Biển Đông và xa hơn thế

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Tuần lễ họp hành mở rộng trực tuyến của ASEAN vừa kết thúc hôm thứ Bảy 12-9, với Diễn đàn Khu vực ASEAN - Hà Nội trong những ồn ào của tố cáo qua lại giữa Trung Quốc và Mỹ cùng những nhắn nhủ các nước trong khu vực...

 Một cuộc diễn tập của Trung Quốc ở Biển Đông vào tháng 5-2016 - Ảnh: AFP
Một cuộc diễn tập của Trung Quốc ở Biển Đông vào tháng 5-2016 - Ảnh: AFP


Cũng trong thời gian đó, nhiều nơi khác trên thế giới đột ngột trở thành điểm nóng. "Mỹ đang phá hoại sự ổn định ở Nam Hải [tức Biển Đông]", bài xã luận của China Daily 10-9 cùng một loạt những bài trong mục Ý kiến trên China Daily và Global Times những tuần qua đã phản ánh tham vọng không kiềm chế của một trong hai bên đối đầu trong cuộc tranh chấp ngày càng gia tăng.

Xác thực những tố cáo

Bài xã luận của China Daily bắt đầu bằng một cáo giác tổng quát: "Mấy tháng qua, đã rõ ràng rằng nỗi lo lớn nhất và tức thời nhất với thế giới chính là sự liều lĩnh tuyệt đối của chính quyền Hoa Kỳ và tác hại tiềm tàng mà điều này có thể gây ra với trò chơi không cần thiết và chỉ vì lợi ích bản thân mà Hoa Kỳ đã lao vào".

Nhập đề trên nhằm dẫn đến quy kết đích danh của ủy viên Quốc vụ viện, Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị trong diễn văn đọc tại Hội nghị trực tuyến các Bộ trưởng ngoại giao ASEAN lần thứ 53 (AMM 53): "Hoa Kỳ đang trở thành tác nhân lôi kéo lớn nhất trong quá trình quân sự hóa Nam Hải và là nhân tố nguy hiểm nhất làm tổn hại đến hòa bình khu vực".

Cáo buộc này của ông Vương Nghị hàm chứa: (1) sự thừa nhận đã và đang có một tiến trình quân sự hóa trên Biển Đông, (2) song đó là do Mỹ thúc đẩy, (3) còn Trung Quốc, có quân sự hóa, cũng chỉ là do bắt buộc, (4) điều này đe dọa hòa bình khu vực, và (5) Mỹ là "nhân tố nguy hiểm nhất".

Đoán trước việc bàn dân thiên hạ thắc mắc bằng cách nào mà Mỹ lại có thể lôi kéo quá trình quân sự hóa này, ông Vương chứng minh qua trích dẫn của China Daily:

"Ông nói rằng Mỹ đã can thiệp trực tiếp vào các tranh chấp lãnh thổ và hàng hải trong khu vực vì nhu cầu chính trị của mình, không ngừng phô trương lực lượng và tăng cường triển khai quân sự... bằng cách phô trương lực lượng và tăng cường triển khai quân sự trong khu vực, đồng thời khuyến khích các quốc gia trong khu vực hành động bốc đồng và đối đầu hơn là hỗ trợ nỗ lực giải quyết tranh chấp thông qua tham vấn".

Chẳng qua ông Vương đang hết sức hậm hực việc Mỹ từ nửa năm nay cứ kéo tàu sân bay tới Biển Đông. Hầu như cứ Trung Quốc tập trận hải quân ở đâu thì hải quân Mỹ kéo tới, cứ như thể toàn thể khu vực nằm trong "đường chín đoạn" của Trung Quốc là "vô chủ" trong khi theo nhãn quan áp đặt của Trung Quốc, đây là lãnh thổ và lãnh hải của họ, điều đã bị luật pháp quốc tế bác bỏ hoàn toàn qua phán quyết của Tòa trọng tài.

