Bầu cử Mỹ giữa kỳ 2022: liệu lịch sử có tái diễn?

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News

Mỹ sẽ tổ chức bầu cử giữa kỳ trong 8 tháng nữa. Lịch sử cho thấy quyền kiểm soát quốc hội sẽ thay đổi sau bầu cử giữa kỳ. Với những lo ngại liên quan đến kinh tế và Ukraine, liệu sẽ có bất ngờ xảy ra?

Khó đoán trước chuyện gì xảy ra trong các cuộc bầu cử Mỹ dạo gần đây. Ảnh: Rreuters
Khó đoán trước chuyện gì xảy ra trong các cuộc bầu cử Mỹ dạo gần đây. Ảnh: Rreuters


Trong cuộc bầu cử giữa kỳ năm nay, người Mỹ sẽ bỏ phiếu bầu xác định chủ nhân của toàn bộ 435 ghế hạ viện và 35 ghế thượng viện. Riêng người dân bang California sẽ bỏ phiếu hai lần cho cùng một ghế thượng viện. Một phiếu để chọn người thay thế Phó tổng thống Kamala Harris trong 2 tháng cuối của nhiệm kỳ hiện tại. Phiếu thứ hai là bầu cho thượng nghị sĩ nhiệm kỳ tiếp theo.
Quy luật cay đắng?

Theo tổ chức Hội đồng Quan hệ Đối ngoại (trụ sở tại thành phố New York, bang New York), có vẻ như nhiều người đang đặt cược vào đảng Cộng hòa (GOP), mà theo dự kiến có thể giành lại quyền kiểm soát tại một hoặc thậm chí cả hai viện quốc hội.

Điều này do nền chính trị Mỹ có lẽ luôn tồn tại một "quy luật sắt” bất thành văn: đảng của tổng thống đương nhiệm thường mất ghế hạ viện trong cuộc bầu cử giữa kỳ.

Tính từ nhiệm kỳ của Tổng thống Harry Truman (1945-1953), đảng của tổng thống đương nhiệm mất trung bình 29 ghế trong mỗi đợt bầu cử giữa kỳ đầu tiên. Tất nhiên vẫn có ngoại lệ.

Lần duy nhất khác biệt là vào năm 2002, đảng Cộng hòa của Tổng thống George W. Bush (2001-2009) thắng thêm 8 ghế hạ viện trong cuộc bầu cử giữa kỳ vào năm đó, nhờ vào dư âm sau sự kiện nước Mỹ bị tấn công ngày 11.9.2001.

Trừ ngoại lệ trên, từ thời Tổng thống Truman, 7 trong số 13 vị tổng thống Mỹ bước vào cuộc bầu cử giữa kỳ với tỷ lệ ủng hộ của người dân luôn dưới 50%. Những tổng thống này phải chứng kiến đảng của mình mất đi trung bình 43 ghế. Ví dụ trường hợp Tổng thống Barack Obama (2009-2017), với tỷ lệ ủng hộ 45% vào năm 2020, đảng Dân chủ của ông mất 63 ghế hạ viện.

Trong khi đó, tình hình ở thượng viện ít dao động hơn. Đảng của tổng thống đôi khi vẫn giành thêm ghế thượng viện trong cuộc bầu cử giữa kỳ của nhiệm kỳ đầu tiên. Tổng cộng 5 lần diễn ra hiện tượng trên, với lần gần đây nhất khi ông Donald Trump làm tổng thống. Đảng Cộng hòa giành thêm 2 ghế thượng viện vào năm 2018.


 

Ảnh chụp màn hình buổi cung cấp tin về bầu cử giữa kỳ của Mỹ khuya 16.3 - Ảnh: Thụy Miên
Ảnh chụp màn hình buổi cung cấp tin về bầu cử giữa kỳ của Mỹ khuya 16.3 - Ảnh: Thụy Miên


Nỗ lực vạch trần “tin giả”

Trong buổi cập nhật thông tin với các nhà báo trên toàn cầu vào khuya 16.3, bà Angie Drobnic Holan, Tổng biên tập PolitiFact (dự án xác minh thông tin liên quan bầu cử của Viện Poynter), cảnh báo rằng chính trị Mỹ rất khó đoán, nhất là khi càng đến gần thời điểm bầu cử. Vì thế, cho đến khi cử tri Mỹ bỏ phiếu xong thì vẫn chưa có gì chắc chắn.

