Bất thường - bình thường  

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Theo điều 83 của Hiến pháp nước CHXHCN Việt Nam và Luật tổ chức Quốc hội thì việc tổ chức kỳ họp bất thường của Quốc hội là một điều rất bình thường.

 

- Kỳ họp bất thường lần thứ 2, Quốc hội khoá XV, diễn ra sáng 5.1.2023. Ảnh: Phạm Thắng
 Kỳ họp bất thường lần thứ 2, Quốc hội khoá XV, diễn ra sáng 5.1.2023. Ảnh: Phạm Thắng


Cách đây 1 năm, kỳ họp bất thường lần thứ Nhất của Quốc hội khoá XV đã được tổ chức. Đây là lần đầu tiên Quốc hội tổ chức một kỳ họp bất thường và tổ chức họp trực tuyến cả kỳ họp.

Đó cũng là thời điểm đất nước gặp những khó khăn, thách thức mới gay gắt hơn do dịch bệnh COVID-19 diễn biến phức tạp, khó lường tại nhiều địa phương trong cả nước. Kỳ họp đã kịp thời đưa ra những quyết sách để hỗ trợ triển khai chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội; giải quyết những vướng mắc pháp lý cho đầu tư phát triển.

Từ thành công của kỳ họp thứ Nhất, hôm qua, 5.1, kỳ họp bất thường lần thứ 2 được khẳng định tiếp tục xem xét, quyết định những vấn đề cấp bách, cần thiết đáp ứng yêu cầu của cuộc sống.

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ khẳng định: “Kỳ họp bất thường lần này là hoạt động “bình thường”. Bình thường là bởi khi thực tiễn cuộc sống yêu cầu thì những quyết sách cần phải nhanh chóng ra đời để đảm bảo sự phát triển của xã hội, đảm bảo đời sống của người dân.

Sự “bình thường” của phiên họp “bất thường” cũng thể hiện trách nhiệm của Quốc hội, của các đại biểu Quốc hội với những vấn đề “nóng” của đất nước.

Và, cũng tại kỳ họp này, còn một nội dung từng được coi là bất thường, ít có tiền lệ. Đó là việc phê chuẩn miễn nhiệm 2 Phó Thủ tướng Chính phủ nhiệm kỳ 2021-2026 với ông Phạm Bình Minh và ông Vũ Đức Đam.

Đồng thời, Quốc hội cũng tiến hành phê chuẩn bổ nhiệm nhân sự Phó Thủ tướng Chính phủ nhiệm kỳ 2021 - 2026 đối với ông Trần Hồng Hà - Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường và ông Trần Lưu Quang - Bí thư Thành uỷ Hải Phòng.

Trên thực tế, việc xem xét cán bộ, kể cả cán bộ cấp cao đã trở thành hoạt động bình thường.

Mới đây, trong bài phỏng vấn Thông tấn xã Việt Nam dịp năm mới 2023, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nhắc đến các nghị quyết, quy định của T.Ư, Bộ Chính trị đều đã khẳng định chủ trương của Đảng là phát hiện bố trí cán bộ có đức có tài, dám nghĩ dám làm, bảo vệ khuyến khích cán bộ năng động sáng tạo, nhưng sẵn sàng xem xét, kỷ luật, thay thế cán bộ không đảm bảo năng lực, uy tín, có vi phạm.

Với phương châm “Có vào, có ra, có lên, có xuống” việc thay thế, bổ sung, phê chuẩn miễn nhiệm, bổ nhiệm nhân sự cấp cao là những chuyện bình thường. Bởi, đây là những việc Đảng, Chính phủ, Quốc hội đã, đang và sẽ tiếp tục thực hiện.

Không có gì bất thường ở một phiên họp mà tất cả cùng hướng đến mục đích: Vì sự phát triển của đất nước, vì sự no ấm và hạnh phúc của nhân dân.



https://laodong.vn/su-kien-binh-luan/bat-thuong-binh-thuong-1134959.ldo

Theo Hoàng Lâm  (LĐO)

Có thể bạn quan tâm

Vì một nền thương mại sạch

Vì một nền thương mại sạch

Lực lượng chức năng triệt phá các đường dây buôn lậu, kinh doanh hàng gian hàng giả với quy mô lớn; hàng loạt vụ vứt bỏ hàng hóa nghi hàng gian, hàng giả; nhiều người nổi tiếng, có ảnh hưởng trên mạng xã hội sa lưới luật pháp vì trốn thuế, kinh doanh hàng kém chất lượng…

Dân đồng tình ủng hộ, sao cán bộ lại tâm tư?