Thực trạng đáng buồn trên Biển Đông được nhắc rõ trong Thông cáo chung của AMM 53 mà Việt Nam là chủ tọa. Khoản 95 của thông cáo nêu rõ quan điểm của ASEAN: "Chúng tôi đã thảo luận về tình hình ở Biển Đông, trong đó các mối quan tâm đã được một số bộ trưởng bày tỏ về việc cải tạo bồi đắp đất, các hoạt động và sự cố nghiêm trọng trong khu vực đã làm xói mòn lòng tin và niềm tin, gia tăng căng thẳng...".

Tình trạng ông nói gà, bà nói vịt này còn thể hiện rõ trong một tuyên bố nữa của ông Vương khi ông xoay xở tìm cách "nói thay" các nước trong cuộc: "Giữa các nước trong khu vực đã đồng thuận rồi. Nhưng chính quyền Mỹ vì hám lợi mà ra sức đốc thúc các nước chống lại Trung Quốc".

Rồi ông vặn vẹo diễn giải lời kêu gọi kiềm chế của ASEAN theo ý mình: "Thật hay khi nghe sự đồng thuận này được tái khẳng định tại cuộc họp với lời kêu gọi các nước kiềm chế các hành vi làm phức tạp tình hình, kiềm chế quân sự hóa và hạn chế sử dụng hoặc đe dọa sử dụng vũ lực"(!)

Thiệt ra, Thông cáo chung của AMM 53 nêu rõ trong khoản 95: "Chúng tôi tiếp tục khẳng định sự cần thiết phải theo đuổi giải quyết hòa bình các tranh chấp phù hợp với các nguyên tắc của luật pháp quốc tế, bao gồm cả UNCLOS năm 1982.

Chúng tôi nhấn mạnh tầm quan trọng của việc phi quân sự hóa và tự kiềm chế trong hành vi của tất cả các hoạt động của các bên tranh chấp cùng tất cả các nước khác bao gồm những hoạt động được đề cập trong DOC...".

Các ngoại trưởng ASEAN, khi nhắc lại "những hoạt động được đề cập trong DOC", rõ ràng muốn nhắc nhở rằng Tuyên bố về Ứng xử của các bên ở Biển Đông ký giữa các quốc gia thành viên ASEAN và Trung Quốc năm 2002 cho tới giờ vẫn chưa được thực thi!

Từ lời nói tới việc làm

Cùng đưa tin về bài diễn văn của ông Vương Nghị, còn có Tân Hoa xã. Thông tấn xã này diễn dịch phát biểu của ông Vương trong một góc nhìn khác, phát đi một thông điệp khác với một đối tượng khác:

"Trung Quốc hi vọng rằng các nước bên ngoài khu vực, bao gồm cả Mỹ, sẽ hoàn toàn tôn trọng mong muốn và kỳ vọng của các nước trong khu vực, thay vì tạo ra căng thẳng và tìm kiếm lợi ích từ đó". Tân Hoa xã nêu ba điểm mà ông Vương muốn tỏ rõ:

(1) Trung Quốc có đầy đủ cơ sở lịch sử và pháp lý về chủ quyền đối với các đảo ở Biển Đông;

(2) Trung Quốc luôn tuân thủ chính sách láng giềng tốt đẹp, hữu nghị và cam kết đóng vai trò xây dựng trong vấn đề Biển Đông;

(3) Trung Quốc luôn cam kết tuân thủ luật pháp quốc tế, trong đó có Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật biển.

Thế nên, ở đây không phải là thừa khi nhắc rằng phán quyết ngày 12-7-2016 của Tòa trọng tài đã chỉ rõ: "Tòa nhận thấy yêu sách về quyền lịch sử của Trung Quốc... là không phù hợp với sự phân bổ chi tiết về quyền và vùng biển của công ước, và kết luận rằng nếu Trung Quốc quả thực có quyền lịch sử đối với tài nguyên ở các vùng biển ở Biển Đông, những quyền đó đã bị xóa bỏ bởi việc công ước có hiệu lực ở chừng mực mà chúng không phù hợp với hệ thống các vùng biển của công ước".

Tức về mặt hành động, ông Vương đang cho thấy Trung Quốc không chỉ chẳng coi luật pháp quốc tế - bao gồm UNCLOS - ra gì, mà còn sẽ tiếp tục tự ý hành động, ngay cả trong thời gian họp với ASEAN và luôn miệng tuyên bố hữu hảo.