Từ năm 2007, PolitiFact theo dõi sát các cuộc bầu cử, và đặc biệt tập trung thẩm định thông tin ở những bang “chiến địa”, với kết quả khó đoán trước và dễ dàng có bất ngờ vào phút cuối.

Năm nay, bà Holan liệt kê các bang “chiến địa”, trong đó có thể kể đến Ohio, Pennsylvania, Arizona, Georgia, Wisconsin. Điều trùng hợp đây cũng là những bang “chiến địa” trong các cuộc bầu cử tổng thống Mỹ.

Năm 2020, các tiểu bang trên đều là trọng điểm vận động tranh cử của Tổng thống lúc đó là ông Donald Trump và ứng viên của đảng Dân chủ là ông Joe Biden. Sau khi ông Biden thắng cử, những bang này cũng xảy ra tranh cãi về nghi vấn gian lận phiếu bầu. Điều này cho thấy các bang “chiến địa” quan trọng đến mức nào trong các cuộc bầu cử của Mỹ.

Bà Holan giải thích phương pháp luận được PolitiFact áp dụng để thẩm định mức độ chính xác của thông tin. Nhóm của bà kiểm tra các thông điệp trong các chiến dịch tranh cử, bao gồm thông tin trên mạng xã hội và quảng cáo có trả tiền.

Tính đến thời điểm hiện tại, PolitiFact ghi nhận được rất nhiều tin tức ở Mỹ đang bị chi phối bởi cuộc chiến ở Ukraine và đại dịch Covid-19. Vì thế, không ngạc nhiên khi có những thông điệp liên quan các chủ đề này trong lúc tranh cử.

Các cuộc bầu cử bắt đầu bằng bầu cử sơ bộ, tức các ứng viên phải tranh cử lẫn nhau để đạt được sự đề cử từ đảng của họ. Một trong những cuộc bầu cử sơ bộ đầu tiên sẽ diễn ra ở Ohio. Tại đây, các ứng viên Cộng hòa bắt đầu tranh luận với nhau về ai là người trung thành với cựu tổng thống Trump nhất.

 

Cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump. Ảnh: Reuters
Cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump. Ảnh: Reuters


PolitiFact tiến hành thẩm định những thông tin mà các ứng viên phát biểu trên những nền tảng công cộng và công bố miễn phí kết quả trên website của mình.

Cũng tại buổi cung cấp thông tin, tiến sĩ Kathleen Hall Jamieson, giáo sư Đại học Pennsylvania và đồng sáng lập FactCheck.org (dự án của Trung tâm Chính sách Công Annenberg), cho biết hiện Mỹ đang có nhiều tổ chức xác minh thông tin liên quan đến bầu cử, trong đó có FactCheck.org.

Theo tiến sĩ Jamieson, những gì mà PolitiFact hoặc FactCheck.org và những tổ chức khác đang theo đuổi là nhằm cung cấp thông tin xác thực cho cử tri Mỹ. Bên cạnh đó, các cử tri cũng có thể dựa trên phương pháp luận được những tổ chức trên áp dụng để tự xây dựng năng lực xác minh thông tin của bản thân. Trong trường hợp nghi ngờ có “tin vịt”, họ cũng có thể tự mình tìm kiếm những nguồn tin phù hợp hơn.

Theo Thụy Miên (TNO)

Có thể bạn quan tâm

Nga cho chưa đúng thời điểm để ngừng bắn ở Ucraine

Nga cho chưa đúng thời điểm để ngừng bắn ở Ucraine

(GLO)-"Hôm nay là khoảnh khắc đặc biệt, duy nhất sẽ không bao giờ xảy ra. Cả trong lịch sử Nga, Belarus và Ukraine, cũng như trong lịch sử thế giới, đặc biệt là châu Âu. Câu hỏi duy nhất là phải làm gì. Tất cả các bạn đều hiểu và biết rằng chỉ có một cách thức – đó là đàm phán. Đàm phán không có điều kiện tiên quyết", ông Lukashenko nói trong bài phát biểu trước người dân Belarus và các nhà lập pháp hôm 31/3.
Cựu tổng thống Trump bị truy tố

