động lực để thúc đẩy phát triển kinh tế nông thôn của tỉnh.

Dự án trụ sở HĐND-UBND TP. Pleiku đang được đơn vị thi công gấp rút hoàn thành các hạng mục còn lại. Ảnh: Q.T

Pleiku tăng tốc giải ngân vốn đầu tư công

(GLO)- Ủy ban nhân dân TP. Pleiku (tỉnh Gia Lai) đang tập trung chỉ đạo các cơ quan, đơn vị và các xã, phường quyết liệt triển khai các giải pháp đẩy nhanh tiến độ thi công, giải ngân vốn các công trình xây dựng cơ bản trên địa bàn. Thành phố quyết tâm đạt tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công trên 95% theo kế hoạch.

Chư Pưh: Điểm đến hấp dẫn của nhà đầu tư

Chư Pưh: Điểm đến hấp dẫn của nhà đầu tư

(GLO)- Với tiềm năng, lợi thế sẵn có, những năm qua, huyện Chư Pưh luôn là điểm đến hấp dẫn của nhà đầu tư trong và ngoài tỉnh. Đặc biệt, tại Hội nghị Liên kết, kêu gọi đầu tư và kết nối tiêu thụ sản phẩm huyện năm 2024 vừa được tổ chức, hàng loạt dự án trên các lĩnh vực được UBND huyện và các nhà đầu tư ký kết biên bản hợp tác.

Nhà máy chế biến nông sản Olam của Chi nhánh Công ty TNHH Olam Việt Nam tại Gia Lai. Ảnh: H.D

Gia Lai đa dạng hình thức thu hút đầu tư FDI

(GLO)- Gia Lai đang đa dạng hóa các hình thức thu hút đầu tư, trong đó có các dự án đầu tư nước ngoài (FDI). Đây là cơ sở để các dự án FDI trên địa bàn tỉnh sẽ tăng cả về số lượng và chất lượng trong thời gian tới.

Sản phẩm được trao giải thưởng Mai An Tiêm của HTX Nông nghiệp và Dịch vụ Nam Yang. ở xã Nam Yang, huyện Đak Đoa. *Ảnh: Hoàng Cư

Gia Lai có 3 sản phẩm được trao giải thưởng Mai An Tiêm

(GLO)- Chủ tịch Liên minh Hợp tác xã Việt Nam Cao Xuân Thu Vân mới ký quyết định công nhận danh hiệu sản phẩm tiêu biểu của Hợp tác xã năm 2024 và trao giải thưởng Mai An Tiêm lần thứ nhất. Toàn quốc có 100 sản phẩm thì Gia Lai có 3 sản phẩm được công nhận danh hiệu sản phẩm tiêu biểu của Hợp tác xã năm 2024 và trao giải thưởng Mai An Tiêm

Nhiều hội viên nông hội mong muốn được tiếp cận nguồn vốn vay để phát triển sản xuất, kinh doanh. Ảnh: H.D

Tăng khả năng tiếp cận vốn cho nông hội

(GLO)- Mô hình nông hội trên địa bàn tỉnh Gia Lai đã góp phần giúp nông dân chuyển dần từ tư duy sản xuất nông nghiệp sang tư duy kinh tế nông nghiệp, đẩy mạnh ứng dụng khoa học kỹ thuật tiên tiến vào sản xuất, nâng giá trị các sản phẩm.