Bảo tàng Đak Lak - Không gian lịch sử, văn hóa Tây Nguyên

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Tọa lạc ngay trung tâm thành phố Buôn Ma Thuột, Bảo tàng Đak Lak được ví như một Tây Nguyên thu nhỏ với hơn 9.000 m2 và khuôn viên  cây xanh mát mẽ giữa lòng phố thị. Nơi đây luôn là địa chỉ đỏ thu hút đông đảo khách trong và ngoài nước bởi lối kiến trúc độc đáo cũng như không gian lịch sử, văn hóa của vùng đất Tây Nguyên huyền thoại.

Bảo tàng Đak Lak được thiết kế theo mô phỏng kiến trúc nhà dài truyền thống của đồng bào dân tộc Ê Đê. Ảnh: Bá Thăng
Bảo tàng Đak Lak được thiết kế theo mô phỏng kiến trúc nhà dài truyền thống của đồng bào dân tộc Ê Đê. Ảnh: Bá Thăng

Đến với Bảo tàng Đak Lak, du khách sẽ được mục sở thị một không gian thu nhỏ của núi rừng Tây Nguyên hùng vĩ, được thiết kế theo mô phỏng kiến trúc nhà dài truyền thống của đồng bào dân tộc Ê Đê - dân tộc chiếm số lượng đông nhất Đak Lak.

Với chiều dài 130 mét, rộng gần 65 mét, trên 9.200 mét vuông. Hiện nay, Bảo tàng đang lưu giữ gần 13.000 hiện vật quý hiếm, trong đó có hơn 2.000 hiện vật văn hóa dân tộc, 4.000 phim, ảnh tư liệu và trên 6.000 hiện vật thuộc lĩnh vực khảo cổ học và lịch sử. Không gian rộng lớn này được bố trí thành 3 không gian trưng bày với 3 phần nội dung lớn, gồm đa dạng sinh học, văn hóa dân tộc và lịch sử.

Bước vào trong, ngay ở khu giữa du khách sẽ bị mê hoặc ngay bởi sự đa dạng sinh học, bởi không gian này trưng bày rất nhiều hiện vật, hình ảnh về hệ sinh thái và thổ nhưỡng của Tây Nguyên như các loại rừng và các loại thuốc dân gian; nhiều động vật như gấu chó, báo, chồn bay...; khu sinh thái thì có hồ Lắk, thác Đray Nur; đất đỏ bazan, đất sét, đất xám... hay những vạt cây cà phê và cao su rậm rạp.


 

Ảnh: Bá Thăng
Ảnh: Bá Thăng

Chưa hết sự ngỡ ngàng ở khu giữa, nhìn sang bên trái du khách sẽ được cảm nhận về cuộc sống gần gũi của các dân tộc thiểu số. Khu này là văn hóa dân tộc, không gian trưng bày hiện vật, hình ảnh về đời sống, sinh hoạt của con người Tây Nguyên tiêu biểu là người Ê Đê bản địa và các dân tộc thiểu số khác nơi đây với các dụng cụ như gùi trong nông nghiệp; thuyền độc mộc, giỏ, lao để săn bắn hái lượm; những ghế dài, bếp lửa, hay đồ trang sức có mặt ở tất cả các ngôi nhà dài. Không chỉ vậy, du khách sẽ say mê bởi bộ trang phục của già làng, thầy cúng, những đồ dệt thổ cẩm, dệt chiếu...; những chiếc cồng chiêng của người Ê Đê, Jrai và những chóe rượu cần đủ mọi kích cỡ...

Nhìn sang khu bên phải là không gian lịch sử, trưng bày hiện vật, hình ảnh về vật dụng của người cổ đại, vũ khí chiến đấu phục vụ trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ. Hình ảnh ốc hóa thạch, những chén đĩa cổ và các dụng cụ trong sinh hoạt thời kháng chiến; các hình ảnh và tư liệu về các chiến dịch trong cuộc kháng chiến giải phóng dân tộc.

Một trong những nét riêng biệt đó là hiện Bảo tàng Đak Lak là một trong những bảo tàng tiên phong ở Việt Nam sử dụng nhiều ngôn ngữ trong trưng bày, như tiếng Việt, tiếng Pháp, tiếng Anh và tiếng Ê Đê. Bên cạnh đó, Bảo tàng còn sử dụng cả ngôn ngữ của các dân tộc khác trong tên gọi những hiện vật của chính họ. Điểm nhấn nữa đó là Bảo tàng Đak Lak đang thử nghiệm trưng bày theo quan niệm bảo tàng học tiên tiến và phương pháp trưng bày hiện đại. Hệ thống thông tin được chuyển tải qua các bài giới thiệu, các chú thích, ảnh, phim...


