Bình thường mới là phải mở ra

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
“Hài hòa hóa chính sách chống dịch với phát triển kinh tế là khó, đặc biệt là với tư duy tuyệt đối hóa của Việt Nam - tư duy chỉ được đúng không được sai”- TS Nguyễn Đức Kiên.

Hoàng Thị Huy - công nhân một Cty điện tử ở Bắc Ninh đang thuê trọ tại xã Kim Chung, huyện Đông Anh (Hà Nội). Ảnh: Phương - Hân
Hoàng Thị Huy - công nhân một Cty điện tử ở Bắc Ninh đang thuê trọ tại xã Kim Chung, huyện Đông Anh (Hà Nội). Ảnh: Phương - Hân
Miếng đậu phụ, chút thịt bạc nhạc, bát canh suông. Đây là bữa chính của Hoàng Thị Huy - công nhân đang thuê trọ tại Thôn Bầu, Đông Anh, Hà Nội. Bữa ăn đó được PV Lao Động chứng kiến vào dịp 8.3 vừa rồi. Và lý do của chút thịt bạc nhạc không phải là vì 8.3 mà vì Huy, 25 tuổi, đang mang bầu.
Lý do của sự đạm bạc và tạm bợ chắc không khó đoán: Mỗi tháng có hàng chục nghìn doanh nghiệp giải thể, hàng nghìn doanh nghiệp khác phải cắt giảm lao động, giảm giờ làm, giảm lương.
Ở TPHCM, một ngày, chị Phạm Thị Thanh Lan rơi vào cảnh thất nghiệp khi công ty giải thể.
Hôm đó, mấy chị em đồng nghiệp ôm nhau khóc nức nở - TNO thuật lại chuyện của Lan - họ đã gắn bó với công việc mười mấy, hai mươi năm. Họ không thể tin là rơi vào cảnh thất nghiệp ở tuổi trung niên như thế này.
Nhưng trước câu hỏi tiền đâu liên tục vang lên trong đầu: Tiền đâu nuôi con? Tiền đâu đóng trọ? Tiền đâu… Lan, không cho phép mình ở không ngày nào, ngay hôm sau đã dậy sớm ra chợ bán rau. Không một lời kêu than.
Cuộc sống của những Huy, những Lan hôm qua vừa được Thủ tướng nhắc đến: “Chúng ta hiểu rằng một bộ phận người dân, một bộ phận doanh nghiệp rất khó khăn. Chúng ta không phải chỉ thấy thành tích mà còn thấy những tồn tại, bất cập trong xã hội, một bộ phận người dân đang thiếu việc làm...”.
Bữa trước, Tổ trưởng Tổ tư vấn của Thủ tướng, TS Nguyễn Đức Kiên vừa đưa ra một định nghĩa về “trạng thái bình thường mới”. Đơn giản là “phải là mở ra cho doanh nghiệp làm ăn, cho người dân mưu sinh vì khó khăn đã lên đến đỉnh”.
Ông Kiên cho rằng phương án phòng chống dịch năm 2020 là thành công nhưng kéo dài quá sẽ thành khuyết điểm… Và nếu không thay đổi sẽ lại bỏ lỡ năm 2021 này.
Đúng thế, chúng ta vừa chứng kiến đợt dịch bệnh thứ 3 với những cách chống dịch mỗi nơi một kiểu, thậm chí là cực đoan, là đóng cửa, là ngăn sông cấm chợ khiến hàng hoá không thể xuống cảng, khiến nông sản không thể tiêu thụ, khiến công nhân không thể trở lại nhà máy.
Những di hại của sự cực đoan này có rút cục là đời sống, là việc làm của những Huy, những Lan.
Việc hài hoà giữa chống dịch và phát triển kinh tế là khó. Nhưng chính vì thế, lại càng cần vai trò một nhạc trưởng, một trọng tài để khắc chế được những tư tưởng cách làm cực đoan, cục bộ địa phương.
Câu kết, cũng là dẫn lời TS Nguyễn Đức Kiên: Doanh nghiệp tự tin vượt qua được sóng gió này với điều kiện là nếu không hỗ trợ được thì đừng làm thêm khó khăn quá cho họ.
ĐÀO TUẤN (LĐO)

Có thể bạn quan tâm

'Cách mạng số' từ dân, vì dân

'Cách mạng số' từ dân, vì dân

Từ một thôn nghèo, người dân Lô Lô Chải, xã Lũng Cú (H.Đồng Văn, Hà Giang) đã biết áp dụng mô hình kinh doanh homestay và đặc biệt là sử dụng các nền tảng số như Agoda, Booking và Facebook để quảng bá, thu hút hàng chục nghìn du khách trong nước và quốc tế.

Tính mạng con người là trên hết

Tính mạng con người là trên hết

Can dự vào sức khỏe của ai đó là điều mà những người có lương tri tối thiểu đều hết sức cân nhắc và thận trọng về trách nhiệm đạo đức cũng như trách nhiệm pháp lý. Vậy cớ sao lại cứ để tình trạng cơ sở khám chữa bệnh hoạt động không phép và vận hành sai quy định?

Thước đo dân sinh

Thước đo dân sinh

Cuối năm 2024, tổng dư nợ tín dụng cho vay tiêu dùng trên địa bàn TPHCM đạt trên 1 triệu tỷ đồng, tăng 6,3% so với cuối năm 2023 và tăng 12% so với cùng kỳ. Trong đó tín dụng phục vụ đời sống bao gồm mua đồ dùng, trang thiết bị gia đình tăng trưởng cao nhất.

Việt Nam là điểm sáng về giảm nghèo của thế giới

Việt Nam là điểm sáng về giảm nghèo của thế giới

Với những kết quả đã đạt được, VN được cộng đồng quốc tế đánh giá là điểm sáng trên thế giới trong cuộc chiến chống đói nghèo và là một trong những quốc gia tiên phong trong tiếp cận và áp dụng phương pháp giảm nghèo đa chiều để thực hiện mục tiêu an sinh xã hội toàn dân và giảm nghèo bền vững.

Hóa giải thách thức để đạt mức tăng trưởng 8%

Hóa giải thách thức để đạt mức tăng trưởng 8%

(GLO)- Mức tăng trưởng GDP 7,09% năm 2024 được ghi nhận là rất tích cực của nền kinh tế đất nước, thể hiện sự quyết tâm, nỗ lực của toàn hệ thống chính trị trong thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế-xã hội và thích ứng nhanh, kịp thời với những biến động kinh tế thế giới, khắc phục thiên tai.