Cựu tổng thống Trump bị truy tố

(GLO)-Theo CNN đưa tin ngày 30/3, ông Trump sẽ trở thành cựu Tổng thống đầu tiên của nước Mỹ bị truy tố hình sự. Diễn biến này có thể tác động đáng kể đến chiến dịch tái tranh cử năm 2024 của ông Trump, trùng với thời điểm xét xử vụ án.
Vũ khí hạt nhân chiến thuật của Nga sẽ chuyển đến Belarus

Vũ khí hạt nhân chiến thuật của Nga sẽ chuyển đến Belarus

(GLO)-Mới đây, đài RT dẫn lời ông Putin cho biết vũ khí hạt nhân chiến thuật của Nga có thể được đưa đến Belarus sớm nhất vào mùa hè năm nay, đánh dấu lần đầu tiên từ thập niên 1990 vũ khí này được triển khai ngoài lãnh thổ Nga. Vũ khí đưa đến Belarus nhưng sẽ do lực lượng Nga quản lý.
Lần đầu sau 19 năm, dân số Bắc Kinh giảm xuống

Lần đầu sau 19 năm, dân số Bắc Kinh giảm xuống

(GLO)-CNN hôm 23/3 dẫn số liệu thống kê từ chính quyền Bắc Kinh cho hay, từ năm 2021 – 2022, dân số thành phố đã giảm từ 21,88 triệu người xuống 21,84 triệu người. Đây là lần đầu tiên trong vòng 19 năm trở lại đây, Bắc Kinh ghi nhận tình trạng dân số giảm.
Khổng lồ: cần 411 tỷ USD để tái thiết Ucraine

Khổng lồ: cần 411 tỷ USD để tái thiết Ucraine

(GLO)-Theo Ngân hàng Thế giới (WB) mới đây, nhu cầu để Ukraine tái thiết và phục hồi đã tăng lên tới 411 tỷ USD, chỉ sau một năm Nga tấn công nước này. Khoản kinh phí khổng lồ nêu trên thể hiện tại cáo cáo được thực hiện bởi Kiev, Ngân hàng Thế giới, Ủy ban châu Âu và Liên hợp quốc.
Mỹ không coi quan hệ Nga- Trung là liên minh

Mỹ không coi quan hệ Nga- Trung là liên minh

(GLO)-Phát biểu tại cuộc họp báo ngày 21/3, người phát ngôn phát ngôn Hội đồng An ninh Quốc gia Mỹ John Kirby nói: “Chúng ta đã thấy cách mà hai quốc gia này phát triển mối quan hệ gắn bó như thế nào trong nhiều năm qua”.
Nếu trái đất nóng lên 1,8 độ C, tính mạng con người bị đe dọa vào năm 2100

Nếu trái đất nóng lên 1,8 độ C, tính mạng con người bị đe dọa vào năm 2100

(GLO)-Báo cáo được Ủy ban liên chính phủ về biến đổi khí hậu của Liên Hiệp Quốc (IPCC) công bố hôm 20/ 3 ‐ chắt lọc từ 10.000 trang báo cáo của hơn 1.000 nhà khoa học - cho thấy thế giới có khả năng đã bỏ lỡ mục tiêu khí hậu là hạn chế sự nóng lên ở mức 1,5⁰C so với nhiệt độ thời tiền công nghiệp.
Dịch tả lại hoành hành châu Phi

Dịch tả lại hoành hành châu Phi

(GLO)-Ngày 17/3, TTXVN tại châu Phi dẫn thông tin từ Trung tâm kiểm soát dịch bệnh (CDC) châu Phi cho biết trong đợt dịch tả đang bùng phát tại một số quốc gia thuộc châu lục này, giới chức y tế đã ghi nhận tổng cộng 53.660 ca mắc bệnh kể từ tháng 2 vừa qua đến nay, trong đó 1.282 ca tử vong.
ICC phát lệnh bắt tổng thống Nga

ICC phát lệnh bắt tổng thống Nga

(GLO)-Theo TASS, trong lệnh bắt ngày 17-3, Tòa hình sự quốc tế ( ICC) cho biết họ nghi ngờ ông Putin đã trục xuất bất hợp pháp trẻ em và đưa người bất hợp pháp từ lãnh thổ Ukraine sang Nga.