Mục hạ vô nhân

Trong tuần lễ diễn ra các hội nghị trực tuyến của ASEAN cũng đã diễn ra cuộc gặp trực tiếp giữa hai bộ trưởng ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị và Ấn Độ Subrahmanyam Jaishankar tại Matxcơva vào tối thứ năm 10-9, và họ đã đạt được đồng thuận 5 điểm. Sau cuộc gặp, tờ Hoàn Cầu Thời Báo đã lên giọng ngay và đặt vấn đề:

"Nhưng những cuộc xung đột và đối đầu lặp đi lặp lại cũng cho thấy việc khôi phục hòa bình ở biên giới không còn dễ dàng" và đổ lỗi cho Ấn Độ, đặc biệt là tình cảm quốc gia dân tộc: "Có nhiều lực lượng khác nhau ở Ấn Độ, và chính phủ Ấn Độ có ít quyền kiểm soát các chính sách biên giới hơn so với Trung Quốc.

Tình cảm quốc gia chủ nghĩa thông qua cơ chế bầu cử của Ấn Độ có ảnh hưởng mạnh mẽ đến chính phủ Ấn Độ. Các lực lượng quốc gia chủ nghĩa của Ấn Độ luôn tự phụ, với những nhận định như giờ "không còn là năm 1962 nữa" hoặc Ấn Độ có thể quay lại trả thù".

Tờ báo cũng "rung cây nhát khỉ" với việc so sánh lực lượng: "Khoảng cách giữa Trung Quốc và Ấn Độ về sức mạnh quốc gia hiện lớn hơn nhiều so với năm 1962... GDP của Ấn Độ chỉ bằng 1/5 so với Trung Quốc".

Từ mặc cảm tự tôn, Hoàn Cầu Thời Báo tìm ra một lỗi khác để quy chụp: "Tuy nhiên, xã hội Ấn Độ không tin như vậy. Họ đã đánh giá quá cao sức mạnh và sự hỗ trợ từ Mỹ, Nhật Bản và Úc. Một số người thậm chí còn tưởng tượng rằng một cuộc chiến tranh biên giới Trung - Ấn mới sẽ là cuộc chiến chung giữa Mỹ, Nhật Bản, Úc, và Ấn Độ với Trung Quốc".

Sẵn đó, Hoàn Cầu Thời Báo "vặn vẹo" Úc, nước cũng đang có quan hệ ngoại giao cơm chẳng lành canh chẳng ngọt với Trung Quốc: "Úc có nghiêm túc không khi hậu thuẫn Ấn Độ trong căng thẳng biên giới với Trung Quốc?", đi kèm lời đe dọa:

"Có lẽ Úc cần thể hiện cụ thể để chứng minh họ không phải là một mô hình làm tổn hại đến lợi ích của Trung Quốc, điều sẽ khiến họ phải trả giá đắt".

Nhưng nói đi cũng phải nói lại, một chính sách ngoại giao nhìn đâu cũng thấy kẻ thù hay địch thủ mới như thế sẽ là một chính sách phải trả giá đắt!

 


Ngay giữa lúc các hội nghị của ASEAN mở rộng với các nước, trong đó có Trung Quốc, đang diễn ra thì Biển Đông đã lại sinh chuyện, lần này là với Indonesia. Đúng hôm 12-9, theo cơ quan hàng hải Bakamla của Indonesia, một tàu tuần tra của nước này đã phát hiện tàu hải cảnh Trung Quốc 5204 trong vùng biển Indonesia tuyên bố chủ quyền và yêu cầu tàu này rời đi.

Song, tàu Trung Quốc đã kháng lệnh. Người phát ngôn của Bakamla thuật lại với Thông tấn xã Indonesia Antara: "Họ nói họ đang tuần tra vì khu vực này nằm trong quyền tài phán của Trung Quốc. Tuần tra khu vực có nghĩa họ coi đó là lãnh hải của mình, vì vậy chúng tôi đã bảo họ đi".

Cuối cùng chiếc hải cảnh 5204 chỉ rời vùng biển đó vào trưa thứ hai 14-9. Antara cũng cho biết cùng thời gian với sự xâm nhập của tàu hải cảnh Trung Quốc còn xuất hiện một đội tàu đánh cá Trung Quốc.

