Bất thường cây rừng tự nhiên bị 'triệt hạ'

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Nhiều cây gỗ rừng tự nhiên trên núi đá ở xã Điền Lư (Thanh Hóa) bị kẻ xấu đốn hạ, có những nơi cây rừng chỉ bị chặt gần đứt, không cho đổ, để cây chết dần chết mòn.

Một ngày cuối tháng 8-2024, theo chân người dân thôn Điền Giang, xã Điền Lư, huyện Bá Thước, tỉnh Thanh Hóa, phóng viên đã luồn rừng leo lên đỉnh núi đá cao nhất của thôn để "mục sở thị" những cánh rừng tự nhiên nơi đây đang từng ngày bị kẻ xấu tìm cách chặt phá, "hành hạ" cho chết dần, chết mòn, mà theo người dân để cho một số cá nhân thực hiện mưu đồ xấu.

Một cây gỗ rừng tự nhiên bị chặt nửa thân để cho cây chết dần
Một cây gỗ rừng tự nhiên bị chặt nửa thân để cho cây chết dần

Thủ đoạn "triệt hạ" rừng xanh

Sau khoảng 1 giờ đồng hồ luồn rừng, chúng tôi tới khu vực rừng tự nhiên ở Bá Thước đang bị kẻ xấu tìm cách "triệt hạ" ở khu vực Thung Moong (thôn Điền Giang). Đứng dưới đường nhìn lên đỉnh núi, rừng ở đây vẫn phủ một màu xanh yên bình, nhưng có lên tận nơi mới thấy, dưới những tán rừng xanh ấy, cây rừng đang "chảy máu" khi trên thân có những vết cắt, vết chặt chém.

Quan sát thực tế tại đây, phóng viên nhận thấy cả một khoảnh rừng lớn có hàng chục cây gỗ rừng tự nhiên (có những cây đường kính gốc khoảng 25-35 cm) bị chặt phá quanh thân cây vào sâu tận lõi. Một số cây nhỏ đã bị gãy đổ sau vài nhát chém, còn những cây to, lớn tuy không đổ, nhưng trên thân nhựa ứa ra từ những vết chặt chém.

Phóng viên Báo Người Lao Động ghi nhận thực tế gỗ rừng tự nhiên bị chặt phá tại thôn Điền Giang, xã Điền Lư, huyện Bá Thước, tỉnh Thanh Hóa hôm 21-8

Phóng viên Báo Người Lao Động ghi nhận thực tế gỗ rừng tự nhiên bị chặt phá tại thôn Điền Giang, xã Điền Lư, huyện Bá Thước, tỉnh Thanh Hóa hôm 21-8

Theo người dẫn đường, cây gỗ rừng bị kẻ xấu chặt sâu vào thân nhưng không chặt đứt hẳn nhằm mục đích để cho cây không còn nhựa sống, còi cọc và chết dần theo thời gian. Hơn nữa, việc không hạ cây đổ xuống sẽ qua mặt được lực lượng chức năng, vì khu vực rừng ở thôn Điền Giang toàn trên núi đá cao dựng đứng, lực lượng chức năng sẽ không lên kiểm tra nếu nhìn từ bên ngoài vẫn thấy rừng xanh.

"Mục đích của kẻ xấu không phải để lấy gỗ mà chúng muốn cho cây chết dần, chết mòn để rừng không còn phát triển xanh tốt, dần chuyển sang trạng thái rừng tự nhiên nghèo kiệt, đất trống, từ đó sẽ dễ bề xin chuyển đổi đất rừng nhằm thực hiện mục đích khác"- ông L.Đ.N., người dẫn đường, chia sẻ.

Người dân và chính quyền địa phương nhận định việc phá hoại rừng có mưu đồ xấu

Người dân và chính quyền địa phương nhận định việc phá hoại rừng có mưu đồ xấu

Không chỉ "triệt hạ" rừng bằng thủ đoạn tinh vi, kẻ xấu còn chặt hạ những cây rừng tự nhiên tại 2 điểm khác, cũng ở thôn Điền Giang. Điều bất thường là những cánh rừng tự nhiên bị chặt phá đều nằm sát công trường khai thác đá ngay bên dưới chân núi.

