Bao giờ hết khổ vì SIM rác!?

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Những ngày qua, không ít người dùng điện thoại di động lại lo lắng mất thời gian khi nghe tin các nhà mạng sắp triển khai chiến dịch rà soát người đứng tên từ 4 SIM trở lên dành cho thiết bị di động, nhằm đảm bảo SIM được sử dụng đúng người đã đăng ký.

Tất nhiên, việc "càn quét" SIM rác thì hầu hết người dân đều ủng hộ, bởi tai hại do SIM rác gây ra thuộc dạng "biết rồi, khổ lắm nói mãi". Nhưng bên cạnh các rủi ro và tai hại do SIM rác gây ra, các quản lý và loại bỏ SIM rác cũng khiến không ít người dùng điện thoại di động (ĐTDĐ) thông thường bị "khổ" lây. Trong những năm qua, song hành các đợt "càn quét" SIM rác, nhiều người dùng ĐTDĐ đã phải không ít lần "rồng rắn xếp hàng" để đăng ký thông tin nhằm chứng minh SIM chính chủ, rồi cập nhật chuẩn hóa dữ liệu thuê bao.

Lần này là rà soát người đứng tên từ 4 SIM trở lên. Trong khi đó, việc 1 người sử dụng nhiều hơn 1 chiếc ĐTDĐ đang ngày càng phổ biến, kèm theo đó còn có thể là SIM để kết nối internet cho máy tính bảng, laptop nhằm hạn chế rủi ro khi dùng wifi lạ. Rồi SIM còn được sử dụng trong nhiều phương tiện khác từ ô tô đến đồng hồ thông minh… Giữa kỷ nguyên số hiện nay, SIM càng trở nên quan trọng vì là "cửa ngõ" kết nối internet. Chính vì thế, số người thuộc nhóm đứng tên 4 SIM trở lên có lẽ không ít.

Trong khi đó, dù người dùng ĐTDĐ bao lần bị khổ lây nhưng kết quả của các chiến dịch "càn quét" SIM rác dường như vẫn chưa bao giờ như mong muốn. Mới năm ngoái, một chiến dịch rầm rộ được triển khai với bao thành tích được công bố, rồi hứa hẹn này kia. Nhưng nghịch lý là đến nay, tình trạng cuộc gọi rác lẫn tin nhắn rác vẫn tồn tại. Và rồi nhà mạng lại sắp "ra quân càn quét".

Dư luận, truyền thông lẫn giới chuyên gia đã không ít lần chỉ ra tình trạng SIM rác do lỗi quản lý hệ thống phân phối và kiểm soát của nhà mạng. Thế nhưng, hơn 10 năm qua, việc "khai tử" SIM rác gần như chưa thực sự có tín hiệu đủ sức thuyết phục nào. Chính vì thế, người dùng ĐTDĐ vẫn tiếp tục bị làm phiền, gặp rủi ro từ SIM rác và cả mệt mỏi, mất thời gian vì chính các biện pháp siết chặt SIM rác. Rồi những khoản phạt lên đến hàng trăm triệu cũng bị cho là chẳng là gì so với nguồn lợi mà nhà mạng có được từ SIM trả trước - loại SIM được cho là trở thành SIM rác nhiều nhất. Nhà mạng quản lý kiểu gì mà như phản ánh trên Thanh Niên ngày 20.3, đại diện Bộ TT-TT cho biết nhiều SIM hiện nay không có ảnh chụp của chủ thuê bao, thậm chí có nhiều trường hợp hình ảnh chủ thuê bao là người… cởi trần.

Sự thiếu trách nhiệm hay quản lý kém hiệu quả của các nhà mạng là không thể chối cãi. Thực tế đó là không thể chấp nhận được, bởi sao người dùng đã tốn tiền trả cho nhà mạng rồi còn bị làm phiền, còn bị khổ vì chính trách nhiệm của nhà mạng. Đã đến lúc, Bộ TT-TT cần có những biện pháp trừng phạt nặng hơn nữa với các nhà mạng, chứ có lẽ những khoản phạt vài trăm triệu cũng không hiệu quả. Có thế, người dùng ĐTDĐ mới hết khổ vì SIM rác.

Có thể bạn quan tâm

Xe dù chui lọt lỗ kim

Xe dù chui lọt lỗ kim

Những năm qua, lực lượng chức năng cũng như các ban ngành hữu trách đã đề ra một số biện pháp nhằm dẹp bỏ loại 'xe dù, bến cóc', nhất là tại khu vực trung tâm, thì căn bệnh trầm kha này lại 'di căn' ra đến khu vực đường dẫn cao tốc.

Số hóa toàn diện, tinh gọn bộ máy

Số hóa toàn diện, tinh gọn bộ máy

Khi gợi mở các định hướng chiến lược đưa đất nước bước vào kỷ nguyên mới, Tổng Bí thư Tô Lâm không ít lần khẳng định phải xây dựng xã hội số, số hóa toàn diện hoạt động quản lý nhà nước; cung cấp dịch vụ công trực tuyến mức độ cao.

Tiền số, quản sớm để thêm nguồn lực

Tiền số, quản sớm để thêm nguồn lực

Dù chưa có những quy định cụ thể về tài sản kỹ thuật số nhưng công nghệ số liên quan thì chúng ta không cấm. Tình trạng không cấm nhưng không quản tiền số không chỉ lãng phí một khoản không nhỏ cho ngân sách, mà còn gây nhiều hệ lụy cho đời sống người dân suốt mấy năm qua.

Tạo xung lực mới cho phát triển

Tạo xung lực mới cho phát triển

Cải cách bộ máy hành chính nhà nước sao cho tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả là vấn đề đã được Đảng quan tâm rất nhiều và rất sớm, ngay từ Đại hội Đảng lần thứ VI vào năm 1986. Nhưng cũng phải bắt đầu từ năm 1994, công cuộc cải cách này mới được triển khai với quy mô lớn.