Bí ẩn bảo vật, di sản quốc gia: Đại hồng chung chùa Thiên Mụ

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Cùng với bia và rùa đá, đại hồng chung là một trong những bảo vật của chùa Thiên Mụ và cũng là một bảo vật trong kho tàng di sản văn hóa Việt Nam
Chùa Thiên Mụ (hay còn gọi là Linh Mụ) thuộc phường Hương Hồ, thị xã Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên - Huế là điểm du lịch nổi tiếng, mỗi ngày thu hút hàng ngàn lượt khách đến tham quan. Ngôi chùa hiện lưu giữ 2 chiếc chuông, trong đó có một chiếc gọi là đại hồng chung đúc từ thời chúa Nguyễn Phúc Chu (năm Canh Dần (1710), được công nhận là bảo vật quốc gia từ năm 2013.
Niềm tự hào của người dân cố đô
Nếu người dân Thăng Long tự hào về tiếng chuông đền Trấn Vũ thì vùng đất cố đô Huế lại nổi tiếng với tiếng chuông chùa Thiên Mụ. Ngôi chùa nằm trên một ngọn đồi cạnh dòng sông Hương. Đều đặn mỗi ngày, cứ vào thời điểm 3 giờ 30 phút và 19 giờ 30 phút, nhà chùa lại thỉnh đại hồng chung. Khi đó, 108 tiếng chuông tại chùa Thiên Mụ ngân vang trong màn đêm thanh tịnh. Tiếng chuông này được gióng từ chiếc chuông đúc vào thời vua Gia Long (năm 1815), được đặt ở gác chuông nằm bên trái cổng chùa dẫn vào điện Đại Hùng phía trong.
Chuông còn lại (chiếc đúc từ thời chúa Nguyễn Phúc Chu) nằm trong ngôi nhà lục giác cạnh tháp Phước Duyên. Chuông được treo trên giá đỡ bằng gỗ, phía dưới gác vào thanh gỗ, kiểu đặt như một pháp khí của nhà chùa mà không gióng.
 
Một hướng dẫn viên du lịch thuyết minh về đại hồng chung với khách tham quan
Tương truyền, trong ngày rằm Phật đản, chú nguyện đúc chuông có hàng trăm Phật tử đến quy y, thọ giới đã phát tâm thả vào vạc đồng đang sôi rất nhiều của cải quý giá với một niềm tin vĩnh cửu. Chính vì vậy, chiếc chuông đã mang trong mình những giá trị tâm linh to lớn.
Hiện nay, dù nhà chùa không còn gióng chuông này nhưng tiếng chuông của đại hồng chung Thiên Mụ vẫn đi vào rất nhiều bài ca dao, dân ca xứ Huế và trở thành một huyền thoại đẹp của cố đô, nơi được tôn xưng là đất thiền kinh.
Theo Bảo tàng Cổ vật cung đình Huế, thuộc Trung tâm Bảo tồn di tích cố đô Huế, đại hồng chung chùa Thiên Mụ là một trong những quả chuông chùa lâu đời và có giá trị nhiều mặt ở cố đô. Đây là công trình tiêu biểu về giá trị mỹ thuật trang trí cũng như hội tụ các nét đặc trưng của nghệ thuật đúc đồng tinh xảo, đồng thời cũng đánh dấu sự phát triển của Phật giáo Đàng Trong vào giai đoạn cuối thế kỷ XVII - đầu thế kỷ XVIII.
Xin đừng vẽ bậy!
Dù ở chùa Thiên Mụ có rất nhiều tấm bảng được các nhà sư gắn lên với lời nhắn xin đừng viết, vẽ bậy nhưng chiếc đại hồng chung từng có thời điểm bị xâm hại bởi những du khách thiếu ý thức.
Đó là những lời cầu nguyện cho sức khỏe, lời hẹn thề tình yêu của các bạn trẻ dùng bút xóa màu trắng viết, vẽ lên kín cả mặt trong, mặt ngoài của quả chuông và ngay cả giá đỡ. Nhiều người còn cố ý khắc tên mình lên trên thân chuông với mong muốn đem lại may mắn cho bản thân. Dù nhà chùa nhiều lần tẩy xóa các dòng chữ, ký hiệu du khách vẽ lên đại hồng chung nhưng những nét chữ vẫn còn dấu vết.
Không ít khách du lịch trong và ngoài nước đến chùa đã rất ngạc nhiên khi thấy tình trạng viết vẽ bậy trên các di tích lại nhiều đến như vậy. Chị Phan Thu Hiền, một khách du lịch đến từ Hà Nội, tỏ ra không vui: "Tôi đã đi du lịch nhiều nơi và nhận thấy không chỉ ở Huế mà những điểm du lịch khác vẫn xảy ra tình trạng viết, vẽ bậy như vậy. Tôi hy vọng sẽ có những giải pháp thiết thực để chấm dứt tình trạng này".
 