"Rừng tự nhiên sống trên núi đá rất lâu lớn, đây là những cây rừng tái sinh hàng chục năm nay, dân chúng tôi đều trân quý, bảo vệ khu rừng này vì nó ngay sát thôn xóm, nhưng gần đây thấy rừng bị phá, chúng tôi rất bất bình, có báo lên cấp trên nhưng sự vào cuộc chưa quyết liệt"- một người dân phản ánh.

Một cây trám rừng ứa nhựa khi bị chặt sâu vào thân

Một cây trám rừng ứa nhựa khi bị chặt sâu vào thân

Công an đang truy tìm thủ phạm

Trả lời Báo Người Lao Động về việc này, ông Nguyễn Đức Lục, Chủ tịch UBND xã Điền Lư, cho biết đã nắm được thông tin sự việc phá rừng tự nhiên và đã cho cán bộ xã phối hợp với kiểm lâm, công an kiểm tra khu vực xảy ra phá rừng, truy tìm kẻ xấu để làm rõ động cơ, mục đích. "Đây là rừng tự nhiên do UBND xã quản lý, trước đây chưa từng xảy ra phá rừng ở khu vực này. Đến thời điểm này, vẫn chưa tìm ra thủ phạm phá rừng, nhưng qua họp dân đề nghị tố giác tội phạm và nắm bắt từ cơ quan công an, chúng tôi được biết có mời 3 người nghi ngờ lên làm việc, hiện chưa có kết quả"- ông Lục nói.

Cũng theo ông Lục, cây rừng chỉ bị đốn hạ rồi để đó, chứ không lấy gỗ, vì thế địa phương nghi ngờ việc phá rừng có mục đích khác. "Đây là hành vi phá hoại rừng, bước đầu, chúng tôi nghi ngờ có người thuê phá rừng nhằm mục đích xấu. Tuy nhiên, để làm rõ động cơ, cần phải tìm được thủ phạm"- ông Lục nói.

Hàng chục cây gỗ rừng tự nhiên bị triệt hạ cho chết dần khiến người dân thôn Điền Giang bất bình.

Hàng chục cây gỗ rừng tự nhiên bị triệt hạ cho chết dần khiến người dân thôn Điền Giang bất bình.

Theo báo cáo của Hạt Kiểm lâm huyện Bá Thước, trong các ngày 9 và 10-8, đơn vị này đã phối hợp với UBND xã Điền Lư tiến hành kiểm tra tại lô 12, khoảnh 1, tiểu khu 298B (trạng thái rừng tự nhiên núi đá) do UBND xã Điền Lư quản lý, giáp ranh khu mỏ khai thác đá của Công ty CP đầu tư xây dựng Thiên Mã.

Tại khu vực này, lực lượng kiểm lâm phát hiện 40 cây gỗ tự nhiên (loài thông thường) bị khai thác trái pháp luật. Số cây rừng bị đốn hạ này có đường kính từ 8-25 cm, khối lượng khoảng 1,861 m3 (gỗ tròn), dấu vết chặt hạ là dùng dao, rìu, toàn bộ gỗ đang nằm ở hiện trường. Theo Hạt Kiểm lâm huyện Bá Thước, thời gian bị khai thác khoảng đầu tháng 8-2024.

Khoảnh rừng tự nhiên bị chặt hạ.

Khoảnh rừng tự nhiên bị chặt hạ.

Vị trí này đã được kiểm lâm kiểm tra, đánh dấu hôm 10-8.

Vị trí này đã được kiểm lâm kiểm tra, đánh dấu hôm 10-8.

Sau khi tiếp tục nhận được phản ánh của người dân về vị trí phá rừng mới, ông Lục cho biết ngày 21 và 22-8, UBND xã Điền Lư phối hợp với lực lượng kiểm lâm, công an đã vào hiện trường ghi nhận lại diện tích, số lượng cây bị chặt hạ và sẽ thông tin tới báo chí.

