Bí quyết nấu ăn cho người bị ung thư

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Trong suốt quá trình điều trị ung thư, thưởng thức món ngon có lẽ là điều cuối cùng các bệnh nhân nghĩ tới. Vì thế, khâu chuẩn bị thức ăn là điều rất quan trọng giúp bệnh nhân bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng, đủ sức chống cự bệnh tật.

Người chế biến nên tăng cường năng lượng, protein và các chất dinh dưỡng trong các món ăn cho người bệnh bằng cách sử dụng các loại dầu không bão hòa (như dầu olive, dầu hạt cải, dầu cám gạo và bơ thực vật), sữa, phô mai, sữa đậu nành, đậu hũ và trứng.

 

 

Tránh ăn đồ sống

Quá trình hóa trị và xạ trị có thể làm giảm chức năng miễn dịch của bệnh nhân, khiến người bệnh dễ nhiễm nhiều vi khuẩn từ môi trường mà người khỏe mạnh tránh được. Đặc biệt, các bệnh nhân giảm lượng bạch cầu có nguy cơ tăng các bệnh nhiễm trùng. Do đó, họ nên tiêu thụ các loại thực phẩm nấu chín hoàn toàn. Người nấu không nên thêm các loại rau quả trang trí như hành lá hoặc rau mùi vào món ăn của bệnh nhân ung thư.

Tăng thực phẩm dễ nhai và nuốt

Bệnh nhân xạ trị vùng đầu và cổ thường bị loét miệng và đau họng. Do đó, người nấu nên chọn thực phẩm tráng miệng mềm như bánh pudding, kem, sữa… Bữa ăn chính của người bệnh có thể là những thực phẩm mịn như cháo với thịt băm/cắt nhỏ, súp, mì… Nếu người bệnh muốn ăn các món khác, đầu bếp nên ninh mềm. Lưu ý, những người bị viêm niêm mạc nên hạn chế ăn thực phẩm nhiều gia vị.

Sử dụng nhiều loại thảo mộc và gia vị

Một số bệnh nhân trải qua quá trình hóa trị, xạ trị có thể nhạy cảm hơn với mùi vị thức ăn dẫn tới dễ nôn ói. Người nhà cũng có thể thêm chanh, lá bạc hà vào một số món ăn tanh để khử mùi khó chịu.

Đối với những món ăn không mùi vị, đầu bếp nên thêm các loại thảo mộc, gia vị để tăng hương vị các món ăn, kích thích sự thèm ăn của bệnh nhân. Các loại gia vị nên sử dụng là tỏi, tiêu, vỏ chanh, húng quế…

Chọn đồ dùng phi kim loại

Hầu hết người khỏe mạnh bình thường không nhận thấy có sự khác biệt nhưng bệnh nhân ung thư có thể nhạy cảm hơn đối với mùi kim loại vì chúng làm thay đổi vị giác của người bệnh. Vì vậy, người nhà nên sử dụng đồ đựng thức ăn bằng sứ, thủy tinh hoặc nhựa thay thế đồ kim loại.

Ăn bữa nhỏ, nhiều lần trong ngày

Các chuyên gia khuyên bệnh nhân ung thư nên ăn bữa nhỏ và ăn nhiều lần nếu họ thấy chán ăn.

Tránh uống nước quá nóng hoặc quá lạnh

Những bệnh nhân bị loét miệng nên tránh dùng thực phẩm và đồ uống quá nóng hoặc quá lạnh, có thể gây tổn thương miệng nhiều hơn.

Mai Thương (theo nld)

Có thể bạn quan tâm

Giảm cân nhờ ăn bơ

Giảm cân nhờ ăn bơ

Bạn muốn giảm cân? Hãy thử ăn bơ vì bơ có thể giúp giảm trọng lượng cơ thể, cũng như giúp vòng eo nhỏ hơn, theo nghiên cứu mới công bố trên tạp chí Internal Medicine Review.
Phụ nữ cũng cần tráng dương, ích thận

Phụ nữ cũng cần tráng dương, ích thận

Phụ nữ ở độ tuổi trung niên trở lên, tùy theo từng tình trạng khác nhau, mà có thể uống thêm một ít thuốc tráng dương, ích thận hoặc các loại thuốc pha chế sẵn như các loại cao bổ sẽ giúp cơ thể khỏe mạnh, kéo dài tuổi thanh xuân.
Đạm đậu nành giúp trị viêm ruột

Đạm đậu nành giúp trị viêm ruột

Thí nghiệm của các nhà khoa học Mỹ thuộc Học viện Khoa học Nông nghiệp bang Pennsylvania mới được công bố trên tờ The Journal of Nutritional Biochemistry cho thấy việc bổ sung chất đạm có nguồn gốc từ đậu nành có thể hỗ trợ trị liệu viêm ruột.
Bí quyết giữ sức khỏe khi du lịch

Bí quyết giữ sức khỏe khi du lịch

Những ngày lễ, mùa hè mọi người thường về thăm quê, du lịch trong hoặc ngoài nước. Nên chuẩn bị hành trang đầy đủ tuân theo một số quy định, nguyên tắc về an toàn để chuyến du lịch vui vẻ, sức khỏe và thoải mái.
Mau đói do... ăn mặn

Mau đói do... ăn mặn

Trong lúc thực hiện sứ mệnh giả định đến sao Hỏa, một nhóm các nhà nghiên cứu quốc tế phát hiện ăn mặn gây đói cồn cào hơn là khiến đối tượng khát nước.