Bật cười với những hình ảnh về ông bố qua lời văn miêu tả của các con

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Bố "rất đẹp trai, mũi lợn, mồm rộng, mắt híp hay hàng ngày bố chỉ đi kiếm tiền rồi về nằm ườn ra đấy... là những câu văn miêu tả về bố được trẻ nhỏ đưa vào bài văn.

 

Ảnh minh họa.
Ảnh minh họa.



Trẻ em luôn thật thà vì thế mọi thứ trong mắt con trẻ luôn được miêu tả một cách chân thật nhất. Thế nên, khi được cô giáo yêu cầu tả về bố, bằng cảm xúc của mình, các em đã nhanh chóng kể lại về bố một cách chân thật và sinh động nhất.

Mới đây, một dân mạng đã đăng lên facebook bài văn tả bố của một học sinh tiểu học. Không biết bên ngoài bố bé thế nào nhưng khi vào văn thì ông bố trở nên hài hước và khiến người khác chẳng nhịn nổi cười.

"Nhà em có nuôi một ông bố. Bố em 35 tuổi. Bố em rất đẹp trai: mũi lợn, mồm rộng, mắt híp.

Bố em rất giỏi, làm ba việc một lúc, bố vừa đi vệ sinh, vừa xem điện thoại vừa hút thuốc lá. Ở nhà, bố cãi mẹ như chém chả. Bố cũng nấu cơm giúp mẹ. Ăn xong bố cũng thích rửa bát. Bố trồng một vườn hoa hồng rất đẹp để tặng mẹ.

Bố bảo mẹ em phúc mười đời mới lấy được bố. Bố dạy em học, đi xe đạp, thả diều. Em yêu bố em".


 

 Ông bố có tên Đỗ Mạnh Hà dưới đây sau khi đọc bài văn của con chắc chắn phải kiểm điểm lại mình vì quá lười.
Ông bố có tên Đỗ Mạnh Hà dưới đây sau khi đọc bài văn của con chắc chắn phải kiểm điểm lại mình vì quá lười.



Hay bài văn: "Nhà em có nuôi một ông bố tên là Đỗ Mạnh Hà. Hàng ngày bố chỉ đi kiếm tiền rồi về nằm ườn ra đấy. Đến bà to nhất vẫn phải làm việc còn bố là người duy nhất không làm việc.

Lúc ăn cơm gọi mấy lần cũng chưa lên còn bảo đợi tao tí. Lúc ăn cơm xong cả gia đình cùng dọn, bố chả dọn rồi xuống chat Zalo với học sinh. Em bé còn phải đút xoài cho bố. Từ nay em không làm osin nữa. Em rất yêu vừa chứ không yêu lắm".

Còn đây là nguyên văn bài 'tả thực' về bố: "Bố tôi tên là Nguyễn Trọng Hùng. Bố tôi 33 tuổi. Bố tôi rất lười và hay uống bia, rượu. Bố tôi khiến mẹ tôi mệt mỏi vì cái tội lười và ham chơi. Thế nên tôi mới không thích bố tôi vì quá lười'.

"Em có một bố, bố em tên là Nguyễn Quốc Thịnh. Bố em năm nay 35 tuổi. Bố em làm nghề bán thú y. Bố thường trêu mẹ và con với cả đánh bài. Bố thích ăn nhất là hoa quả. Bố thường ngủ dậy lúc 7h60.

Ở nhà bố thường nấu cơm, quét nhà, lau bàn. Sở thích của bố là đánh bài, đi chơi, ăn cơm quán, ngủ. Bố không thích: làm việc. Và em cũng hơi yêu bố của em".

Còn bài văn đôi ba dòng của học sinh này kể rằng nhà nghèo đáng thương nhưng ai cũng phải bật cười: "Cha em là người rất yêu động vật, đặc biệt là loài chó. Loài chó nào ba em cũng yêu quý và cưng chiều. Nhưng do hoàn cảnh gia đình nghèo quá nên bố em không đủ tiền mua cả con mà chỉ mua từng cân một. Em thương ba em lắm".

H.N (T/H, LĐO)

Có thể bạn quan tâm

Nhân lên niềm hạnh phúc trong mỗi nếp nhà

Nhân lên niềm hạnh phúc trong mỗi nếp nhà

(GLO)- Hạnh phúc không phải là đích đến mà là hành trình chúng ta đi qua mỗi ngày. Khi ta biết cách nhân lên niềm hạnh phúc, cuộc sống trở nên ý nghĩa, nhẹ nhàng và đáng sống hơn. Đó là cách mà nhiều gia đình đang tạo lập cũng như chung tay gìn giữ.

Những cô gái gồng gánh gia đình qua biến cố

Những cô gái gồng gánh gia đình qua biến cố

Trong cuộc sống, không ít lần chúng ta chứng kiến những cô gái tưởng chừng yếu đuối, nhưng lại trở thành trụ cột vững chãi cho gia đình khi biến cố ập đến. Đối mặt với khó khăn, bằng nghị lực phi thường, họ xây dựng tương lai cho những người thân yêu.

Ảnh minh họa: GOLDYNGOC

“Không đâu bằng về nhà”

(GLO)- Chiếc xe vừa chớm tới đèo An Khê, một hành khách bật thốt lên: “Tới đèo An Khê cũng coi như về tới nhà, thật nhẹ hết người!”. Câu nói đã nhận được sự đồng tình của nhiều người khác: “Ừ, đúng vậy”, “Mình cũng thấy thế”, “Không đâu bằng về nhà”...

Chư Păh nỗ lực ngăn chặn tình trạng tảo hôn

Chư Păh nỗ lực ngăn chặn tình trạng tảo hôn

(GLO)- Thực hiện Tiểu dự án 2-Dự án 9 thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi giai đoạn 2021-2025, huyện Chư Păh (tỉnh Gia Lai) đã triển khai nhiều giải pháp nhằm ngăn chặn tình trạng tảo hôn trên địa bàn.