Dân đồng tình ủng hộ, sao cán bộ lại tâm tư?

(GLO)-Đó là câu hỏi mà Tổng Bí thư Tô Lâm đặt ra tại buổi làm việc với Đảng ủy MTTQ Việt Nam và các đoàn thể Trung ương vào sáng 23-6 khi có một bộ phận cán bộ băn khoăn, day dứt vì thực hiện sắp xếp các tổ chức Mặt trận, đoàn thể nói riêng và sắp xếp, sáp nhập bộ máy hệ thống chính trị nói chung.

Học kỹ, thi thật!

Học kỹ, thi thật!

Việc chuyển giao toàn bộ quy trình sát hạch, cấp, đổi bằng lái xe từ Bộ GTVT sang Bộ Công an, cụ thể là giao cho lực lượng CSGT đảm nhận, đánh dấu một bước ngoặt trong công tác quản lý người điều khiển phương tiện giao thông tại VN.

Phát huy sức mạnh văn hóa

Phát huy sức mạnh văn hóa

Khi các giá trị văn hóa, di sản và nghệ thuật tạo ra lợi nhuận nó không chỉ tự “nuôi sống” mình mà còn góp phần tạo thêm những nguồn lực mới, tác động tích cực đến các lĩnh vực khác của ngành công nghiệp văn hóa.

Thấy gì từ thu thuế đất tăng?

Thấy gì từ thu thuế đất tăng?

Số liệu của Bộ Tài chính cho biết, thu thuế từ nhà, đất đạt 198,3 nghìn tỉ đồng, tăng 105% so cùng kỳ 2024. Không chỉ bổ sung cho ngân sách một khoản quan trọng, đằng sau con số đột biến này còn rất nhiều vấn đề cần mổ xẻ thấu đáo để tạo điều kiện cho doanh nghiệp phát huy tối đa nội lực.

Trong dòng chảy báo chí cách mạng

Trong dòng chảy báo chí cách mạng

Trong dòng chảy tròn một thế kỷ của nền báo chí cách mạng Việt Nam, cái tên Thanh Niên luôn mang trên mình một sứ mệnh thiêng liêng; luôn khát khao, ước vọng đồng hành cùng dân tộc trên mọi chặng đường phát triển.

Cuộc đối thoại về niềm tin và nghĩa vụ

Cuộc đối thoại về niềm tin và nghĩa vụ

Nghị định 70/2025/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 1/6/2025 quy định: hộ kinh doanh có doanh thu trên 1 tỷ đồng/năm, hoạt động trong các lĩnh vực tiêu dùng trực tiếp như quán ăn, khách sạn, bán lẻ, vận tải... bắt buộc phải sử dụng hóa đơn điện tử từ máy tính tiền, kết nối trực tiếp với cơ quan thuế.

Hướng đến mục tiêu kép

Hướng đến mục tiêu kép

Tin tưởng, nhưng không ít trăn trở, âu lo là thông điệp được gửi gắm trong phát biểu của nhiều đại biểu Quốc hội tại phiên thảo luận về phát triển kinh tế-xã hội vào hôm qua 17-6.

100 năm đồng hành cùng dân tộc

100 năm đồng hành cùng dân tộc

(GLO)- Chúng ta tự hào đã có một nền Báo chí cách mạng với thế hệ những nhà báo-chiến sĩ vừa cầm bút, vừa cầm súng ở tuyến đầu, sẵn sàng hy sinh cho Tổ quốc, với hơn 500 nhà báo là liệt sĩ, nhiều nhà báo mang thương tật suốt đời nhưng vẫn không ngừng lao động, cống hiến cho đất nước, Nhân dân.

Cơ hội đột phá của ngành giáo dục

Cơ hội đột phá của ngành giáo dục

Phát biểu trước Quốc hội, Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Kim Sơn nhấn mạnh, ngày 16-6-2025 là một ngày rất đặc biệt đối với ngành giáo dục vì Quốc hội đã ấn nút thông qua Luật Nhà giáo. Đây là một sự kiện rất quan trọng đối với ngành giáo dục.

null