 

Không gian trưng bày với sự đa dạng sinh học, văn hóa dân tộc và lịch sử. Ảnh: Bá Thăng
Không gian trưng bày với sự đa dạng sinh học, văn hóa dân tộc và lịch sử. Ảnh: Bá Thăng
Bảo tàng Đak Lak được thành lập từ năm 1976, đến năm 2008 được tỉnh Đak Lak đầu tư xây dựng mới và khánh thành vào năm 2011 là một sự kiện rất có ý nghĩa trong đời sống văn hóa-xã hội của tỉnh Đak Lak nói riêng và Tây Nguyên nói chung, thể hiện sinh động chính sách dân tộc và sự quan tâm đến mục tiêu bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa của Đảng và Nhà nước Việt Nam. Bảo tàng Đak Lak được xây dựng mới cả về nội dung lẫn hình thức để xứng tầm với lịch sử lâu đời và nền văn hóa phong phú, đa dạng của địa phương, với địa danh Buôn Ma Thuột nổi tiếng - thành phố trung tâm khu vực Tây Nguyên.

Với việc tôn trọng hiện vật gốc, Bảo tàng Đak Lak đã xây dựng hình ảnh của mình mang phong cách một bảo tàng hiện đại nhưng vẫn đậm chất truyền thống dân tộc. Đến với Bảo tàng Đak Lak du khách sẽ có cái nhìn toàn cảnh lịch sử phát triển, những giá trị văn hóa độc đáo của con người, thiên nhiên của vùng cao nguyên hoang dã từ thời kỳ đồ đá cho đến nay, qua đó phản ánh những đặc trưng của vùng đất Tây Nguyên đầy nắng gió. Hiện tại nơi đây đang là là một điểm tham quan thú vị của du khách trong và ngoài nước khi đến với thành phố Buôn Ma Thuột.

Bá Thăng

Có thể bạn quan tâm

Bên dòng Đăk Bla

Bên dòng Đăk Bla

Sông Đăk Bla thường được gọi với tên gọi “Dòng sông chảy ngược” cùng những truyền thuyết, thần thoại. Thế nhưng, không chỉ có sự độc đáo và bí ẩn đầy hấp dẫn, Đăk Bla còn là dòng sông mang lại sự trù phú, ấm no với những bãi bồi xanh mướt cây trồng và tiềm năng kinh tế du lịch đang được “đánh thức”.

Chùm ảnh: Ruộng bậc thang Kon Tu Rằng vào mùa lúa chín

Infographic Chùm ảnh: Ruộng bậc thang Kon Tu Rằng vào mùa lúa chín

Vào tháng 6 hàng năm, những thửaruộng bậc thang thôn Kon Tu Rằng (xã Măng Cành, huyện Kon Plông) bắt đầu chín rộ. Những thửa ruộng bậc thang vàng rực, trải dài ven các triền núi xanh ngát xuống bờ sông Đăk Bla khiến khung cảnh nơi đây trở nên tuyệt đẹp, thu hút đông đảo du khách đến thưởng ngoạn.

Rượu ghè men lá H'nham

Rượu ghè men lá H'nham

Đặt trên bàn những ghè rượu mới ủ, các chị em trong tổ liên kết nấu rượu ghè và dệt thổ cẩm ở phường Trường Chinh (thành phố Kon Tum) giới thiệu rất hấp dẫn về sản phẩm mình làm ra: Một thức uống với chất men cực kỳ độc đáo, không giống với loại men ở bất cứ nơi nào.

Vận hành thử nghiệm hoạt động chính quyền cấp xã mới tại Lâm Đồng vào ngày 23/6

Vận hành thử nghiệm hoạt động chính quyền cấp xã mới tại Lâm Đồng vào ngày 23-6

Việc vận hành thử nghiệm đối với các đơn vị hành chính cấp xã được chọn nhằm đánh giá trực quan để rút kinh nghiệm, kịp thời điều chỉnh nếu có khó khăn, vướng mắc; bảo đảm hoạt động của tất cả 124 đơn vị hành chính cấp xã thuộc tỉnh Lâm Đồng mới thông suốt, khi chính thức hoạt động từ ngày 1-7.

Kết nối rừng và biển

Kết nối rừng và biển

Cùng với việc sáp nhập tỉnh, câu chuyện giao thông kết nối biển - rừng giữa các tỉnh Nam Tây nguyên với khu vực Duyên hải Nam Trung bộ cũng rất được người dân quan tâm, với mong mỏi có thể sớm "sáng uống cà phê ở rừng chiều tắm biển".

Hỏi cây K'nia

Hỏi cây K'nia

Nhà nghiên cứu văn hóa dân gian Nguyễn Quang Tuệ, người có vốn hiểu biết đáng nể về Tây Nguyên, vừa gặp tôi và than: "Em đang tìm làm một vệt clip về cây K'nia mà giờ khó tìm quá, hầu như đã hết".

null