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Indonesia Teuku Faizasyah cho biết: "Chúng tôi đã nói rõ với phó đại sứ Trung Quốc rằng Indonesia bác bỏ cái gọi là đường 9 đoạn của Trung Quốc mà Bắc Kinh sử dụng để phân giới các yêu sách của họ".


Theo DANH ĐỨC (TTO)

Có thể bạn quan tâm

Kỳ vọng đầu tư công 'chạy nước rút'

Kỳ vọng đầu tư công 'chạy nước rút'

Theo dự kiến, hơn 10 ngày nữa một sự kiện đặc biệt sẽ diễn ra tại TPHCM: tuyến metro số 1 (Bến Thành - Suối Tiên) chính thức được đưa vào vận hành! Sự kiện này sẽ đem lại luồng sinh khí mạnh mẽ không chỉ cho giao thông mà còn cho cả sự nhộn nhịp kinh tế - xã hội của TPHCM.

Ô nhiễm không khí - hệ lụy nặng nề

Ô nhiễm không khí - hệ lụy nặng nề

Thời điểm cuối năm, ô nhiễm bụi đang ở mức cao, đặc biệt là ở hai thành phố lớn Hà Nội và TPHCM. Số ngày có chỉ số chất lượng không khí (IQAir) ở mức kém, xấu và rất xấu chiếm tỷ lệ khá lớn, tiềm ẩn nguy cơ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe người dân.

Tiền số, quản sớm để thêm nguồn lực

Tiền số, quản sớm để thêm nguồn lực

Dù chưa có những quy định cụ thể về tài sản kỹ thuật số nhưng công nghệ số liên quan thì chúng ta không cấm. Tình trạng không cấm nhưng không quản tiền số không chỉ lãng phí một khoản không nhỏ cho ngân sách, mà còn gây nhiều hệ lụy cho đời sống người dân suốt mấy năm qua.

Tạo xung lực mới cho phát triển

Tạo xung lực mới cho phát triển

Cải cách bộ máy hành chính nhà nước sao cho tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả là vấn đề đã được Đảng quan tâm rất nhiều và rất sớm, ngay từ Đại hội Đảng lần thứ VI vào năm 1986. Nhưng cũng phải bắt đầu từ năm 1994, công cuộc cải cách này mới được triển khai với quy mô lớn.

Giảm lãi vay chưa đủ

Giảm lãi vay chưa đủ

Việc TP.HCM giảm lãi vay mua nhà cho cán bộ, công chức, viên chức thuộc sở ban ngành, quận huyện, đơn vị sự nghiệp hưởng lương từ ngân sách TP xuống còn 3,2%/năm đang được nhiều người quan tâm.

Ảnh minh hoạ. Nguồn: Internet

Cần chuẩn bị nguồn nhân lực quản lý, vận hành đường sắt tốc độ cao

(GLO)- Theo chương trình, tuần này, Quốc hội sẽ ra nghị quyết về việc đầu tư Dự án đường sắt tốc độ cao Bắc-Nam. Bên cạnh nguồn vốn, công việc cần được tiến hành song song là chuẩn bị nguồn nhân lực quản lý, vận hành công trình với số lượng dự kiến có thể hơn 14 ngàn người.

Cách để giữ sự tôn nghiêm của nghề giáo

Giữ sự tôn nghiêm của nghề giáo

Cần bảo vệ các thầy cô để giữ sự tôn nghiêm của nghề giáo, nhưng làm thế nào để đảm bảo cơ chế giám sát của xã hội, cơ chế bảo vệ tự thân của chính nhà giáo cả về năng lực chuyên môn cũng như đạo đức của nghề đặc biệt này ?

Cơ hội tinh giản thủ tục đầu tư

Cơ hội tinh giản thủ tục đầu tư

Mới đây, thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ, lãnh đạo Bộ GTVT đã trình Quốc hội quyết định chủ trương đầu tư Dự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam (ĐSTĐC) với đề xuất “19 chính sách đặc thù, đặc biệt và giải pháp áp dụng cho dự án”.