Ông Mai Hữu Phúc, Phó Chủ tịch UBND huyện Bá Thước, cho biết sau khi nhận được tin báo của nhân dân, huyện đã giao cho UBND xã Điền Lư phối hợp với công an điều tra, làm rõ, đến nay chưa có kết quả. "Huyện đã giao công an vào cuộc phối hợp với kiểm lâm và các lực lượng liên quan điều tra, truy tìm đối tượng để làm rõ mục đích"- ông Phúc cho hay.

Theo Bài-ảnh: Tuấn Minh (NLĐO)

Có thể bạn quan tâm

Lặng thầm nghề giám định pháp y

Lặng thầm nghề giám định pháp y

(GLO)- Trong hành trình phá án, đội ngũ bác sĩ và cán bộ giám định pháp y của Phòng Kỹ thuật hình sự (KTHS), Công an tỉnh Gia Lai đóng vai trò rất quan trọng. Tuy vất vả nhưng họ vẫn cần mẫn làm việc, góp phần đấu tranh phòng-chống tội phạm và giữ bình yên cuộc sống.

Đổi thay tích cực cho nghề nuôi biển: Tháo gỡ các nút thắt

Đổi thay tích cực cho nghề nuôi biển: Tháo gỡ các nút thắt

Với đường bờ biển dài, điều kiện tự nhiên thuận lợi, nguồn lợi thủy sản phong phú, Việt Nam sở hữu lợi thế lớn về nghề nuôi biển. Thời gian qua, Chính phủ đã ban hành các chính sách nhằm tháo gỡ những nút thắt, phát huy tiềm năng, hướng tới mục tiêu phát triển nghề nuôi biển hiện đại, bền vững.

Bắt chồng giữa đại ngàn

Bắt chồng giữa đại ngàn

Nằm nép mình dưới chân núi Voi hùng vĩ, thôn Đarahoa hiện có hơn 340 hộ dân sinh sống, trong đó 80% là đồng bào dân tộc K’Ho. Không chỉ nổi bật bởi khung cảnh đại ngàn thơ mộng, Đarahoa còn gìn giữ một trong những phong tục đặc sắc bậc nhất của người K’Ho, tục "bắt chồng".

Những bưu tá mang báo Đảng tới vùng biên

Những bưu tá mang báo Đảng tới vùng biên

(GLO)- Trong thời đại mà mỗi người đều có smartphone, mạng xã hội nhảy số từng giây, vẫn có những người đều đặn chờ báo giấy để đọc từng mục, gạch từng dòng. Vì lẽ đó, ở xã vùng sâu, xã biên giới, bưu tá vẫn lặng lẽ mang báo Đảng đến tay các cán bộ cơ sở, đảng viên, người có uy tín...

Bộ Tư lệnh Vùng 2 Hải quân tặng giấy khen cho các nhà báo, phóng viên hoàn thành chuyến thăm, chúc Tết cán bộ, chiến sĩ Nhà giàn DK1. Ảnh: N.Q

Tác nghiệp trên Nhà giàn DK1

(GLO)- Vượt qua hàng trăm hải lý để đến với Nhà giàn DK1 là một trải nghiệm không thể nào quên đối với người làm báo. Càng đặc biệt hơn đối với tôi khi đây là lần đầu tiên được đặt chân lên Nhà giàn DK1 tác nghiệp, để thấm thía thế nào là gian khó, thế nào là tự hào.

Nhớ thời làm báo trong kháng chiến

Nhớ thời làm báo trong kháng chiến

(GLO)- Trong kháng chiến, bên cạnh những người lính cầm súng chiến đấu còn có nhiều phóng viên chiến trường với “vũ khí” là chiếc máy ảnh, cuốn sổ tay, cây bút để ghi lại từng khoảnh khắc của lịch sử. Ông Nguyễn Đức Thanh và ông Lý Vĩnh Hoa là những nhà báo như vậy.

null