Bí thư Đắk Lắk: Bí thư, Chủ tịch xã để dân nghèo thì cần xem xét

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Bí thư Tỉnh ủy Đắk Lắk Bùi Văn Cường vừa có những chỉ đạo đáng chú ý tại buổi làm việc với Sở Lao động Thương binh và Xã hội trong bối cảnh một số địa phương có tình trạng ỷ lại, không muốn thoát nghèo để nhận ưu đãi của nhà nước.
Bí thư Đắk Lắk Bùi Văn Cường chỉ đạo tại buổi làm việc. Ảnh: HL
Bí thư Đắk Lắk Bùi Văn Cường chỉ đạo tại buổi làm việc. Ảnh: HL
Tại buổi làm việc sáng 14.2, Sở LĐTBXH đã báo cáo kết quả thực hiện năm 2019; nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu điều hành kế hoạch năm 2020 lĩnh vực lao động, người có công và xã hội.
Nói về việc giảm nghèo trên địa bàn, ông Trần Phú Hùng, Giám đốc Sở LĐTBXH Đắk Lắk cho biết mặc dù công tác giảm nghèo trên địa bàn đã đạt được nhiều kết quả tốt, nhưng thực tế vẫn còn một số khó khăn.
Ông Hùng phân tích, kết quả giảm nghèo chưa thực sự mang tính bền vững. Một bộ phận chính quyền, hộ nghèo vẫn còn trông chờ, ỷ lại vào các chính sách hỗ trợ của nhà nước, không muốn thoát nghèo hoặc không tự nỗ lực vươn lên…
Về việc này, Bí thư Đắk Lắk Bùi Văn Cường nhận định đây là suy nghĩ tiêu cực của một bộ phận cán bộ, người dân.  
Theo ông Cường, trách nhiệm của Đảng, của Chính quyền là chăm lo cho người dân ngày càng giàu mạnh.
“Ấy vậy mà lãnh đạo địa phương, cụ thể là Bí thư, Chủ tịch xã cứ để dân nghèo mãi thì cần xem xét, để những cán bộ này đi chỗ khác” – Bí thư Đắk Lắk Bùi Văn Cương nhấn mạnh và chỉ đạo, để chấm dứt tình trạng trên, thời gian đến Sở LĐTBXH tiếp tục xem xét và rà soát kiểm tra lại đối với công tác giảm nghèo trên địa bàn.
Bí thư Đắk Lắk Bùi Văn Cường chỉ đạo Sở LĐTBXH thời gian đến cần tập trung tổ chức Đại hội Đảng bộ của Sở; nghiên cứu, đề xuất xây dựng Đề án phát triển nguồn nhân lực tỉnh Đắk Lắk đến năm 2025, tầm nhìn 2030.
Theo HỮU LONG (LĐO)

Có thể bạn quan tâm

Bên dòng Đăk Bla

Bên dòng Đăk Bla

Sông Đăk Bla thường được gọi với tên gọi “Dòng sông chảy ngược” cùng những truyền thuyết, thần thoại. Thế nhưng, không chỉ có sự độc đáo và bí ẩn đầy hấp dẫn, Đăk Bla còn là dòng sông mang lại sự trù phú, ấm no với những bãi bồi xanh mướt cây trồng và tiềm năng kinh tế du lịch đang được “đánh thức”.

Chùm ảnh: Ruộng bậc thang Kon Tu Rằng vào mùa lúa chín

Infographic Chùm ảnh: Ruộng bậc thang Kon Tu Rằng vào mùa lúa chín

Vào tháng 6 hàng năm, những thửaruộng bậc thang thôn Kon Tu Rằng (xã Măng Cành, huyện Kon Plông) bắt đầu chín rộ. Những thửa ruộng bậc thang vàng rực, trải dài ven các triền núi xanh ngát xuống bờ sông Đăk Bla khiến khung cảnh nơi đây trở nên tuyệt đẹp, thu hút đông đảo du khách đến thưởng ngoạn.

Bắt chồng giữa đại ngàn

Bắt chồng giữa đại ngàn

Nằm nép mình dưới chân núi Voi hùng vĩ, thôn Đarahoa hiện có hơn 340 hộ dân sinh sống, trong đó 80% là đồng bào dân tộc K’Ho. Không chỉ nổi bật bởi khung cảnh đại ngàn thơ mộng, Đarahoa còn gìn giữ một trong những phong tục đặc sắc bậc nhất của người K’Ho, tục "bắt chồng".

null