Bình Giáo hướng đến mục tiêu giảm nghèo bền vững

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News

(GLO)- Nhờ thực hiện lồng ghép hiệu quả các chương trình, dự án cùng với việc tuyên truyền, vận động người dân tự lực vươn lên, thời gian qua, công tác giảm nghèo ở xã Bình Giáo (huyện Chư Prông, tỉnh Gia Lai) có những biến chuyển tích cực, đời sống vật chất và tinh thần của người dân ngày một nâng lên.

Ông Rơ Lan Boang-Trưởng thôn Đê, xã Bình Giáo tích cực tuyên truyền bà con chuyển đổi giống cà phê tái canh TR4 cho năng suất và chất lượng cao.
Ông Rơ Lan Boang-Trưởng thôn Đê, xã Bình Giáo tích cực tuyên truyền bà con chuyển đổi giống cà phê tái canh TR4 cho năng suất và chất lượng cao.

Xã Bình Giáo có 1.553 hộ, 6.475 khẩu, 6 thôn làng. Thời điểm bắt đầu thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới, tỷ lệ hộ nghèo cao, thu nhập bình quân đầu người thấp, cơ sở hạ tầng thiếu đồng bộ nên gặp nhiều khó khăn. Đến thời điểm này, xã Bình Giáo đã có 7/19 tiêu chí đạt chuẩn nông thôn mới.

Ông Lê Ngọc Hữu-Chủ tịch UBND xã Bình Giáo-cho biết: “Chúng tôi tập trung vận động các gia đình, đặc biệt là hộ nghèo tham gia học nghề và giới thiệu việc làm, liên kết với một số công ty, doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh để giải quyết việc làm. Đồng thời, tạo điều kiện cho người dân được tiếp cận được các nguồn vốn vay ưu đãi để đầu tư phát triển kinh tế”.

Anh Rơ Châm In (làng Kành) áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất nên diện tích 2 ha cà phê trồng xen cây ăn quả luôn đạt năng suất cao. Ngoài ra, gia đình anh còn nuôi bò và làm 2 sào lúa, trung bình mỗi năm cho thu nhập trên 100 triệu đồng.
Anh Rơ Châm In (làng Kành) áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất nên diện tích 2 ha cà phê trồng xen cây ăn quả luôn đạt năng suất cao. Ngoài ra, gia đình anh còn nuôi bò và làm 2 sào lúa, trung bình mỗi năm cho thu nhập trên 100 triệu đồng.


Hiện toàn xã có 83 hộ được vay vốn Ngân hàng Chính sách Xã hội với tổng dư nợ hơn 2,7 tỷ đồng (trong đó nguồn vốn của Hội Phụ nữ 519 triệu; Hội Nông dân 1,8 tỷ đồng; Hội Cựu chiến binh 398 triệu). Các nguồn vốn này giúp người dân chủ động sản xuất kinh doanh, phát triển kinh tế gia đình. Nếu đầu năm 2020 số hộ nghèo toàn xã là 124 hộ thì đến nay đã giảm xuống còn 104 hộ. Cuộc sống của người dân ngày một cải thiện, nâng cao.

Nhờ được vay vốn kịp thời từ Ngân hàng Chính sách Xã hội, chị Rơ Mah Nar (làng Đê) đã mua thêm bò để có thêm thu nhập.
Nhờ được vay vốn kịp thời từ Ngân hàng Chính sách Xã hội, chị Rơ Mah Nar (làng Đê) đã mua thêm bò để có thêm thu nhập.
Được tham gia tập huấn ghép chồi trên cây cà phê do UBND xã tổ chức, anh Rơ Mah Toàn (làng Kành) đã tự ghép chồi cây cho rẫy cà phê gần 1 ha của gia đình. Ngoài ra, gia đình còn làm thêm 1 sào lúa và chăn nuôi heo… gia đình đã thoát nghèo và thu nhập ổn định từ 70-80 triệu đồng/năm.
Được tham gia tập huấn ghép chồi trên cây cà phê do UBND xã tổ chức, anh Rơ Mah Toàn (làng Kành) đã tự ghép chồi cây cho rẫy cà phê gần 1 ha của gia đình. Ngoài ra, gia đình còn làm thêm 1 sào lúa và chăn nuôi heo… gia đình đã thoát nghèo và thu nhập ổn định từ 70-80 triệu đồng/năm.
Những năm qua, từ sự hỗ trợ của chính quyền địa phương và các nhà hảo tâm, người dân xã Bình Giáo có thêm bồn chứa nước sạch phục vụ sinh hoạt.
Những năm qua, từ sự hỗ trợ của chính quyền địa phương và các nhà hảo tâm, người dân xã Bình Giáo có thêm bồn chứa nước sạch phục vụ sinh hoạt.
Anh Rơ Mah Nhật (làng Đê) đã mạnh dạn đầu tư máy móc phục vụ sản xuất góp phần nâng cao năng suất lao động.
Anh Rơ Mah Nhật (làng Đê) đã mạnh dạn đầu tư máy móc phục vụ sản xuất góp phần nâng cao năng suất lao động.


ĐỨC THỤY (thực hiện)

Có thể bạn quan tâm

Vừa học vừa run trong ngôi trường chờ… sập

Vừa học vừa run trong ngôi trường chờ… sập

Sau gần 30 năm đưa vào sử dụng, điểm trường Phú Quý thuộc Trường Tiểu học số 2 Bình Châu (xã Bình Châu, huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi) hiện xuống cấp nghiêm trọng, tường bong tróc, nứt toác… chờ sập. Hàng trăm học sinh và giáo viên thấp thỏm, lo âu vừa học vừa run.

Những tiến sĩ trẻ và khát vọng đổi thay - Bài 4: Xây dựng cộng đồng nhà khoa học trẻ tài năng

Những tiến sĩ trẻ và khát vọng đổi thay - Bài 4: Xây dựng cộng đồng nhà khoa học trẻ tài năng

Dành trọn đam mê trong phòng thí nghiệm, chắt chiu trong từng thí nghiệm, TS. Phạm Thanh Tuấn Anh, SN 1992, Phó trưởng phòng Phòng thí nghiệm Vật liệu Kỹ thuật cao, Trường ĐH Khoa học tự nhiên (ĐHQG HCM), đã gặt hái nhiều thành tựu trong lĩnh vực công nghệ vật liệu mới.

Cẩn trọng với giấc mơ hóa 'thiên nga': Phẫu thuật thẩm mỹ tay ngang

Cẩn trọng với giấc mơ hóa 'thiên nga': Phẫu thuật thẩm mỹ tay ngang

Nhu cầu làm đẹp là chính đáng nhưng phải chọn bác sĩ, cơ sở phẫu thuật thẩm mỹ, làm đẹp một cách thận trọng, tỉnh táo. Đã có nhiều sự cố y khoa từ những ca phẫu thuật thẩm mỹ tại các cơ sở hành nghề “chui”, dưới tay bác sĩ “chui” khiến người thì bỏ mạng, người thì tiền mất tật mang.