Bất ngờ với thực phẩm bệnh nhân ung thư được khuyên nên ăn

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Ăn uống đúng cách đóng vai trò quan trọng trong việc ngăn ngừa ung thư.

Bệnh nhân ung thư thường được khuyên nên bổ sung nấm vào chế độ ăn uống do những lợi ích sức khỏe tiềm ẩn của chúng, theo tờ Times of India.

Mặc dù chế độ ăn không thể thay thế việc điều trị, nhưng một số hợp chất có trong nấm có đặc tính đặc biệt có thể hỗ trợ rất nhiều cho bệnh nhân ung thư.

Một số loại nấm, như nấm hương (còn gọi là nấm đông cô) và nấm maitake, có khả năng ức chế sự phát triển của ung thư. Ảnh: SHUTTERSTOCK

Một số loại nấm, như nấm hương (còn gọi là nấm đông cô) và nấm maitake, có khả năng ức chế sự phát triển của ung thư. Ảnh: SHUTTERSTOCK

Điều hòa miễn dịch

Một trong những lý do chính là nấm có tác dụng điều hòa miễn dịch. Nấm có chứa beta-glucans, một loại polysaccharide có tác dụng tăng cường phản ứng của hệ miễn dịch.

Ở những bệnh nhân ung thư phải hóa trị hoặc xạ trị, hệ thống miễn dịch có thể bị suy yếu. Kết hợp nấm vào chế độ ăn uống có thể giúp tăng cường cơ chế bảo vệ tự nhiên của cơ thể.

Có đặc tính chống viêm

Viêm mạn tính thường liên quan đến ung thư và góp phần vào sự tiến triển của bệnh. Một số loại nấm như nấm linh chi và maitake (Nhật), có đặc tính chống viêm. Những loại nấm này chứa các hoạt chất sinh học như triterpenoid và polysaccharides có thể giúp giảm viêm. Từ đó tạo ra môi trường bất lợi cho sự phát triển của ung thư.

Giàu chất chống oxy hóa

Nhờ khả năng chống oxy hóa, nấm cũng có thể bảo vệ các tế bào khỏe mạnh khỏi căng thẳng oxy hóa. Ảnh: SHUTTERSTOCK

Nhờ khả năng chống oxy hóa, nấm cũng có thể bảo vệ các tế bào khỏe mạnh khỏi căng thẳng oxy hóa. Ảnh: SHUTTERSTOCK

Nấm rất giàu chất chống oxy hóa, giúp trung hòa các gốc tự do, từ đó giảm tổn hại tế bào và ngăn chặn ung thư.

Nhờ khả năng chống oxy hóa, nấm cũng có thể bảo vệ các tế bào khỏe mạnh khỏi căng thẳng oxy hóa.

Giúp cơ thể ứng phó với căng thẳng

Đa số bệnh nhân ung thư phải đối mặt với căng thẳng, nấm có thể hỗ trợ giải tỏa căng thẳng.

Một số loại nấm như nấm linh chi và đông trùng hạ thảo là "tác nhân chống căng thẳng". Đây là những chất có thể giúp cơ thể ứng phó với các tác nhân gây căng thẳng, giúp đưa cơ thể trở lại trạng thái cân bằng ổn định.

Ức chế sự tiến triển của ung thư

Sự hình thành mạch máu mới đóng vai trò trong sự phát triển và lan rộng của các khối u. Một số loại nấm, như nấm hương (còn gọi là nấm đông cô) và nấm maitake, có khả năng ức chế sự hình thành mạch máu mới. Những phát hiện cho thấy một số hợp chất trong nấm có thể cản trở việc cung cấp máu cho khối u, hạn chế khả năng phát triển của chúng, theo Times of India.

Một số loại nấm như nấm linh chi và maitake (Nhật), có đặc tính chống viêm, từ đó tạo ra môi trường bất lợi cho sự phát triển của ung thư. Ảnh: SHUTTERSTOCK

Một số loại nấm như nấm linh chi và maitake (Nhật), có đặc tính chống viêm, từ đó tạo ra môi trường bất lợi cho sự phát triển của ung thư. Ảnh: SHUTTERSTOCK

Giàu chất dinh dưỡng

Bệnh nhân ung thư thường phải đối mặt với sự thiếu hụt dinh dưỡng do tác dụng phụ của điều trị hoặc chán ăn, ăn nấm là cách thuận tiện để họ bổ sung chất dinh dưỡng.

Nấm là nguồn thực phẩm ít calo, giàu chất dinh dưỡng, chứa nhiều vitamin và khoáng chất.

Cải thiện hệ vi sinh vật đường ruột

Hệ vi sinh vật đường ruột đóng vai trò quan trọng đối với sức khỏe tổng thể, kể cả chức năng miễn dịch.

Một số loại nấm, như nấm hương và nấm maitake, có chứa chất xơ và thức ăn cho lợi khuẩn đường ruột, giúp duy trì hệ vi sinh vật đường ruột cân bằng và đa dạng. Điều này rất cần cho sức khỏe tổng thể, nhất là ở bệnh nhân ung thư.

Có thể bạn quan tâm

Ăn kiêng thịt động vật, sao mỡ máu vẫn cao?

Ăn kiêng thịt động vật, sao mỡ máu vẫn cao?

Việc kiêng cữ trong ăn uống với người mỡ máu cao không chỉ là giảm chất béo, thịt động vật mà cần xây dựng chế độ ăn uống cân bằng, giảm lượng đường, tinh bột nhanh từ trái cây, các loại bánh ngọt, hạn chế bia rượu...