Những lưu dấu của du khách thiếu ý thức trên bảo vật Ảnh: Dung Trúc
Chị Trần Ngọc Diệp, một hướng dẫn viên du lịch ở TP Hội An (Quảng Nam) cho biết công ty chị thường dẫn các đoàn khách quốc tế đến tham quan các danh lam thắng cảnh ở cố đô Huế, trong đó có chùa Thiên Mụ, từng chứng kiến nhiều hành động viết, vẽ bậy một cách thiếu ý thức lên các bảo vật trong chùa. "Đây là một hành động hết sức phản cảm và các du khách nước ngoài thường hỏi tôi rằng vì sao nhiều người xứ ta lại có hành vi không đẹp đó" - chị Diệp bất bình.
Sư thầy Hải Trang, người có thời gian tu hành lâu năm tại chùa Thiên Mụ, nói rằng ông đã nhiều lần chứng kiến những hành động viết, vẽ bậy đó; chủ yếu là các bạn trẻ thường hay bày tỏ ước nguyện của mình lên đó. "Khi chúng tôi nhắc nhở, góp ý thì không ít người tỏ phản ứng khó chịu. Đây là một bảo vật quốc gia nên mọi người cần phải giữ gìn cho các thế hệ mai sau" - vị sư thầy nói. 
Ước nguyện mưa thuận gió hòa
Đại hồng chung chùa Thiên Mụ là một pháp khí quan trọng được chúa Nguyễn Phúc Chu (1691-1725) - nối đời thứ 30 dòng thiền Tào Động, pháp danh Hưng Long, cho đúc vào năm 1710 để cúng dường đức Phật.
Chuông nặng 3.285 kg, cao 2,5 m, đường kính miệng 1,4 m, có hình dáng cân đối; hoa văn trên thân chuông được chạm trổ tinh vi, sắc nét với các hình ảnh mang ý nghĩa biểu tượng của cả 3 luồng tư tưởng lớn của Á Đông là Phật giáo, Khổng giáo và Lão giáo, thể hiện ước nguyện mưa thuận gió hòa, đất nước thái bình, nhân dân yên ổn, vẹn toàn trí tuệ Phật pháp.
Phần quai chuông tạo hình con Bồ Lao, một linh vật thích âm thanh lớn, thường được đúc trên quai chuông với mong muốn chuông được đúc có âm thanh như ý muốn. Trên thân chuông còn khắc 8 chữ Thọ, được viết theo các lối khác nhau và nhiều chữ Hán cổ.

Đại hồng chung này là nơi duy nhất của chùa Thiên Mụ được chúa Nguyễn Phúc Chu cho khắc bốn chữ "Thiên Mụ thiền tự".

Kỳ tới: Bảo vật trên sông
Quang Nhật-Thùy Dung- Thùy Trúc (Người Lao Động)

Có thể bạn quan tâm

Miền lửa đạn hồi sinh

Miền lửa đạn hồi sinh

Thung lũng Ia Drăng từng là vùng chiến địa nổi danh trên thế giới với đầy rẫy đạn bom. Hơn 50 năm sau, vùng thung lũng chết ấy đã hồi sinh với màu xanh của cây công nghiệp như tiêu, cà phê, cao su; mang lại việc làm và đời sống ấm no cho đồng bào địa phương cũng như dòng người đi kinh tế mới.

Sắc màu huyền bí

Sắc màu huyền bí

Văn hóa dân tộc M’nông luôn tạo cảm giác tò mò bởi sự huyền bí. Ở bất cứ lễ hội nào, đồng bào dân tộc M’nông cũng thể hiện những nét đặc trưng độc đáo, mang đậm bản sắc văn hóa của dân tộc họ. Bản sắc văn hóa đó cứ mãi lan tỏa, rất riêng, không nơi nào có được.

Bánh cuốn của người Tày trên vùng đất lúa

Bánh cuốn của người Tày trên vùng đất lúa

(GLO)- Từ hàng chục năm trước, nhiều gia đình người Tày từ các tỉnh miền núi phía Bắc di cư vào vùng đất Phú Thiện (tỉnh Gia Lai) với khát khao xây dựng cuộc sống mới. Cũng từ đó, món bánh cuốn hay còn được gọi là bánh cuốn canh được họ mang theo đã trở thành đặc sản của vùng đất này.

Dưới bóng nêu làng

Dưới bóng nêu làng

Nghệ nhân nhân dân Hồ Ngọc An (70 tuổi, ở làng Trà Dòn, thôn 2, xã Trà Thủy, H.Trà Bồng, Quảng Ngãi) ngày đêm "truyền lửa", đào tạo lớp trẻ thực hành nghệ thuật trang trí cây nêu làng để gìn giữ tinh túy văn hóa dân tộc Kor.

Nghề lái tàu metro: 'Trái tim' của đoàn tàu

Nghề lái tàu metro: 'Trái tim' của đoàn tàu

Không trực tiếp lái tàu hay đón khách, đội ngũ nhân viên tại Phòng điều độ ở depot Long Bình (TP.Thủ Đức, TP.HCM) là những người làm việc thầm lặng, nhưng quyết định sự vận hành trơn tru của toàn hệ thống metro số 1 (Bến Thành - Suối Tiên).

Mưu sinh trên những cánh rừng

Mưu sinh trên những cánh rừng

(GLO)- Việc trồng rừng đã tạo cơ hội việc làm cho nhiều người dân xã Song An, thị xã An Khê, tỉnh Gia Lai. Giai đoạn nào, công việc ấy, người lao động rong ruổi trên những cánh rừng, nhọc nhằn mưu sinh, kiếm tiền trang trải cuộc sống.

Đổi thay trên quê hương Anh hùng A Sanh

Đổi thay trên quê hương Anh hùng A Sanh

(GLO)- Phát huy truyền thống quê hương Anh hùng A Sanh, những năm qua, người dân làng Nú (xã Ia Khai, huyện Ia Grai, tỉnh Gia Lai) luôn nêu cao tinh thần đoàn kết, tích cực, chủ động trong lao động sản xuất, trở thành điểm sáng trong xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư.

Ký ức tháng ba

Ký ức tháng ba

(GLO)- Một ngày mùa khô cuối tháng 3-1975, ông Ksor Doen lần đầu tiên trở về làng Tung (xã Ia Nan, huyện Đức Cơ) sau hơn 2 năm xa nhà. Quê nhà hiện ra sau cây hoa pơ lang còn sót lại vài bông cuối mùa khiến người lính đang ngây ngất trong niềm vui chiến thắng càng bồn chồn bước chân.